Bitcoin được coi là tài sản tại Thẩm Quyến (Trung Quốc). Ảnh: UTB.
“Tòa án Thẩm phán quốc tế Thâm Quyến đã phán quyết một trường hợp liên quan đến tiền điện tử. Bên trong bản án: Pháp luật Trung Quốc không cấm sở hữu hoặc giao dịch tiền điện tử, mà nên được bảo vệ bởi pháp luật vì tính chất tài sản và giá trị kinh tế.”
Katherine Wu- một nhà nghiên cứu tiền điện tử tại Messari cho biết lý do đằng sau quyết định của Tòa án Thâm Quyến trong việc chấp nhận Bitcoin là tài sản. Về bản chất, Wu giải thích rằng “do bản chất phi tập trung của Bitcoin là cung cấp tính tự do tài chính và mang đến giá trị kinh tế cho chủ sở hữu, ngoài ra bitcoin có thể được kiểm soát bởi chủ sở hữu. Một điều quan trọng khác là bitcoin không vi phạm bất kỳ luật lệ nào ở Trung Quốc. Vì thế nó đươc chấp nhận là tài sản”
Như vậy, Tòa án Thẩm phán quốc tế Thâm Quyến nhấn mạnh rằng bất kể tính hợp pháp của Bitcoin và các đồng tiền điện tử khác, thì việc lưu thông và thanh toán không phải là bất hợp pháp. Điều đó có nghĩa là người bán có thể tự do chấp nhận tiền điện tử như là một phương thức thanh toán mà không vi phạm pháp luật tại địa phương. Khi xem xét lập trường lạc quan của Trung Quốc đối với công nghệ blockchain và những nhận xét tích cực về lĩnh vực của các cơ quan chính phủ, rõ ràng chính phủ Trung Quốc đã đặt lệnh cấm buôn bán tiền điện tử để ngăn chặn sự mất giá của đồng nhân dân tệ trong nước và còn để hạn chế đầu cơ trên thị trường.
Nhưng, nhìn chung, Trung Quốc vẫn mở cửa cho tiền điện tử được lưu thông và việc sử dụng blockchain để cải thiện cơ sở hạ tầng hiện có và giải quyết các vấn đề liên quan như phần mềm và dữ liệu vẫn đang là ưu tiên hàng đầu. Tú Linh/Theo CCN