(CLO) Tháp cổ Vĩnh Hưng nằm ở tỉnh Bạc Liêu. Đây là một địa danh du lịch trọng điểm của tỉnh, nổi tiếng với kiến trúc tháp cổ thuộc nền văn hóa Óc Eo còn sót lại tại khu vực Nam Bộ.
Tháp cổ Vĩnh Hưng thuộc địa phận ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Năm 1992, tháp được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Tháp cổ Vĩnh Hưng cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 20km, có cung đường di chuyển khá thuận lợi, vì vậy du khách có thể tới tham quan và đi về trong ngày. Để đến nơi đây, du khách có thể đi thẳng đường quốc lộ 1A, hướng từ Bạc Liêu tới Cà Mau khoảng chừng 5km, sau đó đi về phía cầu Sập, rồi di chuyển dọc theo lối chợ Vĩnh Hưng là đến tháp.
Tháp cổ này được những chuyên gia khảo cổ nghiên cứu và tìm hiểu ngay từ khi mới phát hiện ra. Nơi đây chính là kiến trúc tháp thuộc nền văn hóa Óc Eo duy nhất còn sót lại ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả của công tác khai quật tại tháp cổ Vĩnh Hưng cũng thu được rất nhiều hiện vật quan trọng như tượng đá, đồ sinh hoạt bằng đồng, đồ gốm hay đá quý... Tất cả đều cho thấy, tháp cổ này đã tồn tại trong một giai đoạn lịch sử khá dài, khoảng từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII sau công nguyên.
Tháp được xây dựng trên một khu đất có diện tích khá lớn, khoảng 100m2, chiều cao tháp cổ cao hơn mặt ruộng xung quanh khoảng 50m. Tháp cao khoảng 8,2m (tính từ nền tháp). Phần tường chân tháp dày khoảng 1,8 m, càng lên cao tường càng mỏng dần, phần mái tường được thiết kế dốc dần lên phía đỉnh tháp tạo thành hình vòm cuốn. Phần cửa tháp quay về hướng tây nam, khác với tháp cổ Bình Thạnh Tây Ninh và các tháp cổ khác của người Chăm ở miền trung, các tháp này thường có phần cửa chính quay về hướng đông.
Vì tháp cổ Vĩnh Hưng đã tồn tại hàng nghìn năm tuổi, trải qua biết bao nắng mưa và thăng trầm của lịch sử nên phía bên ngoài tháp đã bị rong rêu vây kín và bong tróc khá nhiều. Trong quá trình khảo sát, các nhà khảo cổ học đã nhận thấy phần chân tháp được xây bằng gạch đỏ, từ độ cao 4,15m trở lên, những người thợ xây dựng đã lót thêm một lớp gạch màu trắng xám có kích thước lớn hơn, và trọng lượng nhẹ hơn gạch đỏ ở phía dưới.
Các vật liệu chính xây nên tháp Vĩnh Hưng chủ yếu là gạch, ngói và đá, đặc biệt là các loại gạch hình chữ nhật. Người Khmer cổ đã kết hợp những vật liệu vô cùng khéo léo trong quá trình xây dựng, tạo nên kiến trúc tháp vừa đẹp, vừa chắc chắn. Gạch nung của tháp gắn kết với nhau rất đều, không hề lộ kẽ hở. Những người thợ đã sử dụng một loại keo được làm bằng thực vật để kết dính các viên gạch với nhau mà không cần dùng đến các vật liệu xây dựng như xi măng hay vôi vữa như bây giờ.
Bạn Nguyễn Minh Đức, du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: “Mình là một người rất thích chụp ảnh và khám phá nên đã ghé thăm tháp cổ Vĩnh Hưng. Đến nơi đây, mình đã rất bất ngờ vì kiến trúc của tháp rất độc đáo, những viên gạch đỏ ở đây lên hình rất đẹp. Mình chụp ảnh vào buổi chiều muộn, khi mặt trời dần xuống núi, ánh nắng vàng nhạt hắt lên tháp khiến khung cảnh nơi đây càng thêm đẹp và tráng lệ.’’
Nhiều hiện vật còn sót lại trong tháp và những công trình gạch đá xung quanh cho thấy chúng có nguồn gốc liên quan đến Phật Giáo. Phía đỉnh tháp được xây thành hình vòm cuốn. Điều kỳ lạ được các nhà khảo cổ học phát hiện ra khi nghiên cứu địa chất tại khu vực này là toàn bộ phần thân tháp khá nặng, có tải trọng lớn nhưng lại được xây dựng trên một khu vực đất khá yếu. Những người thợ xưa đã khéo léo sử dụng phương pháp làm móng dàn trải trên một khu đất rộng để chống sụt lún. Điều này giúp tháp luôn được vững chãi qua thời gian, chỉ có một số hư hại không đáng kể.
Theo nhiều nghiên cứu khảo cổ được thực hiện quanh tháp Vĩnh Hưng thì năm 1911, ông Lunet de Lajonquiere - một học giả người Pháp, cũng chính là người tìm thấy và đặt cho tháp cái tên Trà Long. Vào năm 1917, ông Henri Parmentier - một nhà khảo cổ học khác đã tiếp tục tìm hiểu và công bố kết quả khảo cổ trên tập san của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp với tên gọi là tháp Lục Hiền.
Mãi cho đến tháng 5 năm 1990, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh mới đến khảo sát và họ đã tìm thấy một số hiện vật độc đáo của nền văn hóa Óc Eo như tượng đá sa thạch, bàn nghiền, đồ gốm,... Trong số này có tấm bia cổ được tìm thấy trong chùa Phước Bửu Tự nằm cạnh tháp, trên có khắc tiếng Phạn đã ghi rõ thời gian xây dựng tháp Vĩnh Hưng vào khoảng năm 814, tương ứng với năm 892 sau công nguyên, đặc biệt trên tấm bia còn khắc tên của nhà vua Yacovan-Man (thế kỷ thứ IX).
Để làm rõ giá trị của một di tích cấp quốc gia, công tác tôn tạo, trùng tu di tích tháp Vĩnh Hưng đã được thực hiện trong những năm 2002 và 2011. Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ Quốc gia đã phối hợp cùng Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu tiến hành khai quật khu vực xung quanh tháp, từ đó đã phát hiện thêm một số di vật có giá trị như tượng Nữ thần, nhiều hiện vật gốm sử dụng trong sinh hoạt, đặc biệt là bộ tượng đồng được chạm khắc tinh xảo, xứng danh "bảo vật quốc gia".
Những người làm công tác tôn tạo tại đây cho biết, họ phải ra tận miền Đông tìm đất mang về nung thành những viên gạch để phục chế những chỗ di tích đã bị bào mòn, hư hỏng theo sự thay đổi của thời gian.
Chị Nguyễn Hồng Uyên, một du khách đến từ Tuyên Quang chia sẻ: "Khi đến thăm tháp cổ này, ngay từ khi mới bước vào, tôi nhận thấy rõ được sự bí ẩn, cổ kính, vững chắc và bền bỉ của nơi đây. Tôi đặc biệt ấn tượng với độ cao cũng như cấu trúc của tháp cổ Vĩnh Hưng".
Khi bước vào chính điện, du khách sẽ được chiêm ngưỡng tượng bàn tay thần linh, đầu tượng Phật được bằng đồng được điêu khắc hết sức tinh xảo. Đặc biệt, phần thân dưới của tượng nữ thần Brahma được tạc bằng đá xanh rất đẹp cùng nhiều vật thờ quý giá khác. Trong sân có bộ tượng đá Linga và Yoni tượng trưng cho âm và dương, trời và đất.
Nhìn từ phía xa, ngôi tháp cổ đứng sừng sững giữa đồng ruộng, khoác lên dáng vẻ rêu phong cổ kính, xen kẽ những viên gạch loang lổ, những dấu tích như chứng minh cho việc nó đã đứng tại đây cả nghìn năm. Tất cả đều toát lên vẻ siêu thực, cô tịnh, trang nghiêm của một công trình văn hóa tín ngưỡng độc đáo.
Vào ngày 15 tháng giêng âm lịch hàng năm, khu vực tháp cổ thường được người dân địa phương đến tổ chức cúng lễ rất lớn, thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan.
Nếu có dịp đến các tỉnh miền tây nam bộ du lịch, ngoài việc khám phá những miệt vườn hoa quả hay thưởng thức những quán ăn ngon ở Bạc Liêu, du khách có thể ghé thăm tháp cổ Vĩnh Hưng để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí của nơi đây. Ngoài ra, du khách còn có thể thư giãn, tận hưởng bầu không khí trong lành đượm mùi hoa cỏ và ngắm nhìn đồng ruộng mênh mông. Chắc chắn hành trình tìm về với tháp cổ sẽ để mang lại cho du khách những trải nghiệm khó quên.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Đề xuất áp thuế theo hàm lượng đường với nước ngọt; Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết; Bước đầu xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn…
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân và tổ chức như chuyển mục đích sử dụng đất; chia tách, hợp thửa... nếu phù hợp quy định thì vẫn được thực hiện theo quy định.
(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.
(CLO) Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 4 đối tượng về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.
(CLO) Sáng 22/11, tại khu nghỉ dưỡng Hoiana (huyện Duy Xuyên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo công bố việc đăng cai Hội nghị Quốc tế về Du lịch Nông thôn lần đầu tiên của UN Tourism (tổ chức du lịch thế giới), diễn ra vào năm 2024 tại Quảng Nam.
(CLO) Những trích đoạn từ cuốn hồi ký sắp xuất bản của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đề cập đến mọi thứ, từ cuộc xung đột ở Ukraine cho đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
(CLO) Ngày 22/11, Thủ tướng Viktor Orban cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm Hungary, đồng thời đảm bảo rằng lệnh bắt giữ ông Netanyahu của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) sẽ "không được thực hiện".
(CLO) Nga tuyên bố các hệ thống phòng không hiện đại trên thế giới, bao gồm của Mỹ và châu Âu, không thể đánh chặn loại tên lửa đạn đạo mới Oreshnik mà nước này vừa phóng vào thành phố Dnipro ở miền trung Ukraine.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Tỷ phú Elon Musk, chủ sở hữu mạng xã hội X, đã chỉ trích dự luật của Úc, trong đó cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội và phạt các mạng xã hội lên tới 49,5 triệu AUD (32 triệu USD) đối với các vi phạm.
(CLO) Từ ngày 29/11/2024 tới đây, gần 50 triệu cổ phiếu của CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Mã: TNA) bị đình chỉ giao dịch sẽ chuyển sang sàn UpCom. Doanh thu Quý 3 của đơn vị giảm tới 95% gây thua lỗ nặng.
(CLO) Kết quả kinh doanh của Địa ốc Hoàng Quân tuy có cải thiện nhưng mới chỉ hoàn thành 26% mục tiêu cả năm. Trong khi lượng nợ vay gia tăng mạnh để bù đắp dòng tiền kinh doanh đang âm tới 1.185 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
(CLO) Ngày 22/11, tại Hội trường Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Đại hội thường niên VFF năm 2024 khoá IX (nhiệm kỳ 2022 - 2026) đã chính thức diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá trong nước và quốc tế.
(CLO) Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(CLO) Sáng 22/11, tại khu nghỉ dưỡng Hoiana (huyện Duy Xuyên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo công bố việc đăng cai Hội nghị Quốc tế về Du lịch Nông thôn lần đầu tiên của UN Tourism (tổ chức du lịch thế giới), diễn ra vào năm 2024 tại Quảng Nam.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn (Bộ Ngoại giao) tổ chức họp báo thông tin về Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024. Dự kiến, sự kiện sẽ chính thức diễn ra từ 7 đến ngày 8/12/2024 tại Khu Ngoại giao Đoàn (Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội).
(CLO) Món phở bò của Việt Nam tiếp tục ghi danh trong danh sách 20 món súp ngon nhất thế giới do CNN bình chọn, khẳng định vị thế không thể thiếu của phở trong nền ẩm thực toàn cầu.
(CLO) UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển kinh tế ban đêm với mục tiêu đến năm 2030, đón 6 triệu lượt khách, trong đó 70% sử dụng dịch vụ kinh tế ban đêm. Doanh thu từ du lịch dự kiến đạt 5.900 tỷ đồng, đóng góp 15% GRDP toàn tỉnh, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
(CLO) Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh, Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch "Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa".
(CLO) Nền tảng du lịch Agoda vừa công bố danh sách các điểm đến du lịch cuối năm tiết kiệm nhất, mang đến nhiều lựa chọn cho những ai đang tìm kiếm phòng lưu trú giá rẻ trong dịp Giáng Sinh và Tết Dương lịch 2025.
(CLO) Trước thềm Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10, UBND TP.Đà Lạt cảnh báo du khách về tình trạng lừa đảo qua các trang mạng giả mạo khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn. Đây là thủ đoạn nhắm vào những người đang tìm kiếm chỗ lưu trú dịp lễ hội lớn nhất của thành phố này.