Than cốc giá rẻ của Nga ồ ạt 'chạy' vào Ấn Độ

Thứ tư, 26/04/2023 06:32 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong năm 2023, Ấn Độ sẽ tăng cường mua than luyện cốc của Nga để tranh thủ giá đầu vào thấp và đa dạng hóa hoạt động nhập khẩu.

Giám đốc điều hành tại ba công ty sản xuất thép, cho biết các công ty Ấn Độ rất muốn tận dụng giá than luyện cốc chiết khấu của Nga và muốn nhận được hàng càng nhanh càng tốt.

Theo truyền thống, Ấn Độ nhập khẩu khoảng 75% đến 80% than luyện cốc từ Australia, nhà cung cấp nguyên liệu thô chính lớn nhất cho sản xuất thép hàng năm.

than coc gia re cua nga o at chay vao an do hinh 1

Than cốc là một sản phẩm công nghiệp quan trọng, được sử dụng chủ yếu trong nấu luyện quặng sắt, nhưng cũng là một loại nhiên liệu trong bếp lò và lò rèn. Ảnh: Internet.

Nhưng trong 11 tháng đầu tiên của năm tài chính 2022, tính đến tháng 3 năm 2023, thị phần của đất nước chuột túi đã giảm xuống 54% do quốc gia đông dân nhất thế giới tăng nhập khẩu từ Hoa Kỳ và Nga, dữ liệu của chính phủ cho thấy.

Các nhà phân tích cho biết Moscow nổi lên là nhà cung cấp than luyện cốc lớn thứ tư cho Ấn Độ trong khoảng thời gian từ tháng 4/2022 đến tháng 2 năm 2023.

Bằng cách xuất khẩu 3,9 triệu tấn, cao hơn gấp đôi so với một năm trước đó, trong năm nay, Nga có thể trở thành nhà cung cấp than cốc lớn thứ hai của quốc gia này.

Snehdeep Bohra, Giám đốc của Fitch Ratings ở Ấn Độ cho hay: “Việc duy trì nhập khẩu than cốc của Nga dài hạn hay không phải xem xét chiến lược tập trung của Ấn Độ vào việc tăng nhập nguồn năng lượng từ Nga”.

Các nhà phân tích tại CRU có trụ sở tại London, một nhóm nghiên cứu tập trung vào hàng hóa, cho biết giá than luyện cốc gần đây của Nga thấp hơn từ 15% đến 30% so với nguồn cung cấp than luyện kim của Australia với mức trung bình khoảng 350 USD/tấn. Các nhà phân tích của CRU cho biết nguồn cung của Nga có thể sẽ tiếp tục rẻ hơn trong quý 6.

Theo Rakesh Surana, đối tác của Deloitte Ấn Độ, ngoài giá cả hấp dẫn, dòng chảy thương mại tương đối suôn sẻ giữa Moscow và New Delhi cũng sẽ đẩy nhanh các chuyến hàng than luyện cốc đến Ấn Độ do sự hiện diện của một số công ty thương mại Nga.

Ông nói: “Các công ty này đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho thương mại giữa hai nước, vì họ giúp điều phối việc vận chuyển, hậu cần và tài chính cho các chuyến hàng than luyện cốc.

Bohra của Fitch cho biết, nhu cầu than luyện cốc của Ấn Độ có khả năng tăng từ 8% đến 10% vào năm 2023 nhờ nhu cầu thép tăng từ các lĩnh vực nhà ở và cơ sở hạ tầng.

Khánh Vy (Theo HSNW)

Bình Luận

Tin khác

Gã khổng lồ công nghệ Mỹ đình chỉ dự án nhà máy lớn ở Đức

Gã khổng lồ công nghệ Mỹ đình chỉ dự án nhà máy lớn ở Đức

(CLO) Gã khổng lồ công nghệ Intel (Mỹ) đang tạm dừng xây dựng hai nhà máy sản xuất chip tại Đức vì công ty đang phải vật lộn để chống lại doanh số bán hàng giảm sút và thua lỗ ngày càng tăng, theo tuyên bố của CEO công ty ông Pat Gelsinger.

Thị trường - Doanh nghiệp
Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

Chương trình chỉ áp dụng từ nay đến hết ngày 15/10/2024. Khách hàng đủ điều kiện sẽ nhận được tin nhắn mời đến các cửa hàng Viettel hoặc liên hệ với nhân viên Viettel trên địa bàn để được hỗ trợ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hơn 1 tuần sau bão Yagi, giá rau xanh vẫn 'nhảy múa'

Hơn 1 tuần sau bão Yagi, giá rau xanh vẫn 'nhảy múa'

(CLO) Dù bão số 3 đã qua hơn một tuần nhưng giá rau xanh tại các chợ truyền thống ở Hà Nội vẫn giữ mức đắt đỏ. Thậm chí, giá rau còn chênh lệch đáng kể theo từng ngày, từng quầy hàng trong một khu vực gây lo lắng cho người tiêu dùng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá vàng nhẫn tăng sát mốc 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn tăng sát mốc 80 triệu đồng/lượng

(CLO) Trong khi giá vàng miếng SJC tăng nhẹ 200.000 đồng/lượng, lên 82 triệu đồng/lượng thì giá vàng nhẫn cũng vọt lên sát mốc 80 triệu đồng/lượng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gia Lai: Doanh nghiệp thuê đất rồi bỏ hoang, hàng trăm hộ nghèo thiếu đất sản xuất

Gia Lai: Doanh nghiệp thuê đất rồi bỏ hoang, hàng trăm hộ nghèo thiếu đất sản xuất

(CLO) Trong số gần 1.200 ha UBND tỉnh Gia Lai cho Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai thuê để trồng cao su, có nhiều diện tích đất bỏ hoang, cây cao su kém phát triển. Doanh nghiệp thì bỏ hoang đất, trong khi hàng trăm hộ dân vùng lân cận thuộc xã Pờ Tó (huyện Ia Pa) lại không có đất sản xuất.

Thị trường - Doanh nghiệp