Thặng dư thương mại Trung Quốc lập kỷ lục trong năm 2021

Thứ bảy, 15/01/2022 14:37 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thặng dư thương mại Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục gần 680 tỷ USD, góp phần hỗ trợ nền kinh tế vốn đang bị ngành bất động sản và các đợt bùng dịch mới kéo tụt.

Theo số liệu từ Cục Hải quan Trung Quốc công bố hôm 14/1, xuất khẩu của nước này trong tháng 12/2021 đạt 340,5 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm lên 3.360 tỷ USD. Nhập khẩu trong tháng 12 là 246 tỷ USD, nâng mức tổng cả năm lên 2.690 tỷ USD.

thang du thuong mai trung quoc lap ky luc trong nam 2021 hinh 1

Thặng dư thương mại Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục gần 680 tỷ USD, góp phần hỗ trợ nền kinh tế vốn đang bị ngành bất động sản và các đợt bùng dịch mới kéo tụt. Ảnh: Getty Images.

Do đó, thặng dư thương mại của Trung Quốc trong tháng 12 năm ngoái là 94,5 tỷ USD và cả năm 676 tỷ USD.

Số liệu trên đã cho thấy toàn cảnh bức cảnh của năm qua rằng nhu cầu hàng hóa Trung Quốc tăng mạnh khi các nhà máy nước này xuất xưởng mọi thứ, từ hàng điện tử đến nội thất vườn.

Tuy nhiên, tăng trưởng thương mại được dự báo sẽ yếu hơn trong năm nay, do nhu cầu đồ dùng công nghệ để phục vụ làm việc từ xa và trang thiết bị y tế chậm lại. Tiêu dùng cũng được dự báo sẽ chuyển sang dịch vụ nhiều hơn, do thế giới đang dần học cách sống chung với đại dịch Covid-19.

“Mức tăng trưởng 30% đạt được trong năm ngoái rõ ràng rất khó duy trì. Vì thế, tăng trưởng xuất khẩu năm nay sẽ chứng kiến sự sụt giảm mạnh”, một phần là do tăng trưởng toàn cầu có xu hướng chậm lại, theo ông Ding Shuang - kinh tế trưởng khu vực Trung Quốc và Bắc Á tại Standard Chartered Plc, nhận định.

Các biện pháp hạn chế và phong tỏa của Trung Quốc cũng có thể gây ra sự chậm trễ nhưng “chìa khóa vẫn nằm ở việc nhu cầu bên ngoài có biến động ra sao”, ông Ding chia sẻ thêm.

Các đợt bùng phát Omicron tại Trung Quốc đang làm gián đoạn nhiều chuỗi cung ứng. Sản xuất và vận tải hàng hóa tại nước này chịu tác động từ các biện pháp phòng chống dịch nghiêm khắc. Dù đến nay thiệt hại trong sản xuất công nghiệp và thương mại chưa lan rộng, một số nhà máy tại Tây An đã phải đóng cửa hoặc giảm công suất. Năng suất tại các cảng ở Ninh Ba, Thâm Quyến, Thiên Tân và Thượng Hải đều bị ảnh hưởng.

Các chuyến giao hàng đã tăng mạnh hơn so với dự kiến trong 5 tháng liên tiếp, đạt kỷ lục mới. Miễn là nhu cầu nước ngoài tăng mạnh trong các đợt bùng phát Omicron, Trung Quốc trong vai trò là “công xưởng thế giới” vẫn nên tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, theo ông David Qu - nhà kinh tế chia sẻ với Bloomberg.

“Sẽ còn có nhiều yếu tố thiếu chắc chắn, không ổn định và gây mất câng bằng trong thương mại xuất hiện trong năm nay”, ông Li Kuiwen - người phát ngôn của Cục Hải quan Trung Quốc cho biết trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh. “Mặc dù chắc chắn sẽ có những yếu tố gây sức ép lên số liệu, như việc nền tản so sánh của năm nay sẽ cao hơn. Song, các yếu tố nền tảng tích cực với thương mại sẽ không thay đổi.”

Sự phụ thuộc của toàn cầu vào sản xuất của Trung Quốc có thể giảm bớt nếu các khu vực như Đông Nam Á phục hồi sau các đợt bùng dịch nặng nề. Việc này sẽ cho phép các công ty chuyển bớt đơn hàng về khu vực này. Trước đó, trong khi các quốc gia Đông Nam Á buộc phải đóng cửa do các đợt bùng phát dịch nặng nề, nhiều công ty đã phải chuyển các đơn đặt hàng sang sản xuất tại Trung Quốc do nước này theo đuổi chính sách ‘Zero Covid’.

Hương Vũ (Theo Bloomberg)

Hương Vũ

Bình Luận

Tin khác

Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình trong chuyến công tác xúc tiến đầu tư tại CHLB Đức, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận làm trưởng đoàn đã tới thành phố Frankfurt, CHLB Đức và có buổi làm việc với Tập đoàn Heraeus.

Kinh tế vĩ mô
Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

(CLO) Ngày 28/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Ninh Bình năm 2023 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Chương trình năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản) triển khai đầu tư vào Hà Nam

Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản) triển khai đầu tư vào Hà Nam

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Nhật Bản, ngày 28/3, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thuỷ và đoàn công tác tỉnh Hà Nam đã đến thăm và làm việc với Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Thái Bình tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Đức

Tỉnh Thái Bình tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Đức

(CLO) Từ ngày 25/3 - 28/3, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận làm trưởng đoàn đã có chuỗi hoạt động xúc tiến đầu tư tại thành phố Hannover, Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức.

Kinh tế vĩ mô
Tại Việt Nam, từ Trung ương tới địa phương đang “xây tổ đón đại bàng”

Tại Việt Nam, từ Trung ương tới địa phương đang “xây tổ đón đại bàng”

(CLO) Không chỉ Trung ương, nhiều địa phương thực hiện chiến lược “xây tổ đón đại bàng”, điều này đã và đang tạo ưu thế đưa Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới. 

Kinh tế vĩ mô