(CLO) Nằm trên trục giao lưu Bắc - Nam của đất nước, Khu kinh tế Nghi Sơn là 1 trong 8 khu kinh tế ven biển trọng điểm của cả nước, có dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Cảng biển Nghi Sơn,... đã trở thành một đô thị công nghiệp trọng điểm năng động với nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển.
Quy hoạch chung Khu kinh tế Nghi Sơn
Thị xã Nghi Sơn gắn với sự phát triển của Khu Kinh tế Nghi Sơn
Thị xã Nghi Sơn được thành lập trên cơ sở nguyên trạng 455,61km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 307.304 người của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá với 31 đơn vị hành chính trực thuộc 16 phường và 15 xã ngoại thị. Tên gọi là Nghi Sơn thể hiện tiềm năng, lợi thế, động lực phát triển của huyện Tĩnh Gia gắn với sự phát triển của Khu Kinh tế Nghi Sơn, trở thành một đô thị động lực, đa ngành, đa lĩnh vực.
Nằm ở cuối phía Nam bờ biển Thanh Hoá, Nghi Sơn có tiềm năng về xây dựng một cảng biển nước sâu có độ sâu từ 15 - 18m. Trong quy hoạch có 40 bến cho tầu có trọng tải từ 5.000 tấn đến 50.000 tấn. Năng lực xếp dỡ dự kiến đến năm 2030 có thể khai thác đạt đến 75 triệu tấn/năm.
Điểm sáng rực rỡ nhất trên bản đồ kinh tế của huyện Tĩnh Gia là Khu kinh tế Nghi Sơn với nhiều dự án quan trọng được xây dựng và đã đi vào khai thác như: Liên hiệp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy Xi măng Nghi Sơn, Trung tâm nhiệt điện Nghi Sơn, Cảng nước sâu Nghi Sơn… góp phần thu hút các loại hình công nghiệp có công nghệ hiện đại, tăng năng suất lao động, giải quyết nhiều việc làm, tạo đà tăng trưởng nhanh và bền vững, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện Tĩnh Gia và các vùng phụ cận.
Là địa phương còn nhiều dư địa để tạo sự phát triển đột phá trong những năm tới, Nghi Sơn có lợi thế về diện tích tự nhiên và quy mô dân số lớn, giàu tài nguyên khoáng sản, có nhiều danh thắng, di tích rất hấp dẫn du khách. Có nhiều tuyến giao thông quốc gia chạy qua, đặc biệt là có hệ thống cảng biển nước sâu và các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật rất thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế biển và công nghiệp, nhất là cảng biển và dịch vụ vận tải biển, công nghiệp lọc hóa dầu và các ngành công nghiệp phụ trợ sau lọc hóa dầu, sản xuất điện năng, phát triển các trung tâm dịch vụ, du lịch, phát triển toàn diện kinh tế thủy sản...
Bên cạnh đó, Nghi Sơn là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hoá và cách mạng; nhân dân có truyền thống yêu nước, dũng cảm, kiên cường trong chiến đấu, cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất. Đây cũng là địa phương có nhiều con em là cán bộ lãnh đạo, quản lý, các nhà khoa học, giới trí thức, các doanh nhân thành đạt đang công tác ở trong và ngoài tỉnh. Đó là những điều kiện hết sức thuận lợi để Nghi Sơn tiếp tục phát huy các tiềm năng, thế mạnh, tận dụng thời cơ, vận hội, tạo sự phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
Khu Kinh tế Nghi Sơn – sức sống của "trái tim của Xứ Thanh"
Nằm trên trục giao lưu Bắc - Nam của đất nước, có vị trí trọng yếu về kinh tế, quân sự và đối ngoại, Khu kinh tế Nghi Sơn là 1 trong 8 khu kinh tế ven biển trọng điểm của cả nước, có dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Cảng biển Nghi Sơn, những nhà máy, khu công nghiệp, khu du lịch, khu đô thị… Những năm qua, Nghi Sơn đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, từ một vùng biển hoang sơ, nghèo khó, lạc hậu, đến nay đã trở thành một đô thị công nghiệp trọng điểm năng động với nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển.
Thị xã Nghi Sơn - Khu kinh tế Nghi Sơn với vai trò là đô thị công nghiệp hạt nhân của Trung tâm động lực phía Nam, là đầu mối kết nối với vùng Bắc Lào, Đông Bắc Thái Lan, vùng phụ cận Thanh Hóa, có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển của tỉnh, của khu vực và quốc gia để hiện thực hóa Nghị quyết 58-NQ/TW của Bộ Chính trị, vì vậy nhiệm vụ công nghiệp hoá, đô thị hóa, hiện đại hóa vừa là yêu cầu, vừa là hướng đi tất yếu của thị xã từ nay đến năm 2025 và những năm tiếp theo.
Khu kinh tế Nghi Sơn (KKT Nghi Sơn) có diện tích tự nhiên 18.611,8 ha nằm phía Nam tỉnh Thanh Hoá, trên trục giao lưu Bắc - Nam của đất nước
Cảng Nghi Sơn được xây dựng là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I), đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa phục vụ KKT Nghi Sơn và các vùng lân cận. Hình thành các sản phẩm mũi nhọn có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao cùng với các loại hình dịch vụ cao cấp. Đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng ra thị trường khu vực và thế giới.
Khu cảng Nghi Sơn và vùng phụ cận là khu vực phát triển trọng điểm của Khu Kinh tế Nghi Sơn. Trong đó, tập trung phát triển công nghiệp nặng, công nghiệp phụ trợ, tổng kho dầu thô và hóa chất, các kho xăng dầu, khí hóa lỏng, cảng biển, dịch vụ Logistics, hậu cần cảng và một số chức năng khác.
Thời gian qua, Thanh Hóa đã thực hiện nhiều giải pháp tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư được hưởng những chính sách ưu đãi cao nhất theo khung quy định của Nhà nước, được hưởng môi trường đầu tư thuận lợi và thông thoáng để sản xuất kinh doanh tại Khu kinh tế Nghi Sơn, với mục tiêu đưa Nghi Sơn trở thành một khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực.
Lọc hóa dầu Nghi Sơn – “mỏ vàng” của Khu kinh tế
Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn được khởi công xây dựng ngày 23/10/2013 và sau 44 tháng triển khai hợp đồng EPC thực hiện thiết kế, mua sắm, thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị với hơn 182 triệu giờ công lao động của gần 30.000 người vào lúc cao điểm, dự án đã được nghiệm thu hoàn thiện cơ khí vào ngày 30/4/2017.
Bên cạnh phát triển của các ngành công nghiệp, dự án còn mang lại sự tăng trưởng các dịch vụ, các dự án đầu tư cảng biển, nhà hàng, khách sạn, nhà ở cho chuyên gia, trường học, bệnh viện... cũng tăng nhanh đáp ứng nhu cầu phát triển của Khu kinh tế Nghi Sơn và các vùng phụ cận.
Với công suất chế biến 10 triệu tấn dầu thô/năm (200.000 thùng/ngày), Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn sẽ cung cấp khoảng 40% nhu cầu thị trường xăng dầu trong nước; xuất khẩu hàng triệu tấn sản phẩm hóa dầu benzen, para-xylen và hạt nhựa polypropylene..., thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và khu vực. Đồng thời, nâng cao tính tự chủ trong việc sản xuất các sản phẩm lọc hóa dầu của Việt Nam và tăng cường bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Liên hiệp Lọc hóa dầu Nghi Sơn hoạt động ổn định, hiệu quả góp phần tăng sức hút đầu tư vào Thanh Hóa
Ngoài ra, trong suốt quá trình đầu tư xây dựng Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động địa phương, thu nhập bình quân của người lao động làm việc cho các nhà thầu đạt khoảng 8 triệu đồng/người/tháng. Đến nay, khi nhà máy đi vào vận hành có khoảng 1.327 lao động (lực lượng lao động này chủ yếu là các chuyên gia, kỹ sư, lao động có tay nghề kỹ thuật cao), với thu nhập bình quân năm 2018 đạt 36,745 triệu đồng/người/tháng. Toàn bộ lao động đều được bố trí phòng ở tại khu nhà dành cho chuyên gia và cán bộ, công nhân viên.
Có thể nói, việc thành lập Khu kinh tế và việc Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đi vào vận hành thương mại đã mở ra một giai đoạn mới cho phát triển của tỉnh Thanh Hóa, với nhiều thời cơ, vận hội to lớn để tỉnh phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, bền vững hơn.
Tính đến tháng 3/2020, Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã thu hút được 623 dự án, trong đó có 564 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký 147.876 tỷ đồng và 59 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 13 tỷ 356 triệu USD; có 411 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh toàn bộ hoặc một phần theo đúng mục tiêu đầu tư; tạo việc làm cho 98.445 lao động với mức thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng.
Nhiều hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng từ dự án đã tạo ra sự thay đổi về kết cấu hạ tầng tại đây. Đồng thời, thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế vào hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng giao thông đối ngoại kết nối khu kinh tế với các vùng phụ cận (đường giao thông, cảng biển, hạ tầng các khu công nghiệp...), tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư cho tỉnh Thanh Hóa.
Với sự hiện diện của Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã “vinh danh” tỉnh Thanh với niềm tự hào sở hữu dự án FDI quy mô lớn nhất đất nước Việt Nam. Từ điểm nhấn Lọc hóa dầu Nghi Sơn, đã lan tỏa sức hút đầu tư đa ngành, đa nghề, với những dự án “tỷ đô” hứa hẹn tiếp tục lựa chọn Nghi Sơn làm điểm đến.
Điểm đến của các nhà đầu tư
Sau 14 năm xây dựng và phát triển, Khu Kinh tế Nghi Sơn đã và đang khẳng định là một khu kinh tế ven biển có sức hấp dẫn đặc biệt. Đến nay, Khu Kinh tế Nghi Sơn đã thu hút được 233 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký đầu tư hơn 131.000 tỷ đồng, 19 dự án đầu tư nước ngoài với tổng nguồn vốn đăng ký đầu tư 12,72 tỷ USD.
Với mục tiêu xây dựng và phát triển trở thành một khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, trọng tâm là công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản như: công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp luyện cán thép cao cấp, cơ khí chế tạo, công nghiệp điện, công nghiệp vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu… gắn với việc xây dựng khai thác có hiệu quả cảng biển Nghi Sơn, hình thành vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực mạnh để thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh lân cận phát triển nhanh, thu hẹp khoảng cách với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và với cả nước.
Việc thành lập Khu kinh tế và việc Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đi vào vận hành thương mại đã mở ra một giai đoạn mới cho phát triển của tỉnh Thanh Hóa
Với những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra chủ trương và giải pháp để đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng, thu hút đầu tư vào KKT Nghi Sơn và các KCN, đó là tạo điều kiện thuận lợi nhất về cơ chế, chính sách để thu hút các chủ đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng có năng lực và kinh nghiệm, trọng tâm là thu hút chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN Tây quốc lộ 1A, KCN Hóa chất, Cụm cảng Nghi Sơn (KKT Nghi Sơn), KCN Lam Sơn - Sao Vàng, phấn đấu sớm đáp ứng các điều kiện cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư; tập trung chỉ đạo có hiệu quả, nâng cao chất lượng thực hiện công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, trọng tâm là giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa – tại chỗ”; kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp; đảm bảo các điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp đã xây dựng đi vào hoạt động sản xuất; tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng các KCN; đổi mới và tăng cường công tác xúc tiến đầu tư.
Với việc phát huy tiềm năng, lợi thế và những chính sách ưu đãi, nơi đây đã và đang khẳng định vai trò động lực, tác động tích cực đến sự phát triển của tỉnh, của vùng và cả nước; góp phần tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội mới; huy động nguồn lực đáng kể của các thành phần kinh tế để mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tỉnh Thanh Hoá xác định mục tiêu xây dựng và phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn thành “Thành phố công nghiệp, thân thiện” trong tương lai. Trong đó, ưu tiên phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ, du lịch. Bên cạnh đó, Thanh Hoá còn chú trọng mời thêm các đơn vị tư vấn quy hoạch nổi tiếng vào nghiên cứu để có định hướng quy hoạch xây dựng khu kinh tế mang tính hiện đại, mang tầm quốc tế, có sức cạnh tranh cao, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, cảng biển và dịch vụ logistics làm hạt nhân.
Việc Bộ Chính trị ban hành một nghị quyết riêng cho Thanh Hóa sẽ mở đường để Thanh Hóa tự tin, nỗ lực hiện thực hóa các mục tiêu, nhiệm vụ đã xác định trong giai đoạn mới, khai mở tối đa các nguồn lực cho Thanh Hóa phát triển nhanh, mạnh, bền vững hơn, để đóng góp nhiều hơn cho đất nước. Những thành quả phát triển mà Thanh Hóa đã đạt được những năm qua là niềm vui lớn của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
(CLO) Về thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Quảng Ninh tiếp tục chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương trên tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng" trong công tác tinh gọn, sắp xếp bộ máy.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Ngày 2/4, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương, Sở này vừa ban hành thông báo công khai kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 (đợt 1) trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 3/4, Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, sáng sớm sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.
(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.
(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,
(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.
(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) quyết định mời trọng tài FIFA người Malaysia điều hành trận đấu giữa CLB Hà Nội và Đông Á Thanh Hóa tại vòng 17 LPBank V.League 2024/25, dù trận đấu này có sự hỗ trợ của công nghệ VAR.
(CLO) Chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” sẽ phát sóng trở lại trên VTV1 vào lúc 20h10 ngày thứ Bảy đầu tiên của mỗi tháng, bắt đầu từ ngày 5/3 tới đây.
(CLO) Ngày 2/4, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương, Sở này vừa ban hành thông báo công khai kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 (đợt 1) trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Ngày 2/4, tại Hội sở chính, Quân chủng Hải quan đã phối hợp với Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) phát động chương trình “HiGreen Trường Sa” với mục tiêu trong một triệu cây xanh tại huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam
(CLO) Khởi công xây dựng từ năm 2014 với kinh phí khoảng 10.000 tỷ đồng nhưng sau thời gian dài không được sử dụng, bỏ hoang lãng phí; nhiều hạng mục tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 đã có dấu hiệu xuống cấp.
(CLO) Công an thành phố Hà Nội cùng Cục Cảnh sát giao thông phát hiện, bắt giữ tàu hút cát trái phép trên sông Hồng đoan qua xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
(CLO) Ngày 2/4, cơ quan chức năng đang phong toả nghiêm ngặt hiện trường vụ cháy khiến 3 người tử vong trên đường Mạc Vân, phường Xóm Củi, quận 8, TP HCM. Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Văn Được cũng trực tiếp đến hiện trường kiểm tra, đồng thời thăm hỏi gia đình người bị nạn.
(CLO) UBND tỉnh Kon Tum vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức kiểm tra, làm rõ nội dung mỏ đá ở huyện Kon Plông đã hết hạn nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động.
(CLO) Mực nước sông Hồng và sông Đà đang xuống thấp, tại cầu Văn Lang và Trung Hà (nối Phú Thọ với Hà Nội) đã lộ rõ móng trụ cầu trên những bãi cát ở giữa dòng sông.
(CLO) Thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hoá cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự đã điều tra, làm rõ, bắt giữ Nguyễn Văn Hà, sinh năm 1983, trú tại thôn Thanh Trung, xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh là đối tượng đã trộm cắp 2 con trâu của người dân.
(CLO) Thông tin từ Công an tỉnh Nghệ An cho biết, Công an xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu vừa hỗ trợ chị Phạm Thị Chung nhận lại số tiền 99 triệu đồng do chuyển khoản nhầm cho người khác.