JPMorgan: Khả năng suy thoái kinh tế toàn cầu tăng đến 60% sau thuế quan mới của Mỹ
(CLO) JPMorgan nâng khả năng suy thoái toàn cầu lên 60% sau khi Mỹ áp thuế 25% với ô tô ngoại nhập.
Theo dõi báo trên:
Ngoài ra, 2 Gói thầu thuộc dự án bị tố dù đã được Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu bằng nguồn vốn Ngân sách, tuy nhiên nhà thầu vẫn được trao thêm nguồn vốn xã hội hóa 30 tỷ để mua vật tư vật liệu cho các gói thầu, có dấu hiệu mập mờ thanh toán 2 lần cho một hạng mục công việc?
Báo Nhà báo & Công luận số 29 đăng bài viết “Dự án tôn tạo khu Di tích Phủ Trịnh 8 năm chưa thực hiện xong bước chủ trương đầu tư?”. Trong đó có đề cập đến nghi vấn không minh bạch việc quản lý, sử dụng nguồn tiền xã hội hóa 30 tỷ của của một cá nhân cung tiến.
Theo phản ánh và tài liệu phóng viên có được, ngày 25/11/2022 Công ty TNHH Tu bổ di tích & xây dựng công trình văn hóa Thanh Hóa do ông Hoàng Tuấn Liêm là Giám đốc (Công ty Thanh Hóa) có Văn bản số 44 gửi Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa (Sở VHTT&DL) về việc báo cáo tình hình tạm ứng vốn đầu tư dự án.
Trong đó nêu rõ, tháng 8/2017, sau cuộc gặp làm việc trực tiếp giữa nhà tài trợ, chủ đầu tư, đơn vị thi công và đi thực tế kiểm tra công việc thi công các hạng mục đã và đang triển khai tại công trường, nhà xưởng, nhà tài trợ đã đề nghị được chuyển trực tiếp số tiền tài trợ vào tài khoản của nhà thầu Công ty Thanh Hóa để thanh toán tiền mua vật tư, vật liệu, khối lượng thi công xây dựng công trình.
Nhà Tả Mạc thiết kế sai và đã bị tháo dỡ 2 bộ vì.
Để có cơ sở chuyển tiền thì Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hoá cùng nhà thầu thi công là Công ty Thanh Hoá đã đề nghị ông Trịnh Văn Quyết, nguyên Chủ tịch Tập đoàn FLC tài trợ 70 tỷ để thực hiện dự án này.
Tiếp đến, ngày 1/9/2017 Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hoá đã có văn bản số 2374 gửi đến nhà tài trợ là ông Trịnh Văn Quyết, đề nghị chuyển trực tiếp cho đơn vị thi công: “Số tiền tài trợ đề nghị chuyển trực tiếp cho đơn vị thi công như sau: Công ty TNHH TBDT và XDCT Văn hóa Thanh Hóa. Tài khoản số: 00068136789 tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam - chi nhánh Thanh Hóa”.
Cũng tại văn bản Công ty Thanh Hóa gửi Sở VHTT&DL cho thấy, sau đó nhà tài trợ đã 2 lần chuyển số tiền tài trợ, cung tiến là 30 tỷ đồng vào tài khoản của Công ty Thanh Hóa.
Sau khi nhận được số tiền xã hội hóa từ nhà tài trợ, đơn vị thi công đã khẩn trương thanh toán kinh phí mua sắm vật tư, vật liệu đặc thù và khối lượng thi công một số hạng mục công trình gỗ như: Nhà Hậu Phủ Từ, nhà Bia và san lấp mặt bằng, nhà bao che, nhà bảo quản hiện vật,... với giá trị khối lượng đã thi công ước tính vượt trên số tiền tài trợ 30 tỷ đồng.
Công văn số 45/CV-TBDT&XDCTVH của Công ty Thanh Hóa gửi Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa ngày 30/11/2022 V/v thu hồi tạm ứng vốn đầu tư thuộc Dự án Tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh.
Đến đây dư luận đặt ra nhiều câu hỏi về việc số tiền xã hội hóa của nhà tài trợ tại sao không chuyển khoản cho Chủ Đầu tư là Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa mà lại qua Công ty Thanh Hóa? Việc chuyển khoản này có đúng về mặt pháp lý và thủ tục xã hội hóa do tỉnh Thanh Hóa huy động hay không?
Hơn nữa, việc Công ty Thanh Hóa giải trình đã mua hết vật tư, vật liệu…vượt quá 30 tỷ đồng được tài trợ có đủ giấy tờ để hợp thức hóa và đã báo cáo chi tiết các khoản chi cho Chủ Đầu tư là Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa chưa?
“Công ty Thanh Hóa đã trả lời là mua vật tư, vật liệu, nhưng không rõ ở hạng mục nào, điều này khiến cho dòng họ Trịnh Cổ Bi, Tây Nam Hà Nội và người dân nhầm tưởng là Công ty và Sở VHTT&DL đã dùng số tiền công đức của nhà tài trợ để mua vật tư, vật liệu cho các hạng mục đang xây dựng bỏ dở là Hậu điện, một phần nhà Tả mạc, Hữu mạc, một phần Nghi môn và móng nhà Tiền điện” - người phản ánh cho biết.
Cũng theo phản ánh, ngày 31/3/2023 Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa đã có Công văn số 1482/SVHTTDL-KHTC về lập hồ sơ điều chỉnh Dự án tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh.
Trong đó nêu rõ, trước thời điểm điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, Sở VHTT&DL đã ký Hợp đồng với Công ty TNHH Tu bổ di tích và xây dựng công trình văn hóa Thanh Hóa để triển khai thực hiện 02 gói thầu, gồm: Hợp đồng số 05/2016/HĐXD ngày 8/9/2016 thực hiện gói thầu số 05 “Thi công xây dựng hạng mục công trình Phủ Từ (bao gồm cả chế tác, lắp đặt nội thất); Cổng Phủ Từ, Tả mạc, Hữu mạc; nhà bao che và cung cấp, lắp đặt thiết bị”; Hợp đồng số 104/2017/HĐXD ngày 25/11/2017 thực hiện gói thầu số 06 “Thi công xây dựng hạng mục công trình nhà đón tiếp, quảng bá lễ hội (bao gồm cả chế tác, lắp đặt nội thất), nhà bia, cổng sang khu trưng bày; nhà dịch vụ, nhà hóa vàng, nhà trông xe và nhà vệ sinh, hồ nước và bể non bộ; tường thành, tường rào khu đón tiếp, cây xanh, sân đường khu tổ chức lễ hội và khu vực đón tiếp, quảng bá lễ hội; sân trong khu di tích; hạ tầng kỹ thuật”.
Công văn số 1482/SVHTTDL-KHTC V/v lập hồ sơ điều chỉnh dự án Tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, do Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa ông Phạm Nguyên Hồng ký ngày 31/3/2023.
Trong đó, từ nguồn vốn Ngân sách tỉnh đã thanh toán khối lượng hoàn thành theo Hợp đồng thi công gói thầu số 05 là 19.885.198 triệu đồng. Tạm ứng cho nhà thầu thực hiện Hợp đồng thi công gói thầu số 06 là 6.363.566 triệu đồng (đã được nhà thầu sử dụng kinh phí tạm ứng để mua sắm vật tư, vật liệu đặc thù phục vụ thi công theo nội dung nhà thầu thi công báo cáo).
Đặc biệt, Công ty Thanh Hóa cũng đã sử dụng nguồn vốn xã hội hóa 30 tỷ đồng được ông Trịnh Văn Quyết tài trợ chuyển tiền 2 lần vào số tài khoản của Công ty để thi công công trình từ năm 2017.
Từ đây, dư luận đặt câu hỏi, gói thầu thuộc dự án vì sao đã được Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hoá thanh toán cho nhà thầu bằng nguồn vốn Ngân sách. Tuy nhiên nhà thầu vẫn được trao thêm nguồn vốn xã hội hóa 30 tỷ đồng để mua vật tư vật liệu cho các gói thầu, có hay không dấu hiệu mập mờ thanh toán 2 lần cho một hạng mục công trình?
Trong khi đó, theo phản ánh tại dự án mới chỉ có tất cả 5 hạng mục xây dựng và bỏ dở. Như vậy, nhà Hậu điện đã hoàn thành, nhưng nhà thầu thi công bị phản ánh đã tự ý thi công sai thiết kế được duyệt như thay tường xây gạch vồ thời Lê thành vách gỗ; Nền Hậu điện theo thiết kế được phê duyệt từ nhà có 1 bậc so với nền sân ở phía trước thì đơn vị thi công lại thi công thành 8 bậc.
Nhà Hữu Mạc chỉ là mảnh đất trống nhưng đã được nghiệm thu thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh.
Nhà Tả mạc cũng bị phản ánh thi công có dấu hiệu sai thiết kế được duyệt khi nhà 5 gian, lại thi công thành 7 gian, hiện trạng hiện nay vẫn đang dang dở.
Còn nhà Hữu mạc cũng bị phản ánh đơn vị thi công mới làm xong hạng mục phần móng nhà nhưng lại được Sở VHTT&DL nghiêm thu thanh toán cho toàn bộ hạng mục công trình này.
Nhà Nghi môn cũng bị phản ánh thi công sai thiết kế và bị bỏ dở. Trong khi Nhà Tiền điện, theo hồ sơ thiết kế đã được Bộ VHTT&DL thỏa thuận, Sở XD tỉnh Thanh Hóa thẩm định, UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt, thì hạng mục nhà Tiền điện của Phủ chúa Trịnh được tôn trọng giữ lại kiến trúc hình chữ Nhất gồm 7 gian nhà bằng gỗ là kiến trúc gốc duy nhất của Phủ chúa Trịnh.
Nhưng hiện tại hạng mục gốc này đã bị tháo dỡ bỏ đi và nhà thầu thi công bị phản ánh “tự tiện” xây cái móng nhà Tiền điện to cao và xây không đúng với vị trí gốc của nhà Tiền điện ban đầu, không theo thiết kế đã được phê duyệt tại quyết định số 2427/QĐ-UBND năm 2016?
Trước đó, liên quan đến số tiền 30 tỷ đồng tiền xã hội hóa, thông tin tới phóng viên, Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa khẳng định số tiền đã được nhà tài trợ công đức, cung tiến để thực hiện dự án Tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh và chuyển trực tiếp cho nhà thầu thi công công trình. Theo nội dung nhà thầu báo cáo, toàn bộ số tiền trên đã được nhà thầu mua vật tư, vật liệu đặc thù để phục vụ công trình.
Trước phản ánh trên kính đề nghị Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh Thanh Hóa và các cơ quan liên quan làm rõ việc quản lý, thiết kế và thi công, cũng như việc giải ngân tạm ứng, thanh toán các nguồn vốn đầu tư tại 2 gói thầu, nhằm công khai, minh bạch theo đúng quy định của pháp luật.
Nhà báo & Công luận sẽ tiếp tục thông tin.
Minh Chí
(CLO) JPMorgan nâng khả năng suy thoái toàn cầu lên 60% sau khi Mỹ áp thuế 25% với ô tô ngoại nhập.
(CLO) Việc Mỹ áp thuế 25% lên ô tô, linh kiện nhập khẩu khiến nhiều chủ xe lo lắng truy nguồn gốc chiếc xe mình đang dùng.
(CLO) Trong nhiều thập kỷ, một bộ hóa thạch được tìm thấy tại một mỏ đá ở Nhật Bản từng được xem là bằng chứng lâu đời nhất về sự hiện diện của con người trên quần đảo này. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đã lật ngược giả thuyết đó — tiết lộ rằng những bộ xương cổ xưa thực chất không thuộc về con người, mà là của một con gấu nâu thời tiền sử.
(CLO) Rạng sáng 6/4 (giờ Việt Nam), PSG đã khép lại cuộc đua vô địch Ligue 1 một cách đầy ấn tượng khi đánh bại Angers tỷ số 1-0 trên sân nhà, qua đó có lần thứ tư liên tiếp bước lên ngôi cao nhất nước Pháp.
(CLO) Microsoft vừa công bố loạt nâng cấp quan trọng cho trợ lý AI Copilot nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập công ty.
(CLO) Rạng sáng 6/4 (giờ Việt Nam), Real Madrid để thua đáng tiếc 1-2 trước Valencia ngay tại sân nhà, với những tình huống gây tranh cãi, trong đó nổi bật là cú sút penalty hỏng của Vinicius Junior.
(CLO) Nhận định Man Utd vs Man City, 22h30 ngày 6/4 tại Ngoại hạng Anh; dự đoán tỉ số Man Utd vs Man City cùng các chuyên gia phân tích.
(CLO) Nghi lễ rước Thánh trong lễ hội làng Giá là một trong những nghi thức rước nổi tiếng, góp phần làm nên bản sắc văn hóa rất riêng của xứ Đoài.
(CLO) Chiều 5/4, trong khuôn khổ chương trình đại lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương năm 2025, tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng (phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh), lãnh đạo các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã trang trọng tổ chức lễ dâng lễ vật lên Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng.
(CLO) Khởi tố Quang Linh Vlog và Hằng Du mục cùng 3 bị can khác vì có dấu hiệu các hành vi sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng, theo quy định tại Điều 193 và Điều 198 Bộ luật hình sự. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho những hành vi quảng cáo sai sự thật, lừa dối người tiêu dùng.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 6/4, Bắc Bộ và khu vực Thanh Hoá đến Huế nhiều mây, có mưa nhỏ, riêng vùng núi Bắc Bộ cục bộ có mưa to. Khu vực Đà Nẵng đến Bình Thuận và Nam Bộ ngày nắng nóng, chiều tối có mưa dông vài nơi.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Bắc Giang là cơ quan chủ quản thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Vân Hà, kết nối xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
(CLO) Ngày 4/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump chia sẻ một video về cuộc không kích gần đây vào lực lượng Houthi với dòng chú thích: "Họ sẽ không bao giờ đánh chìm tàu của chúng ta nữa".
(CLO) Ngày 05/4/2025, Cơ quan CSĐT Công an Nghệ An đã khởi tố vụ án hình sự: “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” làm 01 người tử vong. Đối tượng sau khi gây tai nạn, điều khiển xe ô tô bỏ chạy và liên tiếp gây ra nhiều vụ tai nạn khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương
(CLO) Ngày 5/4, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã trực tiếp thử nghiệm một khẩu súng bắn tỉa mới được phát triển, trong chuyến thị sát một đơn vị đặc nhiệm.
(CLO) Ngày 5/4/2025, tại Trung tâm Thông tin văn hóa Hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng họa sỹ Bùi Văn Toản tổ chức triển lãm nghệ thuật tranh kính vỡ với chủ đề "Sáng trong ngọc kính". Triển lãm trưng bày 08 tác phẩm tranh nghệ thuật, giới thiệu chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các vị Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến nay.
(NB&CL) Thanh tra Bộ Tài chính vừa công bố kết luận thanh tra tài chính tại Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP (Hancorp), chỉ ra hàng loạt vấn đề liên quan đến quản lý tài sản, đầu tư tài chính, nợ phải thu - phải trả và hạch toán doanh thu, chi phí...
(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.
(CLO) Dự án “Chỉnh trang đô thị, lắp đặt hệ thống chiếu sáng trang trí trên địa bàn xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” có kỳ vọng mang lại diện mạo mới cho xã. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu bất thường liên quan tới công tác đấu thầu và thi công dự án đang rất được dư luận quan tâm.
(CLO) Mặc dù bị UBND huyện Như Xuân xử phạt hành chính, thế nhưng Công ty Cổ phần chế biến lâm sản Thanh Lâm vẫn tiếp tục xây dựng công trình khi chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền giao đất.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Theo ghi nhận của phóng viên tại một số công trình do Công ty Huy Cường đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện Ba Vì (Hà Nội) có dấu hiệu chất lượng không đảm bảo.
(CLO) Trên cơ sở đề nghị của UBND huyện Lương Tài, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản giao các sở, ngành phối hợp xem xét đưa toàn bộ diện tích đã giao cho Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô ra khỏi Cụm công nghiệp Lâm Bình.
(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo và Công luận, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, phối hợp với chính quyền địa phương xác minh, xác định đối tượng có hành vi khai thác rừng trái phép.
(CLO) Công ty Cổ phần Vân Đức mặc dù phải khẩn trương thực hiện chuyển đổi sản xuất gạch theo công nghệ tuylen xong trước ngày 31/12/2024. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn, doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên sản xuất gạch theo công nghệ cũ (lò hoffman) trước dấu hiệu buông lỏng quản lý, bao che của chính quyền địa phương.
(CLO) Quá trình tác nghiệp, phóng viên đã trực tiếp có mặt và ghi hình các đối tượng cắt hạ gỗ rừng tự nhiên có dấu hiệu trái phép tại khu vực Nông trường Thạch Quảng, xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.