Thanh Hóa: Nhiều tiềm năng để Bỉm Sơn phát triển

Thứ hai, 02/11/2020 15:22 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hình thành và phát triển qua hơn 4 thập kỷ, thị xã Bỉm Sơn đã khẳng định vai trò, vị thế là một trong 4 khu kinh tế động lực của Thanh Hóa và đang phấn đấu trở thành đô thị trung tâm động lực phía Bắc của tỉnh.

Bài liên quan
Thị xã Bỉm Sơn có nhiều tiềm năng to lớn, đặc biệt là tiềm năng khoáng sản phục vụ công nghiệp xây dựng.

Thị xã Bỉm Sơn có nhiều tiềm năng to lớn, đặc biệt là tiềm năng khoáng sản phục vụ công nghiệp xây dựng.

Trong 9 tháng đầu năm 2020 trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao. Tổng giá trị sản xuất địa bàn (theo giá 2010) ước đạt 18.182,2 tỷ đồng, đạt 71,6% KH, bằng 110,3% so CK; Trong đó: Công nghiệp - xây dựng tăng 11,6% so CK; các ngành dịch vụ tăng 7,6% CK; Nông - Lâm - Thủy sản tăng 4,1% so với CK. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Công nghiệp - Xây dựng chiếm 71,73%; Thương mại - Dịch vụ chiếm 27,08%; Nông - Lâm - Thủy sản chiếm 1,19%.

Nhằm góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, các ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng nhân dân bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thị xã để đầu tư tín dụng. Thị xã luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, thương mại – dịch vụ.

Tiềm năng tự nhiên

Thị xã Bỉm Sơn có nhiều tiềm năng to lớn, đặc biệt là tiềm năng khoáng sản phục vụ công nghiệp xây dựng vớ diện tích mỏ đá trên địa bàn Bỉm Sơn có tới 1.052,730 ha chiếm khoảng 15,9% tổng diện tích tự nhiên. Trữ lượng đá vôi ở Bỉm Sơn dự báo có tới vài tỷ mét khối; lượng đá vôi đã thăm dò là hơn 600 triệu m3. Chất lượng đá vôi ở Bỉm Sơn có hàm lượng ô xít canxi và ô xít mangiê rất thích hợp cho sản xuất xi măng và là nguyên liệu tốt để sản xuất các hoá chất như đất đèn, bột nhẹ, làm chất lọc đường và làm đá ốp lát.

Trữ lượng đá phiến sét đã thăm dò với hơn 640 triệu tấn; dự báo trữ lượng có thể lên đến hàng tỷ tấn, là thuận lợi để sản xuất xi măng thay thế cho loại đất sét dẻo. Đá phiến sét là nguyên liệu chính xếp sau đá vôi để sản xuất xi măng Poóclăng.

Ngoài hai nguyên liệu trên Bỉm Sơn còn có đất sét dẻo để làm gạch ngói, trữ lượng đủ cho các nhà máy gạch ngói có công suất 100 triệu viên/năm. Nguồn nước ngầm trong lòng đất Bỉm Sơn đã được Đoàn địa chất 47 thăm dò xác định thuộc dạng nước ngầm cáctơ, trữ lượng khá phong phú để phục vụ cho sản xuất công nghiệp.

Do phần lớn diện tích đất đồi nên Bỉm Sơn có ưu thế mạnh về phát triển lâm nghiệp, trồng rừng, cũng là lợi thế cho phát tiển đô thị và phát triển công nghiệp. Diện tích đất lâm nghiệp ở Bỉm Sơn là: 1.264,17 ha. Toàn thị xã có 1.264,17 ha đất  rừng sản xuất.

Bỉm Sơn là vùng đất có địa hình thấp dần từ tây sang đông. Đặc điểm địa chất của Bỉm Sơn thuộc đới cấu tạo Sơn La, phụ đới Ninh Bình; đất đá của vùng được tạo thành vào nguyên đại Trung sinh - kỷ Tơriát, cách ngày nay khoảng trên 300 triệu năm. Tuy diện tích không rộng nhưng Bỉm Sơn vừa có vùng đồng bằng, vùng núi đá, vùng đồi và sông suối. Vùng đồi núi kéo dài từ Tây Bắc đến Bắc Đông Bắc với diện tích 5.097,12ha, vùng đồng bằng có diện tích 1.518,98ha; núi đá có đặc điểm của những sa thạch là đá rát, đá phiến sét và xen kẽ những mạch đá vôi chìm nổi, vùng đồng bằng thuận tiện cho phát triển nông nghiệp và cũng là diện tích đất dự trữ cho phát triển đô thị.  

Thị xã Bỉm Sơn phát triển những sản phẩm công nghiệp trọng điểm

Thị xã Bỉm Sơn có điều kiện giao thông thuận lợi, cách Hà Nội 110 km và cách Cảng biển Nghi Sơn 75 km, có hệ thống nhà ga thuận tiện cho việc tập kết và trung chuyển hàng hóa. Cơ sở hạ tầng như điện, nước, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông và các dịch vụ khác đã và đang được các nhà đầu tư tích cực hoàn thiện, thị xã Bỉm Sơn đang trở thành một điểm đến thu hút đầu tư phát triển công nghiệp khá lý tưởng. Hiện nay, tại Khu Công nghiệp (KCN) Bỉm Sơn, nhiều dự án, nhà máy, xí nghiệp mới đang tiếp tục được đầu tư xây dựng, đi vào hoạt động hiệu quả.

Bên cạnh đó, thị xã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà máy công nghiệp truyền thống trên địa bàn hoạt động hiệu quả, trọng tâm là các nhà máy sản xuất vật liệu có bề dày kinh nghiệm và khả năng ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại; các nhà máy may mặc, giày da, giải quyết nhiều việc làm cho lao động.

Từ năm 2015 đến nay, thị xã đã thu hút được 31 dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh với tổng diện tích cho thuê đất là 115,5 ha, tổng vốn đăng ký đầu tư là 1.995 tỷ đồng. Trong đó, có những dự án lớn như: Nhà máy gạch Long Thành, Nhà máy bao bì xi măng Long Sơn, Nhà máy chế tạo cẩu và kết cấu thép YADA, Công ty CP xuất nhập khẩu khí gas Vạn Lộc, Công ty TNHH KH Vina, Nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh Divital Germany, Nhà máy tôn mạ kẽm và sơn màu Pride...

Theo đó, trong năm 2018, Bỉm Sơn đã có 7 dự án được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương đầu tư vào thị xã với tổng số vốn đăng ký 630 tỷ đồng, đã được đầu tư xây dựng đi vào hoạt động.

Những tháng đầu năm 2020, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng của thị xã Bỉm Sơn tiếp tục tăng trưởng cao. 5 tháng đầu năm, giá trị sản xuất đạt 4.874 tỷ đồng, tăng 11,3% so với cùng kỳ. Một số sản phẩm công nghiệp chính thuận lợi ở khâu tiêu thụ tiếp tục tăng trưởng khá so với cùng kỳ, như: Bao bì tăng 15,5%, clinker tăng 23,8%, gạch nung tăng 38,8%, sản phẩm may mặc tăng 7,8%... Đa phần các doanh nghiệp đóng trên địa bàn đã không ngừng đầu tư mở rộng quy mô, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và khẳng định được giá trị thương hiệu trên thị trường.

Thị xã Bỉm Sơn là thị xã công nghiệp trẻ ở phía bắc tỉnh Thanh Hoá đang trên đà phát triển

Thị xã Bỉm Sơn là thị xã công nghiệp trẻ ở phía bắc tỉnh Thanh Hoá đang trên đà phát triển

Theo tìm hiểu của PV được biết, hiện nay, Khu công nghiệp Bỉm Sơn đã được điều chỉnh mở rộng lên 1.000 ha với các chức năng cụ thể: Khu A được thiết kế với các chức năng lắp ráp xe ô tô, chế biến nông - lâm sản, chế tạo máy, sửa chữa cơ khí, luyện cán thép xây dựng, da giày. Khu B được thiết kế cho các lĩnh vực sản xuất xi măng, dệt may, điện lạnh, hàng gia dụng và thủ công mỹ nghệ.

Cùng với quy hoạch, thực hiện chủ trương xây dựng thị xã Bỉm Sơn trở thành trọng điểm công nghiệp phía Bắc của tỉnh, thị xã Bỉm Sơn đang tiếp tục phát huy lợi thế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính trong công tác thu hút đầu tư, triển khai dự án, đưa công nghiệp trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế trên địa bàn.

Phát huy giá trị di tích - danh thắng phát triển du lịch bền vững

Thị xã Bỉm Sơn là thị xã công nghiệp trẻ đang trên đà phát triển. Do đó, những năm gần đây Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thị xã đã tập trung khai thác nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, nâng cao đời sống vật chất - tinh thần cho người dân. Cùng với đó là việc phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế các di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng phục vụ phát triển du lịch.

Được hình thành và phát triển qua hơn 4 thập kỷ, nhưng thị xã Bỉm Sơn đã khẳng định vai trò, vị thế trong kinh tế tỉnh Thanh Hóa và đang phấn đấu trở thành đô thị trung tâm động lực phía Bắc của tỉnh. Đặc biệt thị xã đã và đang phát huy tốt giá trị các di tích lịch sử, văn hóa - danh thắng trên địa bàn. Bỉm Sơn là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, vùng đất của những truyền thuyết và huyền thoại.

Với 9 di tích lịch sử, văn hóa - danh thắng được xếp hạng cấp quốc gia được công nhận vào năm 1993, như: đền Sòng, đền Chín Giếng, đường Thiên Lý, đèo Ba Dội, hồ Cánh Chim, động Cửa Buồng, đồi Ông, đền Cây Vải, đình Làng Gạo và 6 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Năm 2019, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận 3 điểm du lịch tâm linh hấp dẫn gồm: đền Sòng Sơn, đền Chín Giếng, chùa Khánh Quang. Đây là cơ hội tốt cho thị xã tiếp tục phát huy các giá trị di tích - danh thắng.

Để tiếp tục phát huy thế mạnh về du lịch tâm linh và sinh thái, phấn đấu đến năm 2025 thị xã đón được 500.000 lượt khách và doanh thu 25 tỷ đồng hằng năm, đưa du lịch thị xã sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thị xã đã sớm có chính sách thu hút đầu tư, tiếp tục hoàn thành dự án mở rộng địa giới, xây dựng các hạng mục phụ trợ cho các di tích, hạ tầng kỹ thuật viễn thông phủ sóng 4G, wifi tại các điểm du lịch.

Với những tiềm năng của thiên nhiên ban tặng, hạ tầng cơ sở đang dần được đầu tư xây dựng, các khu, cụm công nghiệp hình thành và phát triển không ngừng là những điều kiện hết sức thuận lợi để Bỉm Sơn là điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư.

Hà Anh

Tin khác

Bảo đảm an ninh trật tự cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Thanh Hóa

Bảo đảm an ninh trật tự cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Thanh Hóa

(CLO) Công an tỉnh Thanh Hóa triển khai phương án bảo đảm an ninh trật tự chương trình cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đời sống
Điện Biên: Người dân xếp hàng từ 3h sáng chờ đợi vào xem tổng duyệt diễu binh, diễu hành

Điện Biên: Người dân xếp hàng từ 3h sáng chờ đợi vào xem tổng duyệt diễu binh, diễu hành

(CLO) Hàng trăm người dân đã di chuyển đến phía trước sân vận động tỉnh Điện Biên từ 3h sáng nay (5/5) để được vào sớm xem tổng duyệt diễu binh, diễu hành.

Đời sống
Lễ thắp nến, dâng hương tri ân các Anh hùng liệt sỹ nhân Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ thắp nến, dâng hương tri ân các Anh hùng liệt sỹ nhân Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Trước các anh linh, anh hùng liệt sĩ đoàn viên, thanh niên đã cùng nhau thắp nến, dâng hương tri ân các Anh hùng liệt sỹ nhân Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).

Đời sống
Dự báo thời tiết 5/5/2024: Bắc Bộ mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết 5/5/2024: Bắc Bộ mưa rào và dông rải rác

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 5/5/2024, Bắc Bộ, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 80mm (mưa tập trung vào chiều tối và đêm).

Đời sống
Hà Nội: Thực hiện nghiêm các quy định về việc đấu giá 03 mỏ cát

Hà Nội: Thực hiện nghiêm các quy định về việc đấu giá 03 mỏ cát

(CLO) Ngày 4/5, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký Công văn số 1325/UBND-TNMT về việc đấu giá 03 mỏ cát Châu Sơn, Liên Mạc (Thượng Cát), Tây Đằng - Minh Châu.

Đời sống