Thành phố của Trung Quốc phải đối mặt với tình thế "thắng cũng như chết"

Thứ hai, 24/01/2022 06:13 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thành phố Bạng Phụ (Bengbu) ở tỉnh An Huy, miền đông Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 8,5% vào năm ngoái, nhưng doanh số bán lẻ, đầu tư tài sản cố định, các ngành sản xuất và dịch vụ đều hoàn toàn chệch hướng với mục tiêu đã đề ra.

Một thành phố chỉ hơn 3 triệu dân ở tỉnh An Huy, miền đông Trung Quốc đang phải đối mặt với tình thế “thắng cũng như chết” sau khi làng chài cũ này báo cáo không có tăng trưởng kinh tế vào năm 2021 bất chấp sự thúc đẩy mạnh mẽ để chuyển đổi nền kinh tế.

thanh pho cua trung quoc phai doi mat voi tinh the thang cung nhu chet hinh 1

Thành phố Bạng Phụ đã đặt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 8,5% vào năm ngoái so với mục tiêu quốc gia là “khoảng 6%”. Ảnh: Reuters.

Thành phố này đã đặt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 8,5% vào năm ngoái so với mục tiêu quốc gia là “khoảng 6%”.

Nhưng trong khi Trung Quốc công bố tốc độ tăng trưởng cả năm là 8,1%, nền kinh tế của Bạng Phụ lại không tăng trưởng vào năm ngoái do doanh số bán lẻ, đầu tư tài sản cố định, các ngành sản xuất và dịch vụ đều trượt mục tiêu.

Bí thư tỉnh ủy An Huy Zheng Shanjie cho biết vào đầu tuần này sau cuộc họp với các quan chức địa phương: “Kể từ năm ngoái, thành phố Bạng Phụ đã đạt được những thành tựu mới trong việc thúc đẩy đổi mới và phát triển, củng cố nền công nghiệp thành phố theo ngành và cải cách và mở cửa. Tuy nhiên, áp lực của một nền kinh tế đình trệ, sự phát triển lệch lạc và mất cân bằng cơ cấu, đã phủ bóng lên nền kinh tế khu vực.”

Hồi đầu tháng này, các quan chức thành phố Bạng Phụ đã cảnh báo rằng “sự chuyển đổi và nâng cấp công nghiệp không bền vững” cũng như các vấn đề về xác minh số liệu thống kê và chất lượng dữ liệu kém có nghĩa là tốc độ tăng trưởng của các chỉ số kinh tế chính thấp hơn dự kiến.

Ông Zheng nói thêm trong các bình luận được Nhật báo An Huy đăng hôm thứ 4, đồng thời kêu gọi các quan chức chính quyền địa phương khẩn trương nâng cấp các ngành công nghiệp cũ của thành phố.

Trong các báo cáo hoạt động kinh tế trước đây, các nhà chức tránh thành phố đã nói rằng việc thiếu các doanh nghiệp lớn và các dự án lớn để hỗ trợ phát triển chất lượng cao là một trong những vấn đề chính mà nền kinh tế nước này phải đối mặt.

Giống như nhiều thành phố khác của Trung Quốc, tăng trưởng kinh tế của Bengbu đang chậm lại, giảm từ 5,1% vào năm 2019 xuống 3% vào năm 2020.

Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết hôm thứ 5 rằng Trung Quốc sẽ thực hiện nhiều bước hơn để thúc đẩy nhu cầu hiệu quả khi nền kinh tế đối mặt với áp lực đi xuống mới và những bất ổn gia tăng.

Vào thứ 6, Zhu Guangyao, một cố vấn của nội các Trung Quốc, cho biết nước này sẽ có thể đạt được mức tăng trưởng kinh tế khoảng 5,5% vào năm 2022.

Một số tỉnh, bao gồm An Huy, đã hạ mục tiêu tăng trưởng GDP cho năm 2022, cũng như kỳ vọng của họ đối với tiêu dùng và thương mại.

Điều này là do áp lực ngày càng tăng từ các đợt bùng phát Covid-19 lẻ tẻ, thị trường bất động sản suy thoái, những cú sốc về nguồn cung đã khiến chi phí nguyên liệu thô tăng cao và căng thẳng với các quốc gia phương Tây.

Bình luận của Zheng cũng phản ánh mối quan tâm rộng rãi hơn từ các nhà hoạch định chính sách rằng nền kinh tế Trung Quốc có thể chậm lại hơn nữa trong những tháng tới sau khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tổng thể chỉ tăng 4% trong quý 4 năm 2021, giảm từ 4,9% trong quý 3.

Yu Yongding, một nhà kinh tế Trung Quốc nổi tiếng và cựu cố vấn ngân hàng trung ương cho biết trong một cuộc hội thảo ảo do Đại học Bắc Kinh tổ chức hôm thứ 4 rằng: “Hiện tại, chúng ta đang phải đối mặt với một vấn đề tăng trưởng nghiêm trọng. Nếu chúng ta không đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao, thì rất khó để tiến về phía trước để giải quyết các vấn đề về cơ cấu.”

Huy Hoàng (Theo SCMP)

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô