(CLO) Dân số thành phố Busan của Hàn Quốc đang thu hẹp nhanh hơn bất kỳ khu vực đô thị nào khác ở một quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới, thậm chí có thể dẫn đến "nguy cơ tuyệt chủng".
Trong suốt thế kỷ 20, Busan từng là trung tâm thương mại và công nghiệp sầm uất. Tuy nhiên, hiện nay, thành phố này đang đối mặt với làn sóng di cư của giới trẻ, khiến dân số già hóa nhanh hơn bất kỳ khu vực đô thị nào khác ở một quốc gia vốn đã có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới.
Năm ngoái, Dịch vụ Thông tin Việc làm Hàn Quốc đã xếp Busan vào nhóm “có nguy cơ tuyệt chủng”, do sự mất cân bằng giữa lực lượng lao động và dân số không lao động đang đe dọa tính bền vững kinh tế của thành phố.
“Không chỉ bố mẹ tôi mà hầu hết các bậc phụ huynh đều mong con cái chuyển đến Seoul”, Seo, 32 tuổi, chia sẻ. Cô đã rời thành phố cảng Busan ngay sau khi tốt nghiệp trung học và hiện đang làm việc tại thủ đô.
Thành phố cảng Busan. (Ảnh: Wikipedia)
Với 3,3 triệu dân, Busan đã mất đi 600.000 người trong giai đoạn 1995-2023. Các nhà nhân khẩu học cảnh báo xu hướng này đang ngày càng tăng tốc khi dân số già đi và Seoul tiếp tục củng cố vị thế trung tâm kinh tế của cả nước.
Busan có nguy cơ "biến mất"
Busan vẫn giữ được vẻ đẹp tự nhiên và lợi thế về vị trí, với núi non, bãi biển, đền thờ, cuộc sống về đêm sôi động và các lễ hội nghệ thuật. Tuy nhiên, dù là nơi khai sinh của Samsung và LG, không một công ty nào trong top 100 doanh nghiệp lớn nhất Hàn Quốc đặt trụ sở tại đây.
“Ngày càng có nhiều người trẻ rời đi”, Seo nói. “Mỗi lần quay lại, tôi thấy thành phố mất dần sức sống”.
Busan từng phát triển mạnh vào cuối thế kỷ 19 nhờ thương mại với Nhật Bản và tiếp tục bùng nổ trong những năm 1960-1970 nhờ chiến lược công nghiệp quốc gia. Nhưng khi Hàn Quốc chuyển sang nền kinh tế công nghệ cao, các công ty lớn, trường đại học và viện nghiên cứu đều rời về Seoul, khiến Busan dần tụt lại phía sau.
Sự tập trung hóa kinh tế đẩy Busan vào vòng xoáy suy thoái, càng trầm trọng hơn khi thương mại dịch chuyển về cảng Incheon gần Seoul. Theo nhà nghiên cứu Lee Sang-ho, hiện tượng này đang ảnh hưởng đến nhiều thành phố lớn bên ngoài khu vực thủ đô. Trong khi nam giới Busan có thể tìm việc tại các trung tâm công nghiệp, phụ nữ thường phải đến Seoul để có cơ hội việc làm tốt hơn.
Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng chính quyền địa phương góp phần khiến thành phố suy yếu. Lee Seung-han, tổng thư ký Busan Social Welfare Solidarity, chỉ trích các thị trưởng đã bán đất công cho nhà phát triển bất động sản thay vì tìm kiếm động lực kinh tế mới. Giá nhà đất tăng cao khiến người trẻ khó định cư, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
“Họ hành động như các nhà đầu tư bất động sản hơn là lãnh đạo thành phố,” Lee nói. “Busan từng là ‘thành phố của nhiều ngọn núi’, giờ lại trở thành ‘thành phố của chung cư’.”
Lee Sang-ho của KEIS chỉ ra rằng khu nghỉ dưỡng biển Haeundae là một trong những khu vực có nguy cơ suy giảm dân số cao nhất Busan. Nguyên nhân là giá bất động sản quá cao khiến người trẻ không thể mua nhà, trong khi phần lớn dân cư sống ở những khu vực kém phát triển hơn.
Kim Se-hyun, giám đốc Trung tâm Đánh giá Tác động Dân số tại Viện Phát triển Busan, cho biết dân số thành phố dự kiến giảm 33,57% từ năm 2020 đến 2050, so với mức giảm 21,45% của Seoul. Điều đáng lo ngại hơn là tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tại Busan sẽ suy giảm nhanh hơn, dù nguy cơ “tuyệt chủng” theo nghĩa đen vẫn còn xa vời.
Kinh tế địa phương suy yếu và dân số giảm
Các nhà kinh tế cho rằng sự suy giảm của các nền kinh tế địa phương ngày càng rõ ràng khi mô hình tập trung vào Seoul không còn tạo ra mức tăng trưởng GDP đủ để bù đắp tác động của khủng hoảng nhân khẩu học.
Ngân hàng Hàn Quốc đã hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2025 xuống còn 1,6 đến 1,7%, giảm so với mức 2,3% dự báo trước đó. Thống đốc Rhee Chang-yong từng đề xuất các giải pháp quyết liệt, bao gồm giới hạn tuyển sinh đại học tại các khu vực giàu có ở Seoul, nhằm khuyến khích người dân quay lại các tỉnh.
Phó thị trưởng Busan, Lee Jun-seung, kêu gọi phân quyền tài chính để thu hút lao động trẻ có tay nghề và nhấn mạnh nhập cư là yếu tố quan trọng. Thành phố đang lên kế hoạch cấp thị thực đặc biệt cho sinh viên và lao động Đông Nam Á.
Tuy nhiên, Lee Sang-ho của KEIS cảnh báo nếu không giải quyết sự mất cân bằng trong phát triển khu vực, ngay cả người nhập cư cũng sẽ chọn Seoul thay vì Busan.
Trong bối cảnh chính trị rối ren sau vụ thiết quân luật gây tranh cãi của Tổng thống Yoon Suk Yeol vào tháng 12, không có dấu hiệu nào cho thấy một cuộc cải tổ kinh tế sâu rộng.
Yang Mi-sook, lãnh đạo một nhóm vận động địa phương, than thở về sự suy tàn của Busan khi hàng nghìn người rời đi mỗi tháng.
"Thật đáng buồn và bực bội", bà nói. "Chính quyền phải thừa nhận đây là một vấn đề nghiêm trọng - nếu không còn công dân nào, thì cũng chẳng cần đến các chính trị gia nữa".
Ngay cả Seoul, dù thu hút người trẻ từ khắp Hàn Quốc, cũng đang đối mặt với khủng hoảng nhân khẩu học. Tỷ lệ sinh của nước này đạt mức thấp kỷ lục 0,72 vào năm 2023, nhưng tại Seoul, con số này còn thấp hơn - chỉ 0,55. Trong khi đó, OECD xác định tỷ lệ sinh 2,1 là cần thiết để duy trì dân số ổn định.
(CLO) Ngày 10/2, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội cho biết, vừa ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, Lệnh tạm giam đối với nhiều đối tượng về hành vi “Tổ chức đánh bạc” và “Đánh bạc”.
(CLO) DeepSeek công ty AI Trung Quốc có nguy cơ bị cấm tại Mỹ sau khi công bố mô hình AI hiệu suất cao. CEO ARM hoài nghi về công nghệ và cảnh báo về rủi ro an ninh.
(CLO) OnePlus có thể loại bỏ Alert Slider trên flagship tương lai, thay thế bằng Nút Hành động tùy chỉnh như iPhone. Thay đổi này gây tranh cãi trong cộng đồng người dùng.
(CLO) Chiều 10/2 (tức ngày 13 tháng năm Ất Tỵ 2025), huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) long trọng tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm 234 năm ngày mất Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1791-2025).
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 11/2, Bắc Bộ có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù rải rác, trưa chiều hửng nắng, nhiệt độ tăng nhẹ. Khu vực Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ có mưa rào vài nơi và có nơi có dông, Bắc Trung Bộ trời rét. Nam Bộ có mây, đêm không mưa, ngày nắng.
(CLO) Theo tính toán, TP HCM cần gần 60.000 tỷ đồng để đầu tư xây dựng 4 dự án BOT cửa ngõ, gồm dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1; dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13; dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 22; dự án nâng cấp trục đường Bắc – Nam.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Phúc, tỉnh Bắc Giang. Quy mô diện tích của dự án 354,63 ha. Vốn đầu tư của dự án khoảng 3.731,713 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là khoảng 559,757 tỷ đồng.
(CLO) Những năm 1990 đánh dấu bước ngoặt của SUV khi Jeep Cherokee, Ford Explorer và Chevrolet Tahoe giúp dòng xe này thoát khỏi hình ảnh xe địa hình để trở thành lựa chọn phổ biến, đặt nền móng cho làn sóng SUV hiện đại.
(CLO) Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, “Quy định dạy thêm, học thêm đang hướng tới là vì một nền giáo dục với những giá trị tốt đẹp. Do vậy, dù bước đầu khó khăn song mong rằng sẽ có sự đồng lòng, quyết tâm trong triển khai Thông tư này”
(CLO) Theo ghi nhận của Hệ thống tiêm chủng VNVC hiện nay người dân đi tiêm chủng tao cao, trong đó người già, trẻ em, người có bệnh nền chiếm tỷ trọng lớn.
(CLO) Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành các Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo tổ chức bộ máy mới, hoàn thành trước ngày 15/02/2025, bảo đảm đi vào hoạt động từ ngày 01/3/2025.
(CLO) Ngày 10/2/2025, Công an thành phố Thuận An (tỉnh Bình Dương) cho biết, đã bắt giữ đối tượng D.H.V (SN 1991, nơi thường trú: Tỉnh Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi Cướp giật tài sản.
(CLO) Ngày 10/2, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Phước thông tin, đang phối hợp với các đơn vị chức năng xác minh làm rõ vụ án mạng xảy ra tại xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Doanh nghiệp đóng góp 60% GDP, môi trường đầu tư đã cải thiện mạnh; Không cấm nhà giáo dạy thêm, chỉ cấm hoạt động dạy thêm không đúng quy định; Thuốc Tamiflu điều trị cúm vẫn đảm bảo nguồn cung, người dân không cần mua dự trữ...
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhận được sự cổ vũ nồng nhiệt, trong khi nữ ca sĩ Taylor Swift bị la ó trong trận chung kết bóng bầu dục Super Bowl. Đáng nói nữa là ngay sau trận đấu, ông đã không bỏ lỡ cơ hội chế giễu cô trên mạng xã hội Truth Social.
(CLO) Thủ tướng Olaf Scholz đã bất đồng quan điểm về nhiều vấn đề quan trọng với đối thủ Friedrich Merz thuộc Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) trong cuộc tranh luận bầu cử Đức vào Chủ nhật.
(CLO) Mỹ, quốc gia sở hữu số lượng tỷ phú và triệu phú cao nhất thế giới, đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể tỷ lệ tài sản ròng do 1% người giàu nhất nắm giữ từ năm 1989 đến năm 2024.
(CLO) Vào thứ Hai (10/2), Trung Quốc đã chính thức áp dụng mức thuế mới đối với hàng hóa Mỹ, động thái nhằm đáp trả quyết định của Tổng thống Donald Trump về việc tăng thuế nhập khẩu từ Trung Quốc thêm 10%.
(CLO) Tỷ phú Elon Musk đang triển khai kế hoạch cắt giảm hàng chục nghìn viên chức chính phủ và thay thế họ bằng trí tuệ nhân tạo (AI), theo các quan chức Mỹ.
(CLO) Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, Mike Waltz, đã nói trên chương trình Meet the Press của NBC News vào Chủ nhật về mong muốn sáp nhập Canada của Tổng thống Donald Trump.
(CLO) Lệnh hành pháp của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm tái định cư người Nam Phi da trắng như những người tị nạn bởi chính sách ruộng đất mới ở quê nhà.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm Chủ nhật tái khẳng định muốn "mua và sở hữu Gaza", nhưng có thể cho phép một số quốc gia ở Trung Đông tham gia tái thiết vùng đất này.