Trao đổi nghiệp vụ giữa Báo Hải Dương và Báo Quảng Ngãi
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
Theo dõi báo trên:
Từ những gì Thủ đô đang làm và thu được kể từ khi được công nhận là thành phố thiết kế sáng tạo, Báo Nhà báo & Công luận đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương - Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam xung quanh nỗ lực của TP. Hà Nội cũng như chia sẻ về tiềm năng của một mạng lưới thành phố sáng tạo ngay tại Việt Nam trong tương lai.
+ Thưa bà, năm 2019, Hà Nội được công nhận là thành phố thiết kế sáng tạo. Trong 3 năm qua, Hà Nội đã khai thác vai trò và giá trị của việc công nhận thành phố sáng tạo ra sao? Việc kết nối của Hà Nội với các thành phố trong mạng lưới sáng tạo hiệu quả thế nào, đặc biệt ở góc độ văn hoá?
- Sau khi trở thành thành phố thiết kế sáng tạo, Hà Nội đưa ra tầm nhìn và cam kết trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên văn hóa của thành phố, sự sáng tạo của các cộng đồng những người sáng tạo, doanh nghiệp, nghệ sĩ, nhà thiết kế, thời trang, điện ảnh, những đối tượng trong thành tựu văn hóa để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ, dự án, chương trình, không gian… để có thể biến các sản phẩm dịch vụ đó trở thành những giải pháp giúp Hà Nội phát triển bền vững hơn, phục vụ nhu cầu cuộc sống của người dân một cách thiết thực hơn, đẹp hơn và hội nhập hơn. Từ đó, góp phần giảm thiểu áp lực về mặt đô thị, giao thông, tạo ra công ăn việc làm, sinh kế của những người yếu thế trong xã hội và quan tâm đến giới trẻ.
PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương - Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam.
Công việc đầu tiên Hà Nội triển khai khi trở thành thành phố thiết kế sáng tạo là tạo ra các cuộc thi về thiết kế. Từ đó đến nay hàng loạt cuộc thi được tổ chức. Tháng 11/2022 là tháng bùng nổ của các hoạt động thiết kế sáng tạo, nổi bật là cuộc thi Thiết kế nghệ thuật công cộng Hà Nội 2022 nằm trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo 2022. Điểm nhấn của các cuộc thi này là có tính kết nối, thiết kế sử dụng sáng tạo, thiết kế gắn với di sản, thiết kế gắn với công nghệ, thiết kế gắn với tính liên kết ở các lĩnh vực khác nhau.
Việc tạo ra các hoạt động, cuộc thi, lễ hội, diễn đàn, triển lãm ở các không gian công cộng như không gian đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, không gian dựa vào di sản và bằng sự sáng tạo tạo ra sức sống mới như Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm, Bảo tàng Hà Nội mang tính biểu tượng cho thiết kế sáng tạo của thành phố, diễn ra rất sống động. Nó tạo ra một không khí mới, làm thay đổi diện mạo của Thủ đô.
Bên cạnh đó, Hà Nội đẩy mạnh kết nối với mạng lưới thành phố sáng tạo như tổ chức tuần lễ thiết kế sáng tạo, kết nối mạng lưới thiết kế sáng tạo Đông Nam Á. Trong 3 năm qua, thành phố tổ chức nhiều hội thảo quốc tế, mời nhiều thành phố khác đến chia sẻ kinh nghiệm. Tại đây, các thành phố trong mạng lưới chia sẻ sáng kiến của mình, đồng thời tiếp thu sáng kiến của các thành phố khác. Và điều đó thể hiện ở những gì chúng ta đang chứng kiến tại Thủ đô. Hà Nội đã và đang xây dựng nhiều công trình, dự án đổi mới, sáng tạo, góp phần hình thành kết cấu hạ tầng hiện đại, phát triển các không gian sáng tạo. Hà Nội dẫn đầu cả nước về số lượng không gian sáng tạo, như không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm, phố đi bộ Trịnh Công Sơn; không gian bích họa Phùng Hưng, hợp tác xã Vụn Art (tranh ghép vải), dự án Tinh hoa làng nghề Việt Nam, không gian kiến trúc văn hóa Bảo tàng Hà Nội...
Hà Nội cũng đẩy mạnh tuyên truyền không chỉ trong thành phố mà còn ra quốc tế. Các hoạt động cụ thể, thiết thực của Hà Nội đã lan tỏa ra các địa phương, tạo thành động lực, lôi cuốn các thành phố khác tham gia vào quá trình này.
Không gian Triển lãm “Chuyện Nghề” tại Trung tâm thông tin triển lãm Hà Nội (93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Ảnh: Đình Trung
+ Việt Nam có nhiều thành phố như Hội An, Đà Lạt, Huế hay TP.HCM có thể tham gia mạng lưới thành phố sáng tạo. Lợi ích của việc này như thế nào?
- Với kinh nghiệm là người nghiên cứu, tôi nhận ra Hà Nội là một thành phố hoàn toàn có khả năng trở thành thành phố thiết kế sáng tạo đầu tiên của Việt Nam. Đồng thời là người trực tiếp viết hồ sơ, tôi hiểu rõ việc vì sao Việt Nam cần có những thành phố sáng tạo. Bởi vì, Việt Nam có Chiến lược Quốc gia về phát triển ngành Công nghiệp Văn hóa, nhưng trong quá trình chuyển động chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm. Vậy thì, có một mạng lưới trên thế giới như vậy, ở đó có những khung thể chế để nó phù hợp với các mô hình, chúng ta gắn với việc đưa Hà Nội vào trong mạng lưới này như Hội An, Đà Lạt, Huế hay TP.HCM… ở những lĩnh vực khác nhau đó, thì chúng ta có những mô hình khung. Chúng ta có thể phát huy được cái tiềm năng, lợi thế vào quá trình này và dần dần sẽ tạo thành mạng lưới của quốc gia và trong mạng lưới quốc gia đó chúng ta tích hợp với mạng lưới của khu vực và thế giới. Như vậy, ngành công nghiệp văn hóa sẽ mang lại sự phát triển hài hòa trong sự đáp ứng nhu cầu của đất nước, địa phương.
Nhưng mà nó phải đi theo cái khung chung, bởi vì muốn hội nhập chúng ta phải giữ được bản sắc, mà bản sắc ấy phải là cái khung. Đó là câu chuyện vì sao chúng ta phải có nghiên cứu, đánh giá về hiệu quả và tác động từ khi thành phố Hà Nội trở thành thành phố thiết kế sáng tạo. Hiện vẫn chưa có nghiên cứu, đánh giá về tác động, chưa lượng hóa được các tiêu chí mức độ hưởng lợi của các chủ thể tham gia như chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp, giới trẻ, các nghệ sĩ, những nghệ sĩ làm thủ công mỹ nghệ, đạo diễn, diễn viên, người kinh doanh. Nhưng sang năm thứ 4 buộc phải có.
Không gian thư pháp nghệ thuật “Sen trong đời sống văn hóa Việt” tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam - Ảnh: Đình Trung
+ Ngày 07/10/2020, Bộ VH-TT&DL giao nhiệm vụ cho Cục Hợp tác quốc tế chủ trì phối hợp với các chuyên gia của Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam và các cơ quan liên quan xây dựng “Đề án phát triển mạng lưới thành phố sáng tạo nằm trong hệ thống thành phố sáng tạo UNESCO”. Tiến độ thực hiện đề án này đến đâu?
- Cục Hợp tác quốc tế (Bộ VH-TT&DL) có tổ chức, xây dựng một đề án về mạng lưới thành phố sáng tạo của Việt Nam. Đó là đề án tiền khả thi, trong đó Viện Văn hóa, Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam là đơn vị tham gia phối hợp tích cực.
Khi chúng tôi đi khảo sát các thành phố, lắng nghe chính quyền thành phố, người dân, các nghệ sĩ, những người thực hành sáng tạo, họ cùng nhau phân tích, cùng đưa ra những thực tế và thể hiện quyết tâm của thành phố. Có thành phố lựa chọn 1 tiêu chí, có thành phố lựa chọn 2 tiêu chí (trong 7 tiêu chí của UNESCO). Chúng tôi thấy rằng, trong cả lộ trình dài này có những thành phố có thể tiệm cận trong một thời gian ngắn. Ví dụ như là Hội An. Nhưng có những thành phố có tầm nhìn xa hơn hoặc có bối cảnh riêng. Ở khía cạnh nào đó, tưởng rằng các thành phố trực thuộc Trung ương dễ vào mạng lưới hơn, nhưng trên thực tế triển khai trên thế giới, những thành phố có quy mô vừa và nhỏ có tính quyết tâm cao hơn.
Để trở thành thành phố sáng tạo cần nhiều sự hỗ trợ, bởi vì khi thành phố sáng tạo đòi hỏi phát triển về cơ sở hạ tầng, không gian công cộng, không gian di sản hoặc không gian cần sự hỗ trợ. Trong cộng đồng sáng tạo, có rất nhiều những người trẻ, giàu nhiệt huyết. Họ có ý thức nhưng họ không đủ nguồn lực tài chính để có thể làm chủ những không gian đó. Cho nên phải tăng cường cơ chế, hỗ trợ về mặt không gian.
Bộ Lọ Đĩa Chạm Khắc Lá Sen của nghệ nhân Đỗ Văn Cường - Ảnh: Đình Trung
Thêm nữa, các đơn vị cần hỗ trợ kinh phí, nguồn lực cho các hoạt động. Để thiết kế sáng tạo họ phải cần có những chính sách ưu đãi đặc thù về thuế và những ưu đãi khác. Hiện nay các hợp tác công tư trong các lĩnh vực như Giao thông, Giáo dục, Y tế rất rõ ràng, nhưng trong lĩnh vực Văn hóa lại chưa rõ. Hoặc là những ưu đãi trở lại cho lĩnh vực văn hóa. Lĩnh vực văn hóa có 9 chuyên đề nhưng các ưu đãi lại chủ yếu về Di sản. Chưa tính đến là ngành công nghiệp văn hóa cũng cần phải có ưu đãi về sự phát triển. Ở trên thế giới, người ta làm rất rõ những cơ chế chính sách này, nhưng ở Việt Nam hiện nay chưa rõ ràng. Nếu như Hà Nội đi đầu trong chuyện này thì điều đó sẽ tạo động lực cho thay đổi về mặt chính sách.
Ngoài ra, cần nhiều hơn các diễn đàn mà ở đó các chủ thể là thành tố trong thành phố sáng tạo có sự chia sẻ cùng nhau, tìm giải pháp để tạo hướng phát triển. Khi những người nghệ sĩ ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung thấy họ được tôn trọng, được đối thoại, được tiếp cận nhiều hơn những quy định của nhà nước, thì họ sẽ có sự thấu hiểu hơn, cùng nhau chia sẻ hơn.
+ Xin cảm ơn bà!
Hữu Kế (Thực hiện)
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
(CLO) Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng.
(CLO) UBND TP Hà Nội quyết định thành lập Tổ công tác đánh giá Hồ sơ đăng ký thực hiện 02 Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội (NƠXH) Tiên Dương 1 và xây dựng Khu nhà ở xã hội Tiên Dương 2, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính mong muốn Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa) ra đời phải là khu công nghiệp thông minh, hiện đại và bền vững, hình thành các hệ sinh thái công nghiệp - đổi mới sáng tạo - đô thị - dịch vụ - công nghệ cao; đảm bảo phát triển hài hòa với cộng đồng, hạ tầng cơ sở và phát triển kinh tế tri thức cho địa phương.
(CLO) Về thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Quảng Ninh tiếp tục chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương trên tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng" trong công tác tinh gọn, sắp xếp bộ máy.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Ngày 2/4, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương, Sở này vừa ban hành thông báo công khai kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 (đợt 1) trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 3/4, Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, sáng sớm sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.
(CLO) Trưng bày “Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa - Tiền Giang 2025” giới thiệu hơn 200 hiện vật, trải đều trên các dòng gốm.
(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.
(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,
(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.
(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.
(CLO) Trưng bày “Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa - Tiền Giang 2025” giới thiệu hơn 200 hiện vật, trải đều trên các dòng gốm.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Liên hoan phim quốc tế TP HCM lần thứ hai sẽ lùi thời gian tổ chức vào năm 2026 thay vì năm 2025 như dự kiến trước đó.
(CLO) Ngày 02/04, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ đã tổ chức khai mạc Liên hoan Văn nghệ quần chúng và Dân ca Phú Thọ. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ 2025.
(CLO) Dịp đầu tháng 4 hàng năm, cây gạo đỏ ở chùa Thầy (huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại đua nhau bung nở khoe sắc đỏ sáng rực cả một vùng trời, thu hút nhiều người dân và du khách tới tham quan, chụp hình.
(CLO) Sáng 02/4/2025 tại Hà Nội, Tạp chí Trẻ em Việt Nam tổ chức lễ phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”.
(CLO) Trang Facebook “13 Hạnh Đầu Đà” kêu gọi phát tâm tu sửa, xây dựng lại chùa Vẽ là hành vi lừa đảo, nhằm chiếm đoạt tiền của phật tử và người dân.
(CLO) Công an đã tiếp nhận điều tra vụ việc tấm bia cổ trấn yểm dưới gốc cây đa gần chùa Cầu ở TP Hội An bị phá hoại.
(CLO) Tối 01/04/2025, UBND huyện Quốc Oai long trọng tổ chức Lễ khai hội chùa Thầy - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc Tuần văn hóa, du lịch, xúc tiến thương mại năm 2025 thu hút số đông người dân cùng du khách thập phương về tham dự.