Thanh toán không dùng tiền mặt: Người dân vẫn còn e ngại tiếp cận công nghệ

Thứ bảy, 29/08/2020 06:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thói quen của người dân vẫn còn e ngại tiếp cận công nghệ, chi phí phát sinh khi giao dịch điện tử hay vấn đề bảo mật thông tin tài khoản… là những tác nhân đang khiến công cuộc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt gặp nhiều thách thức.

Bài liên quan
Ông Lê Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN.

Ông Lê Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN.

Bàn về thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Diễn đàn Thực hiện Quyết định số 2545/QĐ-TTg-Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong doanh nghiệp, ông Đinh Thanh Sơn (Phó Tổng giám đốc Tổng công ty CP bưu chính Viettel) cho rằng, Công ty triển khai Thanh toán không dụng tiền mặt (TTKDTM) từ năm 2016 với thời điểm sơ khai của hoạt động mua sắm qua mạng.

Văn hoá “tiền trao cháo múc” đã được hình thành quá lâu, 95% khách hàng của Viettel Post lúc đó sử dụng hoạt động thanh toán dùng tiền mặt. Đây là rủi ro lớn với doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp đã đưa ra nhiều giải pháp thay đổi phương thức thanh toán. Ví dụ, khách hàng thanh toán trước qua chuyển khoản sẽ được giảm cước vận chuyển đến 20-30%.

Sau 4 năm triển khai, đã có 30% số khách hàng TTKDTM, còn khoảng 70% khách hàng vẫn sử dụng phương thức thanh toán tiền mặt. Với ứng dụng của nền tảng khoa học công nghệ, Viettel Post đang ngày một nâng cao số lượng khách hàng TTKDTM, các nền tảng mua sắm bằng điện tử nở rộ khiến tình trạng “bom hàng” giảm dần, giúp mua sắm hàng qua điện tử tin cậy hơn.

Tuy nhiên, hiện có một số vấn đề khó khăn mà trước hết là liên quan chi phí. Nếu thanh toán điện tử thì mất phí cao, trong khi thanh toán tiền mặt không mất phí, bên cạnh đó là hệ thống thanh toán chưa đồng bộ và điều quan trọng nhất là nghiên cứu hệ thống thanh toán tạm giữ để người mua và bán tin tưởng nhau hơn, tạo tin cậy cho mua sắm online, do đó, giúp hoạt động mua sắm điện tử phát triển hơn.

Còn ông Huỳnh Ngọc Huy (Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt) cho biết, 5 năm trở lại đây TTKDTM ở Việt Nam phát triển khá nhanh. Tuy nhiên hiện còn nhiều việc phải làm từ hạ tầng kỹ thuật, quản lý, hệ thống an toàn, quan trọng nhất vẫn là thói quen của người tiêu dùng.

Ông Huy chia sẻ, trước đây, ông tham gia phát triển ứng dụng Pay U, tuy nhiên, sau 2 năm, chúng tôi nhận thấy mình đi sớm quá, khi Việt Nam chưa chấp nhận phương thức thanh toán này. Do đó, chúng tôi buộc phải thoái vốn tại doanh nghiệp phát triển ứng dụng này.

Hiện LienVietPostBank đang phát triển ứng dụng TTKDTM như Ví Việt, xây dựng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, thanh toán số... bên cạnh phát triển công nghệ, mạng lưới, số lượng người dùng, LienVietPostBank cũng đẩy mạnh kinh doanh hợp tác với các thành phố, trường học, bệnh viện… để tăng khách hàng cũng như mạng lưới TTKDTM.

Covid-19 là cơ hội đẩy mạnh thanh toán phi tiền mặt. Hiện nay, LienVietPostBank có những chương trình giảm lãi suất cho khách hàng, giảm phí chuyển tiền nhanh liên ngân hàng và phía ngân hàng cũng muốn giảm phí viễn thông, bởi giao dịch sẽ có tin nhắn mà hiện nay giá cước khá cao, người đứng đầu ngân hàng Liên Việt kỳ vọng.

Với góc nhìn xuyên suốt, ông Lê Anh Dũng (Phó Vụ trưởng Vụ thanh toán Ngân hàng Nhà nước) cho biết, bên cạnh một số thành quả đạt được trong triển khai Nghị quyết thanh toán không dùng tiền mặt vẫn còn một số tồn tại thách thức như cơ chế khuôn khổ chính sách, nhất là với những mô hình mới, đổi mới sáng tạo với sự tham gia ngày càng nhiều của các tổ chức phi ngân hàng đặt ra thách thức với NHNN khi vừa muốn đổi mới sáng tạo vừa phải đảm bảo quản lý nhà nước.

Cùng với đó là thói quen của người dân vẫn còn e ngại tiếp cận công nghệ, chi phí phát sinh khi giao dịch điện tử hay vấn đề bảo mật thông tin tài khoản khi tội phạm công nghệ ngày càng có xu hướng gia tăng, hành vi và thủ đoạn mới, tinh vi hơn.

Với vai trò đại diện cơ quan quản lý, ông Dũng nhấn mạnh, NHNN xác định phương châm hoạt động thanh toán thời gian tới là lấy khách hàng làm trọng tâm để nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng sức cạnh tranh; lấy ứng dụng công nghệ thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để tạo sự phát triển bứt phá. 

Ngọc An

Tin khác

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

(CLO) Ngày 8/5, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.

Tài chính - Bảo hiểm
Hoàng Anh Gia Lai (HAG) đặt kế hoạch lợi nhuận đi lùi năm 2024

Hoàng Anh Gia Lai (HAG) đặt kế hoạch lợi nhuận đi lùi năm 2024

(CLO) Mục tiêu kinh doanh năm 2024 của Hoàng Anh Gia Lai (HAG) giảm hơn so với 2023, doanh thu 7.750 tỷ đồng, lãi sau thuế 1.320 tỷ, giảm 25,9% so với cùng kỳ.

Tài chính - Bảo hiểm
Bán lẻ gặp khó, chuỗi An Khang vẫn thua lỗ, Thế Giới Di Động (MWG) vừa giải thể mảng logistics

Bán lẻ gặp khó, chuỗi An Khang vẫn thua lỗ, Thế Giới Di Động (MWG) vừa giải thể mảng logistics

(CLO) Thế Giới Di Động (MWG) vừa thông qua giải thể CTCP Logistics Toàn Tín trong bối cảnh mảng bán lẻ gặp khó khăn, chuỗi nhà thuốc An Khang vẫn chưa thể có lãi trong ngắn hạn.

Tài chính - Bảo hiểm
Agribank dành hơn 180.000 tỷ đồng vốn ưu đãi lãi suất thấp hỗ trợ khách hàng sản xuất, kinh doanh

Agribank dành hơn 180.000 tỷ đồng vốn ưu đãi lãi suất thấp hỗ trợ khách hàng sản xuất, kinh doanh

(CLO) Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, với vai trò tiên phong trong việc thực thi nghiêm túc, có hiệu quả chính sách tiền tệ và chính sách tín dụng thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, Agribank đã chủ động, linh hoạt cung ứng hơn 180.000 tỷ đồng vốn ưu đãi triển khai 10 chương trình tín dụng lãi suất thấp dành cho khách hàng, doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Hạ tầng chung Ngân hàng mở - kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Hạ tầng chung Ngân hàng mở - kết nối và phát triển hệ sinh thái số

(CLO) CTCP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã giới thiệu về “Hạ tầng chung về Ngân hàng mở - nền tảng mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số”, xu hướng chuyển dịch mô hình ngân hàng truyền thống sang ngân hàng mở, hướng tới cung cấp trải nghiệm tối ưu cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm