Thắt chặt các chính sách tài khóa mở rộng vào năm 2025: Cần nghiên cứu tình trạng “sức khỏe” của doanh nghiệp

Thứ ba, 31/12/2024 11:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Các chính sách tài khoá được thực hiện liên tục từ sau đại dịch COVID-19 cho đến nay là cố gắng nỗ lực rất lớn của Chính phủ nhằm hỗ trợ phục hồi, phát triển, đóng góp trực tiếp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế cho rằng, trong giai đoạn tới chính sách tài khoá có lẽ không cần tiếp tục phải mở rộng.

Bài liên quan

Kiên trì các chính sách tài khóa trong suốt 4 năm

Trong suốt giai đoạn từ 2020 tới nay, trước các tác động tiêu cực do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và nhiều tác động của tình hình chính trị, kinh tế thế giới, Quốc hội đã thông qua một số đề xuất của Chính phủ liên quan tới các chính sách tài khóa, như gia hạn, miễn, giảm các khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, cùng nhiều khoản phí, lệ phí. Mục đích của các chính sách tài khóa này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế.

Trong giai đoạn 2020 - 2023, tổng quy mô của các chính sách tài khóa lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng. Cụ thể, năm 2020, quy mô các chính sách tài khóa là 129.000 tỷ đồng. Đến năm 2021, quy mô của các gói hỗ trợ này tăng lên 145.000 tỷ đồng. Năm 2022 đạt “đỉnh” khi quy mô lên tới 233.000 tỷ đồng và giảm xuống 196.000 tỷ đồng vào năm 2023.

Năm 2024, mặc dù đại dịch COVID-19 đã trở thành “dĩ vàng” từ 2 năm trước (năm 2022), thế nhưng, trước những biến động bất ngờ từ thế giới và chính nội tại của nền kinh tế, Việt Nam vẫn sử dụng các chính sách tài khóa nhằm hỗ trợ doanh nghiệp.

that chat cac chinh sach tai khoa mo rong vao nam 2025 can nghien cuu tinh trang suc khoe cua doanh nghiep hinh 1

Ông Hồ Đức Phớc, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ảnh: CTTBTC

Đặc biệt, sau cơn bão Yagi đổ bộ vào miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Quốc hội, Chính phủ đã nhanh chóng có các chính sách hỗ trợ khác, bao gồm các chính sách về tài khóa, tiền tệ và an sinh xã hội.

Theo báo cáo của Vụ Ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính, trong năm 2024, Việt Nam đã áp dụng 6 giải pháp tài khóa khác nhau, bao gồm chính sách 2% thuế VAT; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu, mỡ nhờn; gia hạn một số loại thuế, phí, tiền thuê đất và giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất trong nước trong 3 tháng, từ tháng 9 đến tháng 11/2024.

Riêng các chính sách giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất rơi vào khoảng 189.600 tỷ đồng, chưa kể các nhóm chính sách tài khóa khác. Tính đến hết tháng 9/2024, nhóm chính sách này đã giảm 116.400 tỷ đồng và gia hạn hoảng 47.700 tỷ đồng.

Có thể thấy rằng, trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, các chính sách tài khóa đã tạo ra động lực tăng trưởng lớn cho cộng đồng doanh nghiệp, thể hiện rõ tinh thần “Chính phủ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp”.

Tuy nhiên, việc sử dụng các chính sách tài khóa trong thời gian dài đã và đang làm giảm nguồn thu Ngân sách Nhà nước.

Chuẩn bị bước sang năm mới - năm 2025, một số Hiệp hội và doanh nghiệp đã bày tỏ quan điểm mong muốn Chính phủ tiếp tục duy trì một số chính sách tài khóa, giảm thuế, miễn thuế.

Trong báo cáo tổng hợp khảo sát doanh nghiệp được công bố vào giữa tháng 11/2024, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) cho biết, đa số doanh nghiệp kiến nghị tiếp tục hỗ trợ miễn giảm các loại thuế, phí, hoặc gia hạn nộp thuế cho doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp kỳ vọng, không chỉ các chính sách, chương trình hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chịu thiệt hại bởi bão Yagi được miễn giảm, gia hạn thuế từ 1-2 năm mà cả những chính sách khác như giảm 2% thuế VAT, các gói lãi suất ưu đãi sẽ được tiếp tục triển khai.

“Đây được coi là những giải pháp có tác động nhanh chóng để doanh nghiệp giảm bớt áp lực tài chính, có điều kiện đầu tư thêm vào nghiên cứu phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh”, báo cáo của Vietnam Report nêu.

Có nên tiếp tục các chính sách tài khóa mở rộng vào năm 2025?

Tại một hội nghị diễn ra vào giữa tháng 7/2024, ông Hồ Đức Phớc, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng: Trong suốt 4 năm qua, Bộ Tài chính đã kiên trì thực hiện chính sách tài khóa, tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi và phát triển với các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, tiền thuê đất lên tới gần 200.000 tỷ đồng mỗi năm.

that chat cac chinh sach tai khoa mo rong vao nam 2025 can nghien cuu tinh trang suc khoe cua doanh nghiep hinh 2

Doanh nghiệp đã bày tỏ quan điểm mong muốn Chính phủ tiếp tục duy trì một số chính sách tài khóa, giảm thuế, miễn thuế trong năm 2025. Ảnh: BLD

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, đã đến lúc cần phải thắt chặt điều hành chính sách tài khóa để tăng nguồn lực công đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế đất nước một cách bền vững.

Liên quan tới vấn đề có nên tiếp tục các chính sách tài khóa vào năm 2025 đang tạo ra các luồng ý kiến trái chiều. Các ý kiến không đồng tình cho rằng, cộng đồng doanh nghiệp mới chỉ vực dậy không lâu sau đại dịch COVID-19, việc việc duy trì các chính sách tài khóa mở rộng là điều cần thiết.

Tuy nhiên, đa phần các ý đều đồng tình với quan điểm của Bộ Tài chính về việc nên thắt chặt các chính sách tài khóa.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, PGS.TS Vũ Sỹ Cường, chuyên gia về Tài chính đánh giá: Các chính sách tài khoá được thực hiện liên tục từ sau đại dịch COVID-19 cho đến nay là cố gắng nỗ lực rất lớn của Chính phủ nhằm hỗ trợ phục hồi, phát triển, đóng góp trực tiếp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong giai đoạn tới chính sách tài khoá có lẽ không cần tiếp tục phải mở rộng.

PGS.TS Vũ Sỹ Cường cho rằng, việc đưa ra các chính sách tài khóa là để hỗ trợ các doanh nghiệp, tạo động lực cho nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, để nền kinh tế đi lên còn một số giải pháp khác.

“Thực tế nhiều năm nguồn lực tài chính không giải ngân hết, hằng năm vẫn phải chuyển nguồn, có năm chuyển nguồn đến 35%. Do đó, chỉ cần tập trung giải ngân theo kế hoạch là đã tạo ra động lực rất lớn”, PGS.TS Vũ Sỹ Cường nói.

Bên cạnh đó, Chính phủ vừa thực hiện đợt tăng lương mạnh, theo tính toán hành động này có thể góp phần tăng tổng tiêu dùng xã hội đâu đó từ 0,2 - 0,3%. Nếu tiếp tục duy trì chính sách tài khóa mở rộng vì thế sẽ tạo áp lực lớn đến ngân sách những năm tiếp theo.

“Tôi cho rằng chúng ta cần từng bước thay đổi lại. Về ngắn hạn là điều chỉnh, giảm dần, nới lỏng chính sách tài khoá”, PGS. TS. Vũ Sỹ Cường cho hay.

Đồng tình với nhận định này, ông Nguyễn Minh Tân, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Nhà nước, Bộ Tài chính cho rằng: Trong chủ trương điều hành của Quốc hội dự kiến yêu cầu Chính phủ điều hành các chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt nhưng phù hợp với từng giai đoạn, từng sự kiện khác nhau để đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô. Đây là khẩu hiệu rất rõ ràng của Quốc hội.

Để xác định có nên tiếp tục các chính sách tài khóa trong năm 2025 hay không, ông Tân cho rằng cần phải nghiên cứu tình trạng “sức khỏe” của doanh nghiệp.

“Để làm được điều này, chúng ta cần căn cứ vào thực tiễn, nếu doanh nghiệp còn “yếu” thì tiếp tục duy trì các chính sách hỗ trợ, trong đó có nhóm chính sách tài khóa. Nếu doanh nghiệp định ổn định rồi thì thôi, chúng ta nên dành ngân sách cho các kế hoạch dài hơn”, ông Tân nói.

Tuy nhiên, ông Tân cho rằng, ngay cả khi doanh nghiệp vẫn cần sự giúp đỡ của Quốc hội và Chính phủ cũng cần cẩn trọng.

“Hiện nay đang nảy sinh ra vấn đề doanh nghiệp sướng quen rồi khổ không chịu được, tức là các doanh nghiệp hiện đang được hưởng các chế độ miễn, giảm thuế nhưng khi các chính sách này dừng lại có thể tạo ra phản ứng trong xã hội”, Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước nói.

Vì vậy, ông Tân nhìn nhận việc dừng các chính sách tài khóa là điều sớm hay muộn, nhưng cũng cần tính toán thận trọng phù hợp với thực tiễn, không làm máy móc.

Thực tế, năm 2023, Chính phủ dự kiến sẽ không miễn giảm một số loại thuế, phí, tuy nhiên tình hình kinh tế tại thời điểm đó không được như mong muốn, vì vậy, Chính phủ đã trình Quốc hội cho phép tiếp tục áp dụng một số chính sách tài khóa.

“Điều này cho thấy Quốc hội, Chính phủ đã rất linh hoạt trong việc sử dụng các chính sách tài khóa, không khuôn phép, không rập khuôn. Vì vậy, năm 2025 có tiếp tục hay không còn chờ vào tình hình thực tế”, ông Tân nhấn mạnh.

Trong khi đó, ông Phạm Văn Long, chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam mong muốn tiếp tục các chính sách tài khóa trong năm 2025.

Trong trường hợp ngược lại, nếu các chính sách này không được gia hạn trong năm 2025, ông Long mong muốn Chính phủ và các Bộ, ngành phát “tín hiệu” để doanh nghiệp có sự chuẩn bị từ trước.

“Cá nhân tôi mong muốn tiếp tục duy trì hỗ trợ giảm thuế trong năm 2025. Tuy nhiên, các chính sách này không nên kéo dài, nếu kéo dài sẽ tạo thành thói quen, không tạo được động lực cho kinh tế phát triển. Dù vậy, trong trường hợp dừng hỗ trợ, Chính phủ, bộ ngành cần phải phát tín hiệu để doanh nghiệp có sự chuẩn bị”, ông Long nhấn mạnh.

Việt Vũ

Tin mới

Ít nhất 27 người chết khi hai chiếc thuyền chở người di cư chìm ngoài khơi Tunisia

Ít nhất 27 người chết khi hai chiếc thuyền chở người di cư chìm ngoài khơi Tunisia

(CLO) Lực lượng bảo vệ bờ biển Tunisia đã trục vớt thi thể của 27 người di cư gốc châu Phi sau khi hai chiếc thuyền mà họ sử dụng để vượt Địa Trung Hải bị chìm ngoài khơi, theo thông báo từ lực lượng bảo vệ quốc gia vào thứ Năm.

Thế giới 24h
Israel không kích giết chết cảnh sát trưởng và 67 người khác ở Gaza

Israel không kích giết chết cảnh sát trưởng và 67 người khác ở Gaza

(CLO) Các cuộc không kích của Israel vào hôm thứ Năm đã khiến ít nhất 68 người Palestine thiệt mạng trên khắp Dải Gaza

Thế giới 24h
Tăng mức xử phạt giao thông, nâng cao ý thức cộng đồng

Tăng mức xử phạt giao thông, nâng cao ý thức cộng đồng

(CLO) Tại các tuyến đường nội đô Hà Nội người dân đã tuân thủ luật hơn, điều này cho thấy việc tăng nặng mức xử phạt và áp dụng cơ chế trừ điểm giấy phép lái xe bước đầu tạo hiệu quả tích cực.

Công luận 24H
Lại xảy ra vụ nổ ở Đức, hai cảnh sát bị thương

Lại xảy ra vụ nổ ở Đức, hai cảnh sát bị thương

(CLO) Hai cảnh sát đã bị thương, trong đó có một người bị thương nghiêm trọng, sau vụ nổ xảy ra vào đêm thứ Năm bên ngoài một tòa nhà cảnh sát ở Berlin.

Thế giới 24h
Thị trấn 300 năm tuổi của Nhật Bản quá tải vì đẹp như trong cổ tích

Thị trấn 300 năm tuổi của Nhật Bản quá tải vì đẹp như trong cổ tích

(CLO) Thị trấn suối nước nóng Ginzan Onsen nổi tiếng ở Nhật thông báo hạn chế khách du lịch từ đầu năm 2025 để giải quyết tình trạng khách tranh giành chỗ chụp ảnh.

Du lịch
Đối tượng cho nổ xe Tesla Cybertruck bên ngoài khách sạn Trump International có thể là lính Mỹ

Đối tượng cho nổ xe Tesla Cybertruck bên ngoài khách sạn Trump International có thể là lính Mỹ

(CLO) Lực lượng chức năng hôm thứ Năm cho biết một lính Mỹ từ Colorado có khả năng là người bên trong chiếc Tesla Cybertruck phát nổ bên ngoài Khách sạn Trump International ở Las Vegas, khiến đối tượng này tử vong và 7 người khác bị thương nhẹ.

Thế giới 24h
Thái Bình: Giải quyết việc làm cho 34.800 lao động trong năm 2024

Thái Bình: Giải quyết việc làm cho 34.800 lao động trong năm 2024

(CLO) Theo thông tin từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thái Bình, năm 2024, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 34.800 lao động, vượt kế hoạch đề ra.

Đời sống
Khi thông tin biến mất

Khi thông tin biến mất

(NB&CL) Một xu hướng đáng báo động cho thấy, độc giả và cả những nhà xuất bản không còn coi trọng việc lưu giữ tin tức trên không gian mạng, trong một thế giới mà độc giả đang chỉ còn tập trung vào các tin tức nhanh, các video ngắn đọc xong rồi quên và không bao giờ quay lại. Thật đáng báo động khi tri thức của nhân loại đang bị đánh mất.

Báo chí - Công nghệ
Du lịch Hà Nội “cất cánh” từ giá trị đặc biệt của di sản

Du lịch Hà Nội “cất cánh” từ giá trị đặc biệt của di sản

(NB&CL) Du lịch Hà Nội đang bước vào mùa cao điểm Tết Nguyên đán, với hàng nghìn di sản văn hoá, hàng trăm lễ hội sắp diễn ra. Làm thế nào để giữ chân khách lưu trú lâu dài, khai thác tốt tiềm năng kinh tế đêm, qua đó thúc đẩy việc mua sắm, chi tiêu của khách du lịch? Làm thế nào để ngành du lịch nhanh chóng “cất cánh” từ nguồn lực di sản? Tất cả đang là nỗi trăn trở của những người làm du lịch Thủ đô...

Đời sống văn hóa
Chính quyền Hàn Quốc đến bắt Tổng thống bị luận tội Yoon, người biểu tình cầu cứu ông Trump

Chính quyền Hàn Quốc đến bắt Tổng thống bị luận tội Yoon, người biểu tình cầu cứu ông Trump

(CLO) Sáng nay (3/1), các nhà điều tra từ cơ quan chống tham nhũng của Hàn Quốc đã vào Dinh Tổng thống ở Seoul để thực hiện lệnh bắt giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol vì vụ áp đặt thiết quân luật.

Thế giới 24h
Apple Journal và Fitness: Nâng cấp đáng giá cho năm mới

Apple Journal và Fitness: Nâng cấp đáng giá cho năm mới

(CLO) Khám phá những nâng cấp mới của Apple cho ứng dụng Journal và Fitness trên iOS 18, giúp bạn dễ dàng xây dựng thói quen lành mạnh và theo dõi hành trình cá nhân hóa.

Sức sống số
Nhận định Crystal Palace vs Chelsea, 22h ngày 4/1 tại Ngoại hạng Anh

Nhận định Crystal Palace vs Chelsea, 22h ngày 4/1 tại Ngoại hạng Anh

(CLO) Nhận định Crystal Palace vs Chelsea, 22h ngày 4/1 tại Ngoại hạng Anh; dự đoán tỉ số Crystal Palace vs Chelsea cùng các chuyên gia phân tích.

Thể thao
Samsung Galaxy S24 sẽ được nâng cấp tính năng mở khóa bằng vân tay nhanh hơn

Samsung Galaxy S24 sẽ được nâng cấp tính năng mở khóa bằng vân tay nhanh hơn

(CLO) Samsung Galaxy S24 sẽ được nâng cấp tính năng mở khóa vân tay nhanh hơn qua One UI 7 beta, cùng cải tiến âm thanh và hoạt ảnh, hứa hẹn nâng tầm trải nghiệm người dùng.

Sức sống số
Tăng trưởng kinh tế tỉnh Hải Dương ước đạt 10,2%, đứng thứ 6 cả nước

Tăng trưởng kinh tế tỉnh Hải Dương ước đạt 10,2%, đứng thứ 6 cả nước

(CLO) Cục Thống kê tỉnh Hải Dương vừa tổ chức họp báo công bố kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024 của tỉnh.

Kinh tế vĩ mô
Ấn Độ hoàn tất việc dọn dẹp chất thải độc hại từ thảm họa Bhopal sau 40 năm

Ấn Độ hoàn tất việc dọn dẹp chất thải độc hại từ thảm họa Bhopal sau 40 năm

(CLO) Các nhà chức trách Ấn Độ thông báo rằng họ đã hoàn tất việc di chuyển chất thải độc hại từ khu vực xảy ra thảm họa rò rỉ khí Bhopal năm 1984 đến một cơ sở xử lý, nơi quá trình thiêu hủy dự kiến sẽ mất từ 3 đến 9 tháng.

Thế giới 24h
Lào Cai cần phấn đấu tăng trưởng GRDP đạt trên 10% ngay từ năm 2025

Lào Cai cần phấn đấu tăng trưởng GRDP đạt trên 10% ngay từ năm 2025

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Lào Cai tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phấn đấu tăng trưởng GRDP đạt trên 10% ngay từ năm 2025. Chú trọng duy trì, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống; đồng thời thúc đẩy, tạo đột phá cho các động lực tăng trưởng mới.

Tin tức
Bình Luận

Tin khác

Tăng trưởng kinh tế tỉnh Hải Dương ước đạt 10,2%, đứng thứ 6 cả nước

Tăng trưởng kinh tế tỉnh Hải Dương ước đạt 10,2%, đứng thứ 6 cả nước

(CLO) Cục Thống kê tỉnh Hải Dương vừa tổ chức họp báo công bố kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024 của tỉnh.

Kinh tế vĩ mô
Đắk Lắk: Chủ trương đầu tư Khu công nghiệp hơn 300 ha được Chính phủ duyệt

Đắk Lắk: Chủ trương đầu tư Khu công nghiệp hơn 300 ha được Chính phủ duyệt

(CLO) Ngày 2/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Phú Xuân với diện tích hơn 300 ha tại xã Ea Đrơng (huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk).

Kinh tế vĩ mô
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Sau sự cố Fukushima, nhiều quốc gia đã quay trở lại phát triển điện hạt nhân

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Sau sự cố Fukushima, nhiều quốc gia đã quay trở lại phát triển điện hạt nhân

(CLO) Ngày 2/1 tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư cho 18 doanh nghiệp

Bắc Ninh trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư cho 18 doanh nghiệp

(CLO) Ngày 2/1 - ngày làm việc đầu tiên của năm mới 2025, tỉnh Bắc Ninh tổ chức trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và chấp thuận chủ trương đầu tư cho 18 doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Kinh tế vĩ mô
Ngành thép hưởng lợi gì ở năm 2025?

Ngành thép hưởng lợi gì ở năm 2025?

(CLO) SSI Research dự kiến nhu cầu thép nội địa sẽ tăng 10% trong năm 2025, khi thị trường bất động sản đã có sự phục hồi mạnh trong năm 2024. Ngoài ra, việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công trong năm cuối của nhiệm kỳ 2021-2025 cũng sẽ giúp thúc đẩy sản lượng tiêu thụ thép. 

Kinh tế vĩ mô
Kế hoạch táo bạo của Tổng thống Nga Putin: Đưa Nga vào top 4 nền kinh tế toàn cầu vào năm 2030

Kế hoạch táo bạo của Tổng thống Nga Putin: Đưa Nga vào top 4 nền kinh tế toàn cầu vào năm 2030

(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin đặt mục tiêu đưa Nga vào top 4 nền kinh tế toàn cầu vào 2030, với kế hoạch tăng 60% đầu tư và giảm nghèo xuống 7%.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định thành lập Cụm công nghiệp Mỹ Tân với diện tích hơn 23 ha

Nam Định thành lập Cụm công nghiệp Mỹ Tân với diện tích hơn 23 ha

(CLO) UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Quyết định số 2991/QĐ-UBND thành lập Cụm công nghiệp Mỹ Tân tại xã Mỹ Tân (thành phố Nam Định).

Kinh tế vĩ mô
Năm 2024, Hưng Yên tổng thu ngân sách nhà nước vượt 22,2% dự toán được giao

Năm 2024, Hưng Yên tổng thu ngân sách nhà nước vượt 22,2% dự toán được giao

(CLO) Theo báo cáo của UBND tỉnh Hưng Yên, năm 2024, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 40.114 tỷ đồng, vượt 22,2% so với dự toán, tăng 23,6% so với cùng kỳ. Trong đó thu nội địa ước đạt 35.814 tỷ đồng, vượt 22,9% dự toán, thu xuất nhập khẩu đạt 4.300 tỷ đồng, vượt 16,2% dự toán.

Kinh tế vĩ mô
Tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Hà Nam ước đạt 8.596 tỷ đồng

Tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Hà Nam ước đạt 8.596 tỷ đồng

(CLO) Theo báo cáo của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nam, năm 2024, tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản toàn tỉnh ước đạt 8.596 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), đạt 98,3% kế hoạch năm.

Kinh tế vĩ mô
Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025: 'Đã đặt ra thì phải quyết tâm làm”

Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025: "Đã đặt ra thì phải quyết tâm làm”

(NB&CL) Các ý kiến đều cho rằng, với đà tăng trưởng sẵn có của năm 2024, kinh tế Việt Nam có rất nhiều cơ hội tăng trưởng và tiếp tục bứt phá trong năm 2025. Do đó, mục tiêu 7 - 7,5%, thậm chí là 8% là hoàn toàn khả thi.

Kinh tế vĩ mô