Kiên Giang: 2 nhà thầu cạnh tranh gói thi công xử lý rác tại Phú Quốc có giá 142 tỷ đồng
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Phú Quốc vừa tiến hành mở thầu cho gói thầu số 5, thuộc dự án "Xử lý rác thải mới phát sinh hằng ngày".
Theo dõi báo trên:
GTC, hiệp định quốc tế duy nhất về buôn bán ngũ cốc của Liên hợp quốc vốn được tạo ra nhằm thúc đẩy tính minh bạch của thị trường và tăng cường hợp tác thương mại. Ai Cập đã ký GTC ngay từ khi hiệp định này ra đời vào năm 1995. Nước này cũng là thành viên của hội đồng điều hành GTC từ năm 1949.
Một bé gái Ai Cập tham gia thu hoạch lúa mì tại làng Bamha, tỉnh Giza, phía nam Cairo. Ảnh: AFP
Thế nhưng, vào tháng 2 vừa qua, Ai Cập đã đệ trình yêu cầu rút khỏi hiệp định này, bắt đầu từ ngày 30/6 năm nay. “Điều này xảy ra mà không có thông tin trước. Một số phái đoàn trong IGC rất ngạc nhiên và buồn về quyết định của Ai Cập”, Arnaud Petit, giám đốc điều hành của Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC), cho biết.
Ông Petit nói thêm, một số thành viên sẽ yêu cầu Ai Cập xem xét lại quyết định của mình. Tuy nhiên, đại diện Bộ Ngoại giao Ai Cập cho biết quyết định được đưa ra sau khi Bộ Cung ứng và Bộ Thương mại nước này kết luận rằng tư cách thành viên của Ai Cập trong hội đồng “không mang lại giá trị gia tăng”.
Các bên ký kết GTC khác bao gồm các nhà nhập khẩu và xuất khẩu ngũ cốc lớn như Mỹ và Liên minh châu Âu. Hai nguồn tin quen thuộc với vấn đề này, yêu cầu giấu tên, nói với Reuters rằng Ai Cập nợ phí thành viên IGC. Nhưng Bộ ngoại giao Ai Cập đã không đưa ra câu trả lời khi được hỏi về vấn đề lệ phí.
Hiện chưa rõ động thái Ai Cập “quay xe” sẽ xảy ra tác động như thế nào đến thị trường ngũ cốc thế giới. Nhưng dưới góc độ địa chính trị thì việc Ai Cập rời khỏi GTC trong bối cảnh giá ngũ cốc tăng vọt là minh họa mới nhất về hệ lụy từ cuộc chiến ở Ukraine đối với tình trạng lương thực toàn cầu.
Theo Nader Nour El-Din, cựu cố vấn của Bộ trưởng Bộ Cung ứng Ai Cập và chuyên gia về trao đổi lương thực và ngũ cốc quốc tế, hiệp định GTC khi hoạt động hiệu quả sẽ tác động lớn đến thị trường toàn cầu, trong đó có việc bảo vệ các nước đang phát triển khỏi tình trạng giá cả tăng cao.
Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine và giá lương thực tăng vọt, nó lại đã tác động tiêu cực đến các quốc gia phải nhập khẩu nhiều lương thực như Ai Cập. Đặc biệt trong bối cảnh khó khăn về dòng tiền, Ai Cập đã phàn nàn về giá cả bất công trong cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Ai Cập, nước nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới và là nước nhập khẩu ngô thứ tư thế giới, nói rằng họ không tìm thấy lý do biện minh nào cho việc giá lúa mì tăng từ 250 USD lên 520 USD/tấn trong năm qua, theo ông Nour El-Din cho biết.
Cụ thể, Ai Cập luôn kêu gọi các thành viên hiệp ước đóng vai trò hiệu quả trong vấn đề này, không lợi dụng khủng hoảng, kiểm soát giá cả và giúp đỡ các nước nhập khẩu, đặc biệt là các nước đang phát triển như các quốc gia châu Phi.
Tuy nhiên, những lời kêu gọi này đã không được chú ý. Trong bối cảnh đó, những ràng buộc từ hiệp định GTC vô tình trở thành rào cản lớn đối với những nước gặp khó khăn về lương thực như Ai Câp. Nour El-Din cho biết, ngay cả khi giá lúa mì thấp, các nước nhập khẩu không được phép nhập khẩu số lượng lớn vượt quá ba lô hàng.
Do đó, theo ông Nour El-Din, thì việc Ai Cập trở thành thành viên của hiệp định GTC là vô nghĩa.
Ai Cập nhập khẩu phần lớn nhu cầu lương thực của mình. Đất nước này phụ thuộc rất nhiều vào lúa mì để làm bánh mì, một loại lương thực chính trong chế độ ăn uống của người Ai Cập. Theo các quan chức chính phủ, người Ai Cập tiêu thụ gần 100 tỷ ổ bánh mì mỗi năm, được làm từ khoảng 18 triệu tấn lúa mì.
Trước khi bắt đầu cuộc xung đột ở châu Âu, 80% lượng lúa mì nhập khẩu của Ai Cập đến từ Nga và Ukraine. Nhưng chiến sự tại Ukraine đã làm gián đoạn nghiêm trọng hoạt động mua lúa mì của Ai Cập.
Mặc dù ngũ cốc từ Ukraine bắt đầu được vận chuyển trở lại qua Biển Đen sau khi Liên hiệp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian cho một thỏa thuận vào tháng 7, thì xuất khẩu vẫn thấp hơn trước.
Người dân thủ đô Cairo (Ai Cập) mua bánh mì trên phố. Ảnh: Reuters
Với thỏa thuận ngũ cốc sắp hết hạn vào tháng tới và cuộc xung đột đang diễn ra làm gián đoạn sản xuất nông nghiệp ở Ukraine, một viễn cảnh bất an vẫn lơ lửng về dòng ngũ cốc từ khu vực này.
Đối với Ai Cập, việc duy trì trợ cấp bánh mì là vấn đề an ninh quốc gia. Các chính trị gia Ai Cập thường viện dẫn khả năng xảy ra “bạo loạn bánh mì” để giải thích tại sao việc cung cấp bánh mì giá rẻ là “lằn ranh đỏ” không thể vượt qua.
Họ thường nhắc lại năm 1977, dưới áp lực của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, chính phủ đã tìm cách tăng giá fino, một loại bánh cuộn trắng mềm, lúc đó được trợ cấp, dẫn đến hai ngày bạo loạn trong đó ít nhất 77 người thiệt mạng và 214 người bị thương.
Trở lại với vấn đề ngũ cốc hiện tại, chính phủ Ai Cập thời gian qua đã nỗ lực đàm phán với nhiều quốc gia, bao gồm Ấn Độ, để cố gắng đa dạng hóa nguồn cung ngũ cốc, tránh việc phụ thuộc quá nhiều vào các quốc gia cụ thể trong việc nhập khẩu lúa mì.
Bên cạnh đó, giá lúa mì leo thang cũng gây áp lực mạnh lên nguồn dự trữ ngoại hối của Ai Cập. Cần biết rằng, khủng hoảng kinh tế toàn cầu hậu đại dịch và ảnh hưởng của cuộc chiến ở Ukraine đang tác động vô cùng tiêu cực tới Ai Cập. Dòng vốn đầu tư nước ngoài, với hơn 20 tỷ USD, đã chảy khỏi quốc gia này. Giá thực phẩm và hàng hóa cơ bản, chủ yếu là hàng nhập khẩu, đã tăng hơn gấp đôi kể từ khi đồng tiền Ai Cập bị phá giá vào đầu năm nay.
Vì thế, việc rút lui khỏi GTC, nghĩa là tự cởi bỏ các rào cản của một hiệp định, cũng là con đường để Ai Cập tự “cứu mình”.
Abdel Ghaffar al-Salamoni, phó giám đốc bộ phận ngũ cốc tại Liên đoàn Công nghiệp Ai Cập, nói: “Chúng tôi đang cố gắng giảm sự phụ thuộc vào đồng USD trong thương mại quốc tế. Ai Cập muốn giao dịch trực tiếp với các đối tác thương mại ngũ cốc lớn, chẳng hạn như Nga và Ấn Độ”.
Al-Salamoni nói thêm rằng Ai Cập muốn thanh toán tiền nhập khẩu ngũ cốc của Nga bằng đồng rúp và đổi phân bón lấy các lô hàng ngũ cốc của Ấn Độ. “Ai Cập đang đưa ra quyết định này vào đúng thời điểm... Chúng tôi sẽ nhập khẩu ngũ cốc từ các nhà cung cấp mà không phụ thuộc vào đồng USD”, ông đi đến kết luận.
Nguyễn Khánh
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Phú Quốc vừa tiến hành mở thầu cho gói thầu số 5, thuộc dự án "Xử lý rác thải mới phát sinh hằng ngày".
(CLO) Giá vàng chạm đỉnh 3.167,57 USD rồi quay đầu giảm khi Tổng thống Trump áp thuế 10% lên hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ.
(CLO) Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot bày tỏ lo ngại về một cuộc đối đầu quân sự với Iran trong trường hợp đàm phán hạt nhân thất bại.
(CLO) Mới đây, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Giao Thuỷ vừa đăng tải thông báo mời thầu cho cho gói thầu xây dựng công trình và lắp đặt thiết bị, thuộc dự án "Xây dựng khu dân cư tập trung xã Giao Thanh, huyện Giao Thủy".
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(CLO) Các nhà khoa học nghiên cứu nguồn gốc của cư dân "Sa mạc Sahara xanh" vừa khôi phục thành công bộ gen hoàn chỉnh đầu tiên từ hài cốt của hai người phụ nữ được chôn cất tại Takarkori.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM cho biết sẽ thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên để xử lý vụ việc liên quan đến loạt livestream gây tranh cãi của streamer ViruSs và các nghệ sĩ khác.
(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai vừa ký văn bản mời thầu Dự án xây dựng kè chống sạt lở trị giá 50 tỷ đồng cho 31 hộ dân nằm dọc đường 23/9, phường Pom Hán để kịp thời khắc phục khẩn cấp sạt lở nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân.
(CLO) Giữa những đồn điền cọ bạt ngàn tại vùng nông thôn Malaysia, những tòa nhà khổng lồ phủ đầy tấm pin mặt trời, hoạt động không ngừng nghỉ để phục vụ cho cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo toàn cầu.
(CLO) Huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) đang khẩn trương chuẩn bị cho Festival Cao Nguyên Trắng Bắc Hà hè 2025 và Vòng chung kết giải đua ngựa truyền thống vào ngày 7/6.
(CLO) Sau thời gian dài im ắng, tối ngày 3/4/2025, Tiktoker Phạm Thoại bất ngờ báo cáo kết quả kiểm toán độc lập về thu - chi tài khoản từ thiện ủng hộ bé Bắp đứng tên mình.
(CLO) Rạng sáng 4/4 (giờ Việt Nam), câu lạc bộ Chelsea giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước Tottenham tại giải Ngoại hạng Anh 2024/25, qua đó đòi lại vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng từ tay Man City.
(CLO) Mạng xã hội đang tạo ra một 'thế giới song song' đầy cám dỗ, nơi giới trẻ đang phải đối mặt với một nghịch lý: 'bắt kịp' những xu hướng phù phiếm trên mạng xã hội, nhưng lại 'bỏ lỡ' những giá trị đích thực của cuộc sống.
(CLO) Những hiện vật và tư liệu quý mà gia đình cụ Phạm Văn Công lưu giữ hơn 60 năm qua vừa được tặng lại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(CLO) Tối 3/4, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương đã chia sẻ với báo chí những quan điểm của Bộ Công Thương về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này.
(CLO) Tối ngày 3/ 4, Lễ khai mạc Giải Bóng chuyền Cúp Hùng Vương 2025 đã chính thức diễn ra tại Nhà thi đấu TDTT tỉnh Phú Thọ. Sự kiện không chỉ khởi đầu cho giải đấu bóng chuyền đỉnh cao được mong đợi, mà còn hứa hẹn cống hiến cho khán giả trên quê hương Đất Tổ và người hâm mộ cả nước những trận cầu "nảy lửa", đầy kịch tính và hấp dẫn trong những ngày tranh tài sắp tới.
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.