Thay thế người đứng đầu cơ sở giáo dục nếu 2 năm liền không có giải pháp nâng cao chất lượng

Thứ năm, 15/08/2024 20:03 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đó là một trong những biện pháp để giáo dục tỉnh Cao Bằng nâng cao chất lượng, vượt qua chính mình để đổi mới, phát triển giáo dục.

Chiều ngày 15/8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn dự Hội nghị tổng kết năm học 2023-2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025 tại tỉnh Cao Bằng.

Trong năm học vừa qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Cao Bằng đã nỗ lực triển khai, thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm với nhiều kết quả nổi bật, trong đó công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ được duy trì, công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được quan tâm thực hiện.

thay the nguoi dung dau co so giao duc neu 2 nam lien khong co giai phap nang cao chat luong hinh 1

Ngành giáo dục Cao Bằng trong năm học 2023-2024 đã gặt hái được nhiều thành tích, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện (ảnh nguồn Báo Giáo dục và Thời đại).

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện và hiện đại hoá. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển GD&ĐT, năm học 2023 - 2024 sở GD&ĐT đã tham mưu UBND tỉnh tuyển dụng mới 375 viên chức, đáp ứng 71,29%.

Chất lượng giáo dục mũi nhọn được nâng cao, năm học 2023 - 2024 toàn tỉnh có 34 giải Kỳ thi chọn HSG Quốc gia, tăng 20 giải so với năm học trước; 3 giải cuộc thi Vex Robotics Việt Nam 2024; 1 giải vô địch STEM Robotics Việt Nam.

Tại giải VEX Robotics World Championship 2024 tổ chức tại Mỹ, Đội Robotics 11 trường THPT Chuyên Cao Bằng (là 1 trong 4 đại diện của Việt Nam) thi đấu ấn tượng với robot VEX V5 - Robot hiện đại nhất, ở bảng thi khó nhất với các đội vô địch quốc gia.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đánh giá cao và ghi nhận kết quả mà ngành Giáo dục tỉnh Cao Bằng đã đạt được trong năm qua.

Bộ trưởng đề nghị, tỉnh Cao Bằng cần xây dựng chiến lược và có mục tiêu phù hợp, thực chất nhất bởi mỗi một địa phương có một điều kiện, bối cảnh khác nhau. Trong đó, việc nâng dân trí, chăm sóc điều kiện tối thiểu cho học sinh cần đặt lên hàng đầu. Đối với các khu vực càng khó khăn, càng phải quan tâm và đầu tư đặc biệt cho giáo dục.

Bên cạnh đó, Cao Bằng cũng cần coi chuyển đổi số không chỉ là câu chuyện tình thế mà là giải pháp mang tính chiến lược ngay cả khi đã đầy đủ các điều kiện. Đồng thời, địa phương cần huy động mọi nguồn lực trong thời gian ngắn nhất kiên cố hoá và tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất tối thiểu tại các nhà trường…

Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh uỷ Cao Bằng Trần Hồng Minh bày tỏ niềm vui và ghi nhận những thành tích bứt phá, hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu của ngành giáo dục.

Bí thư Tỉnh uỷ Cao Bằng mong muốn ngành Giáo dục và Đào tạo của tỉnh nghiêm túc tiếp thu, triển khai thực hiện hiệu quả những chỉ đạo quan trọng của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, đặc biệt là các nhóm giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm năm học 2024 - 2025.

Triển khai có hiệu quả Nghị quyết, Chương trình hành động của Trung ương, của tỉnh về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Xây dựng cơ chế sàng lọc đội ngũ, thay thế người đứng đầu cơ sở giáo dục nếu 2 năm liền không có giải pháp để nâng cao chất lượng (sự phát triển, nâng cao trước hết là vượt qua chính bản thân mình).

Sự sàng lọc cán bộ không chỉ là của riêng ngành nào, lĩnh vực nào, mà là yêu cầu thực tiễn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, địa phương hiện nay.

Khẩn trương tham mưu xây dựng, triển khai hiệu quả Đề án nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông giai đoạn 2024 - 2030 để tạo đà bứt phá, tích cực tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách thu hút giáo viên.

Cũng theo Bí thư tỉnh ủy Cao Bằng Trần Hồng Minh: Các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh nâng cao vai trò của người đứng đầu, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt - học tốt, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; mạnh dạn đổi mới, phát huy hiệu quả các nguồn lực.

Ủy ban nhân dân tỉnh cần tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả công tác đổi mới và phát triển giáo dục; bố trí nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất; đảm bảo mức chi ngân sách tối thiếu cho đầu tư phát triển giáo dục đào tạo.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Các trường học tại Thái Nguyên khắc phục hậu quả sau lũ, đón học sinh trở lại

Các trường học tại Thái Nguyên khắc phục hậu quả sau lũ, đón học sinh trở lại

(CLO) Mưa lũ lịch sử đã gây thiệt hại lớn cho ngành Giáo dục tỉnh Thái Nguyên. Ngay sau khi nước rút, các trường học đã tổ chức dọn dẹp vệ sinh, đảm bảo đón học sinh đi học trở lại theo khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025.

Giáo dục
Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh kỷ niệm 30 năm hình thành và phát triển

Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh kỷ niệm 30 năm hình thành và phát triển

Ngày 19/9, Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm hình thành và phát triển. Tham dự buổi lễ có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh.

Giáo dục
Quảng Bình cho học sinh nghỉ học để ứng phó với bão số 4

Quảng Bình cho học sinh nghỉ học để ứng phó với bão số 4

(CLO) Trước những diễn biến mới của cơn bão số 4, sáng ngày 19/9, Sở Giáo dục-Đào tạo Quảng Bình có công văn chỉ đạo các đơn vị, cơ sở giáo dục cho học sinh các cấp học nghỉ học từ chiều 19/9/2024 cho đến khi thời tiết bình thường trở lại.

Giáo dục
Đề nghị các tỉnh có chính sách hỗ trợ đối với học sinh vùng bão lũ

Đề nghị các tỉnh có chính sách hỗ trợ đối với học sinh vùng bão lũ

(CLO) Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục căn cứ mức độ thiệt hại của người dân, xem xét, quyết định hỗ trợ học phí.

Giáo dục
Phú Thọ vẫn có nhiều hộ dân bị ngập, nhiều học sinh vẫn chưa đến trường

Phú Thọ vẫn có nhiều hộ dân bị ngập, nhiều học sinh vẫn chưa đến trường

(CLO) Tỉnh Phú Thọ cho biết, có 194 trường học, tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Hạ Hòa bị ảnh hưởng bởi bão. Ước tính thiệt hại của ngành Giáo dục tỉnh khoảng trên 4 tỷ đồng.

Giáo dục