Thể chế hóa các quan điểm của Đảng về công tác phòng, chống tham nhũng

Thứ hai, 25/06/2018 15:05 PM - 0 Trả lời

(CLO) Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi theo hướng mọi cán bộ, công chức đều phải có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập lần đầu. Quy định này nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng được nêu trong Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) “tiến tới tất cả cán bộ, công chức là đảng viên đều phải kê khai tài sản”.

Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) hiện hành quy định đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản là cán bộ từ Phó phòng của UBND cấp huyện và tương đương trở lên; một số cán bộ, công chức cấp xã, người làm công tác quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân. Các đối tượng này có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập hàng năm.

Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi theo hướng, bên cạnh các đối tượng kê khai theo Luật hiện hành, thì mở rộng đối với mọi cán bộ, công chức đều phải có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập lần đầu.

Báo Công luận
 Ảnh minh họa

Theo Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, đa số ý kiến Ủy ban Tư pháp tán thành với quy định của dự thảo Luật vì cho rằng, so với nhóm đối tượng giữ chức vụ từ Giám đốc Sở trở lên hoặc những cán bộ, công chức, viên chức khác làm việc ở một số vị trí công tác trong các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao cần phải kiểm soát chặt chẽ thì trước mắt, để phù hợp với thực tế và khả thi, nhóm đối tượng cán bộ, công chức còn lại chỉ cần kiểm soát tài sản, thu nhập ở mức độ đơn giản hơn, với mục đích chủ yếu nhằm tạo cơ sở dữ liệu để so sánh, đối chiếu khi tài sản, thu nhập của họ có biến động từ 300 triệu đồng trở lên trong 1 năm hoặc khi có tố cáo, có dấu hiệu về việc kê khai không trung thực.

Theo Ủy ban Tư pháp, so với luật hiện hành thì phương thức kê khai đã có sự thay đổi theo hướng thu hẹp đối tượng có nghĩa vụ kê khai hàng năm (chỉ bao gồm những người giữ các chức vụ cao hoặc làm việc ở những vị trí có nguy cơ tham nhũng cao), qua đó nhằm bảo đảm tập trung nguồn lực cho việc kiểm soát tài sản, thu nhập, tăng cường ý thức tuân thủ của người kê khai, bảo đảm tính khả thi và góp phần khắc phục được tính hình thức của việc kiểm soát tài sản, thu nhập như thời gian qua.

Bên cạnh đó, quy định này cũng là thể chế hóa quan điểm của Đảng được nêu trong Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) là “tiến tới tất cả cán bộ, công chức là đảng viên đều phải kê khai tài sản”.

Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến đề nghị thu hẹp đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập, tập trung vào những vị trí có nguy cơ tham nhũng cao; việc mở rộng đối tượng kê khai sẽ được thực hiện khi đã làm tốt công tác kiểm soát tài sản, thu nhập của nhóm đối tượng này và có đủ nguồn lực cho việc kiểm soát.

Lý do là trên thực tế, việc kê khai tài sản, thu nhập còn hình thức, hiệu quả thấp do việc kê khai chủ yếu dựa vào ý thức tự giác của người kê khai, số người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập quá lớn (trung bình khoảng hơn 1 triệu bản kê khai mỗi năm), vượt quá khả năng của các cơ quan có trách nhiệm kiểm soát tài sản, thu nhập. Nếu mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai như dự thảo Luật mà không theo dõi biến động, không xác minh tài sản, thu nhập của họ thì lại không khắc phục được tính hình thức như thời gian qua.

Bên cạnh đó, việc mở rộng đối tượng kê khai nhưng lại đồng thời thu hẹp đầu mối cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập cũng sẽ tạo áp lực rất lớn đối với cơ quan này và có thể dẫn đến tiếp tục thiếu hiệu quả trong kiểm soát tài sản, thu nhập.

Thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 5 vừa qua, nhiều đại biểu đã có ý kiến về quy định đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản.

Nhiều đại biểu bày tỏ thống nhất với nội dung Điều 37 dự thảo luật quy định mở rộng đối tượng kê khai tài sản thu nhập nhằm tiến tới tất cả cán bộ, công chức đều phải kê khai tài sản giúp cho công tác quản lý kê khai tài sản được thực hiện có hệ thống chặt chẽ, minh bạch; cho phép quản lý, kiểm soát tốt hơn và cũng nhằm khắc phục tính hình thức của việc kê khai tài sản.

Đại biểu Bùi Quốc Phòng (Đoàn Thái Bình) cho rằng, Điều 37 của dự thảo Luật quy định về phương thức kê khai đã có sự thay đổi theo hướng bên cạnh các đối tượng kê khai như luật hiện hành thì mở rộng đối với mọi cán bộ, công chức đều phải có nghĩa vụ kê khai tài sản thu nhập lần đầu, đồng thời tập trung vào việc kiểm soát chặt chẽ hơn việc kê khai đối với nhóm đối tượng có hệ số phụ cấp chức vụ cao, từ 0,9 trở lên và những đối tượng công tác ở vị trí có nguy cơ tham nhũng cao, còn các đối tượng khác kê khai lần đầu là để tạo dữ liệu làm cơ sở so sánh, đối chiếu khi cần thiết.

“Như vậy, về đối tượng kê khai đã được điều chỉnh theo hướng thu hẹp là phù hợp, sẽ giúp cho việc quản lý, kiểm soát tốt hơn và cũng nhằm khắc phục tính hình thức của các bản kê khai mà lâu nay chúng ta vẫn làm nhưng thực chất là chưa kiểm soát được tài sản thu nhập của cán bộ, công chức”, đại biểu nhận định.

Đại biểu Tôn Ngọc Hạnh (Đoàn Bình Phước) cũng thống nhất với dự thảo luật quy định mở rộng đối tượng kê khai tài sản thu nhập nhằm tiến tới tất cả cán bộ, công chức đều phải kê khai tài sản. Dự thảo luật cũng đã tính toán đến phương án tích hợp các cơ sở dữ liệu để kiểm soát tài sản ngay từ đầu và quy định nhiều đợt kê khai tài sản khác nhau để phục vụ cho công tác cán bộ.

Tuy nhiên, đại biểu còn băn khoăn về khả năng thực hiện của các cơ quan được giao kiểm soát tài sản và việc chọn ngẫu nhiên đối tượng kiểm soát.

Vì vậy, đại biểu đề nghị thay việc chọn ngẫu nhiên bằng việc áp dụng phương án kiểm soát và phân loại các nhóm đối tượng kê khai ở các cấp độ kê khai cán bộ có chức vụ các cấp, cán bộ, công chức bình thường, viên chức có chức vụ, thay vì quy định cụ thể vị trí việc làm nhạy cảm phải kê khai tài sản trong luật. Theo đó, cần có thêm hình thức lập danh mục các vị trí việc làm cần lưu ý để quản lý đối tượng kê khai.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, đại biểu Quốc hội đều tán thành sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Phòng, chống tham nhũng để khắc phục hạn chế bất cập của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 và thể chế hóa kịp thời các quan điểm của Đảng về công tác phòng chống tham nhũng; đáp ứng yêu cầu phòng, chống tham nhũng trong tình hình mới và phù hợp với cam kết quốc tế về phòng, chống tham nhũng mà Việt Nam là thành viên.

Về đối tượng kê khai tài sản, thu nhập, nhiều ý kiến tán thành với việc mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập đối với mọi cán bộ công chức, viên chức Nhà nước lần đầu. Một số ý kiến đề nghị trước mắt cần thu hẹp đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập, tập trung vào các vị trí, chức vụ có nguy cơ tham nhũng cao, những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng để có thể nói, làm thực chất và hiệu quả hơn vấn đề phòng, chống tham nhũng.

Thế Vũ

Tin khác

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

(CLO) Sáng 26/4, nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.

Tin tức
Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị

Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chú trọng phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, quy mô lớn, có lộ trình phù hợp giảm số cửa hàng xăng dầu quy mô nhỏ lẻ, không hiệu quả.

Tin tức
Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới được ưu tiên phát triển không giới hạn

Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới được ưu tiên phát triển không giới hạn

(CLO) Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu được ưu tiên/cho phép phát triển không giới hạn trên cơ sở bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh năng lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành một ngành kinh tế mới của đất nước.

Tin tức
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn đôn đốc để hoàn thành việc rà soát, đo đạc, cắm mốc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích…

Tin tức
Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

(CLO) Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Festival Huế, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại.

Tin tức