Thế giới 2023: Mở rộng cánh cửa để tiến về phía trước

Thứ ba, 24/01/2023 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Cho đến cuối năm 2022, hầu hết các quốc gia đã lần lượt mở cửa trở lại sau COVID-19. Bởi vậy, có thể tin rằng năm 2023, thế giới sẽ được tận hưởng một năm bình thường trọn vẹn đầu tiên kể từ khi đại dịch bùng phát.

Sự kiện: COVID-19

Cơn ác mộng đã qua

Sau 3 năm, kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện và bùng phát vào cuối năm 2019 và đầu năm 2020, thế giới đã sẵn sàng xem nó chỉ còn là một cơn ác mộng đã qua. Nhân loại đang bắt nhịp trở lại với cuộc sống bình thường nhanh hơn tưởng tượng, khi chỉ cách đây hơn một năm, những sinh hoạt đời thường của hầu hết người dân trên hành tinh vẫn còn được xem như một điều xa xỉ.

Nhưng trước khi ghi nhận sự yên bình đang trở lại và hướng tới tương lai với những niềm hy vọng mới, chúng ta vẫn cần nhìn lại cơn ác mộng khủng khiếp đó, để nhận ra giá trị của sự bình yên và hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Hiển nhiên, chẳng thể thống kê được đầy đủ tác động mà đại dịch COVID-19 gây cho thế giới trong vòng 3 năm qua. Tuy nhiên, chỉ một vài con số tiêu biểu về đại dịch COVID-19 cũng đủ khiến bất kỳ ai cũng phải sợ hãi. Đại dịch COVID-19, như tất cả chúng ta đều phải thừa nhận, là một trong những điều tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại.

Hãy nói đến số ca nhiễm, đến cuối tháng 11/2022 đã có ít nhất 640 triệu người mắc COVID-19 được xác nhận trên toàn thế giới. Tất nhiên, con số thực sự còn lớn hơn gấp bội. Nhiều ước tính trên thế giới đánh giá số ca nhiễm COVID thực sự phải lên tới hàng tỷ người. Cho đến nay, chỉ duy nhất một vùng lãnh thổ chưa bị COVID-19 xâm nhập, đó là hòn đảo nhỏ bé Tokelau với chỉ hơn 1.000 dân thuộc New Zealand ở phía nam Thái Bình Dương.

Đại dịch COVID-19 đến cuối tháng 11/2022 đã gây ra cái chết cho không dưới 6,61 triệu người. Tương tự số ca nhiễm, dựa theo tỷ lệ tử vong vượt mức, Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe Mỹ và tạp chí Economist ước tính con số người thiệt mạng thực tế phải từ 16,6 đến 28,8 triệu người. Có nghĩa, COVID-19 là đại dịch tàn khốc nhất trong kỷ nguyên hiện đại, thậm chí chỉ kém đại dịch số một nhân loại là “Cái chết đen” do dịch hạch gây ra hồi thế kỷ 14 hay đại dịch cúm Tây Ban Nha cách đây hơn một thể kỷ.

Hẳn ai cũng hiểu rằng đại dịch COVID-19 thực tế còn tàn phá thế giới khủng khiếp hơn nhiều, không chỉ qua những con số ca bệnh và tử vong. Về mặt kinh tế, thiệt hại do đại dịch COVID-19 gây ra vô cùng lớn, khi nó kéo tụt nền kinh tế toàn cầu năm 2020 xuống mức -3,3% từ mức +2,6% vào năm 2019.

the gioi 2023 mo rong canh cua de tien ve phia truoc hinh 1

Thế giới đã sẵn sàng bỏ loại đại dịch COVID-19 phía sau để mở cửa hoàn toàn vào năm 2023.

Điều đó có nghĩa đây là đợt suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng 2005-2009. Đại học Cambridge ước tính thiệt hại mà đại dịch COVID-19 đã và sẽ còn gây ra cho nền kinh tế toàn cầu trong vòng 5 năm là khoảng 82 nghìn tỷ USD, gần bằng GPG toàn thế giới vào năm 2019 trước khi đại dịch bùng phát.

Tất nhiên, COVID-19 còn làm tê liệt và kéo tụt thành quả ở hầu hết lĩnh vực khác của xã hội. Theo Liên hợp quốc, nó đã làm tiêu tan hơn 4 năm tiến trình chống lại nghèo đói trên thế giới, qua đó vẫn khiến ít nhất 251 triệu người rơi vào cảnh nghèo đói cho đến năm 2030. COVID-19 cũng gây ra một cuộc đại khủng hoảng giáo dục, khiến gần 1,6 tỷ học sinh không thể đến trường trong một thời gian dài; đồng thời khiến 24 triệu học sinh sẽ không bao giờ có thể trở lại trường - bằng dân số cả một quốc gia trung bình.

Rõ ràng, để liệt kê đủ các tác động của đại dịch COVID-19 trong vòng 3 năm qua thì chẳng có giấy bút nào có thể ghi chép hết. Ngay cả mỗi người trong chúng ta cũng có thể viết được cả một cuốn sách từ những nỗi buồn đau, thiệt hại… mà mình phải gánh chịu sau 3 năm đại dịch, từ kinh tế, thể chất… cho đến tinh thần.

Nhưng, thật may mắn, tất cả đều đã qua đi. Thế giới sắp lần đầu tiên kể từ đại dịch COVID-19 xảy ra sẽ bước sang năm mới mà không còn phải mang theo nỗi ám ảnh từ con virus này. Niềm hy vọng, sự hứng khởi giờ sẽ trở lại với nhân loại vào đêm giao thừa 2023, dù ở phương Tây hay phương Đông.

Sự phục hồi mạnh mẽ và niềm tin vào tương lai

Cho đến nay, ngoại trừ Trung Quốc là quốc gia lớn duy nhất vẫn đang duy trì chính sách COVID-19 chặt chẽ, hầu hết các nước đều đã gỡ bỏ phần lớn các quy tắc kiểm dịch, thậm chí còn đã và đang thừa nhận SARS-CoV-2 chỉ còn là một dịch bệnh đặc hữu.

the gioi 2023 mo rong canh cua de tien ve phia truoc hinh 2

Nền kinh tế thế giới đang phục hồi một cách ổn định và rõ rệt sau đại dịch COVID-19.

Theo thống kê của trang web du lịch nổi tiếng WEGO, tính tới cuối tháng 11 năm 2022 đã có tới 174 quốc gia mở cửa hoàn toàn với thế giới, khi không đòi hỏi du khách phải xét nghiệm COVID-19 hay cách ly khi nhập cảnh. Còn lại 31 quốc gia chỉ đòi hỏi xét nghiệm COVID-19, cùng 3 quốc gia và vùng lãnh thổ khác yêu cầu xét nghiệm và cách ly khi đến. Chỉ có 2 quốc gia là Trung Quốc vẫn theo đuổi chiến lược “Không COVID-19” và Ukraine đang trong hoàn cảnh chiến tranh chưa mở cửa biên giới.

Có rất nhiều cơ sở tin rằng COVID-19 không còn là một rào cản để thế giới tiến về phía trước trong năm 2023. Cho đến cuối năm 2022, hơn 5 tỷ người đã được tiêm vắc-xin đầy đủ (gần 65%). Nếu trừ nhóm trẻ dưới 6 tuổi chưa được phép tiêm ở hầu hết các quốc gia thì gần như dân số thế giới đã được bảo vệ cơ bản trước COVID-19. Mặc dù số ca nhiễm COVID-19 mới vẫn xuất hiện khá nhiều, song tỷ lệ tử vong do loại virus này chỉ còn ở mức 0,1%, thấp hơn khá nhiều so với nhiều dịch bệnh khác.

Sự hồi phục của nền kinh tế thế giới cũng đang diễn ra một cách ổn định và rõ rệt. Ngay vào năm 2021, sau khi nhiều nước đã sẵn sàng sống chung với COVID-19 thì nền kinh tế thế giới đã bùng nổ mạnh mẽ. Từ mức sụt giảm xuống -3,3% vào năm 2020, GDP thế giới đã tăng tới 5,8% vào năm 2021, tức khoảng cách lên tới 9,1%. Trong khi đó, GDP toàn cầu năm 2022 cũng được dự báo sẽ đạt khoảng 100 nghìn tỷ USD, tăng 4% so với năm 2022 và khoảng hơn 15% so với năm 2020.

Bởi vậy, dù vẫn còn những khó khăn vì cuộc chiến ở Ukraine hay biến đổi khí hậu, song thế giới hoàn toàn có thể bứt phá mạnh hơn nữa trong năm 2023. Sự kỳ vọng còn lớn hơn khi Trung Quốc, siêu cường kinh tế và được xem như “công xưởng của thế giới”, cũng đang dần bỏ bớt các hạn chế của mình, thậm chí có thể sớm từ bỏ chiến lược “Không COVID-19” để cùng thế giới bỏ lại đại dịch phía sau.

Rõ ràng, khác với năm 2020, 2021 hay cả 2022, phần lớn thế giới sẽ lần đầu tiên kể từ đại dịch trút bỏ được nỗi ám ảnh COVID-19 khi bước sang năm mới 2023. Chỉ cần vậy thôi, người ta cũng có thể tin vào một tương lai tốt đẹp hơn, hay ít nhất cũng “bình thường” hơn, ở phía trước.

Bùi Huy

Tin mới

UBND tỉnh Hòa Bình được giao đầu tư đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu quy mô 4 làn xe

UBND tỉnh Hòa Bình được giao đầu tư đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu quy mô 4 làn xe

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Hòa Bình làm cơ quan chủ quản để quản lý, đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Km 0 - Km 19) với quy mô giai đoạn hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe.

Tin tức
Truy tìm phạm nhân trốn trại ở Thanh Hóa

Truy tìm phạm nhân trốn trại ở Thanh Hóa

(CLO) Ngày 1/4, thông tin từ Công an xã Thanh Hòa (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) cho biết, đang phối hợp Trại giam Thanh Lâm truy tìm phạm nhân Dương Hữu Duy trốn khỏi trại giam Thanh Lâm.

Đời sống
Công an tỉnh Quảng Bình mở đợt cao điểm bảo đảm an toàn giao thông từ 1/4

Công an tỉnh Quảng Bình mở đợt cao điểm bảo đảm an toàn giao thông từ 1/4

(CLO) Trước tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm 2025, Công an tỉnh Quảng Bình đã triển khai đợt cao điểm nhằm kiểm soát, ngăn chặn tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn. Đợt cao điểm bắt đầu từ ngày 1/4/2025, hướng tới mục tiêu giảm thiểu tai nạn trên cả ba tiêu chí và đảm bảo an toàn cho người dân.

Giao thông
Thành lập Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn

Thành lập Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn

(CLO) Chiều 1/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vào Báo Lạng Sơn, tạo thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn. Đồng thời, hội nghị cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Nghề báo
Dự báo thời tiết ngày 2/4: TP HCM và Nam Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ

Dự báo thời tiết ngày 2/4: TP HCM và Nam Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 2/4, khu vực Nam Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và tối). Mưa lớn cục bộ ở TP HCM và Nam Bộ còn cảnh báo có thể gây ngập úng tại các vùng trũng, thấp.

Môi trường và cuộc sống
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính kiểm tra các công trình trọng điểm tại Khánh Hòa

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính kiểm tra các công trình trọng điểm tại Khánh Hòa

(CLO) Ngày 1/4, trong chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã đi thăm, kiểm tra các công trình trọng điểm của 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa.

Tin tức
'Không còn thời gian để lùi' trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phục vụ sắp xếp đơn vị hành chính

'Không còn thời gian để lùi' trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phục vụ sắp xếp đơn vị hành chính

(CLO) Liên quan đến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản phục vụ việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh, công việc trước mắt rất lớn. Văn phòng Chính phủ cần xây dựng văn bản trình Thủ tướng để giao việc cụ thể cho các bộ, ngành với thời hạn cụ thể vì "không còn thời gian để lùi".

Tin tức
Gần 150 nghìn trường hợp vi phạm nồng độ cồn sau 3 tháng thực hiện Nghị định 168

Gần 150 nghìn trường hợp vi phạm nồng độ cồn sau 3 tháng thực hiện Nghị định 168

(CLO) Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông chiều 1/4 cho biết, qua 3 tháng thực hiện nghị định 168 đã phát hiện, xử lý 728.818 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; Trong đó có 149.931 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 168.598 trường hợp vi phạm tốc độ.

Đời sống
Giá vàng lên đỉnh, người dân nghỉ việc xếp hàng chờ mua

Giá vàng lên đỉnh, người dân nghỉ việc xếp hàng chờ mua

(CLO) Chiều nay 1/4, giá vàng có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn neo ở mức cao, với mức bán ra cao nhất lên đến 102,3 triệu đồng/lượng. Trước cơn sốt giá vàng, nhiều người dân sẵn sàng gác lại công việc để đi mua vàng tích trữ.

Công luận 24H
Bộ Tài chính điều tra 'sức khỏe' doanh nghiệp

Bộ Tài chính điều tra 'sức khỏe' doanh nghiệp

(CLO) Từ 1/4, Cục Thống kê tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên phạm vi cả nước theo phương thức trực tuyến. Dự kiến thời gian điều tra kéo dài tới cuối tháng 7.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ninh Bình dự kiến tổ chức Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc-Tràng An” năm 2025 trong 7 ngày

Ninh Bình dự kiến tổ chức Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc-Tràng An” năm 2025 trong 7 ngày

(CLO) UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.

Đời sống văn hóa
Vụ người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ trong lúc khám bệnh ở Gia Lai: Sở Y tế chỉ đạo khẩn

Vụ người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ trong lúc khám bệnh ở Gia Lai: Sở Y tế chỉ đạo khẩn

(CLO) Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản yêu cầu Trung tâm y tế huyện Chư Sê phối hợp với cơ quan Công an điều tra vụ việc người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ ngay tại phòng bệnh.

Sức khỏe
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân lên đường dự Đại hội đồng IPU-150, thăm chính thức Uzbekistan và Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân lên đường dự Đại hội đồng IPU-150, thăm chính thức Uzbekistan và Armenia

(CLO) Chiều 1/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia.

Tin tức
'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.

Tiêu điểm Quốc tế
Phát triển hạ tầng, khắc phục kẹt xe tại các địa phương vùng Đông Nam Bộ

Phát triển hạ tầng, khắc phục kẹt xe tại các địa phương vùng Đông Nam Bộ

(CLO) Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai liên quan đến đầu tư phát triển hạ tầng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khắc phục tình trạng tai nạn giao thông, kẹt xe thường xuyên xảy ra.

Giao thông
Chiếc tàu du lịch 70 triệu USD: Ngôi nhà trên biển cho giới siêu giàu

Chiếc tàu du lịch 70 triệu USD: Ngôi nhà trên biển cho giới siêu giàu

(CLO) Với 210 căn hộ xa hoa và mức đầu tư 70 triệu USD, du thuyền Navigator hứa hẹn trở thành biểu tượng mới của lối sống siêu giàu.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bình Luận

Tin khác

'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.

Tiêu điểm Quốc tế
Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?

Tiêu điểm Quốc tế
Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?

Tiêu điểm Quốc tế
Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.

Tiêu điểm Quốc tế
Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.

Tiêu điểm Quốc tế
Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.

Tiêu điểm Quốc tế
Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.

Tiêu điểm Quốc tế
Chi tiêu quốc phòng, động lực mới cho nền kinh tế trì trệ của châu Âu?

Chi tiêu quốc phòng, động lực mới cho nền kinh tế trì trệ của châu Âu?

(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.

Tiêu điểm Quốc tế
Ấn Độ với kế hoạch sở hữu 1.000 máy bay chiến đấu

Ấn Độ với kế hoạch sở hữu 1.000 máy bay chiến đấu

(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.

Tiêu điểm Quốc tế