(CLO) Khi hàng tỷ người chưa được tiếp cận vaccine và ít có cơ hội để loại trừ virus SARS-CoV-2, thế giới trong vài tháng tới có thể sẽ phải đối diện với các ổ dịch mới.
Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 14/9 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu là 225.943.674 ca, trong đó có 4.651.105 người tử vong. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 387.881 trường hợp mắc COVID-19 và 6.356 ca tử vong.
Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh trong ngày đang có dấu hiệu chững lại trên phạm vi toàn cầu, số ca tử vong cũng có xu thế giảm.
Tuy nhiên, nhiều nước tại châu Á, châu Âu tình hình vẫn đáng ngại với sự bùng phát của biến chủng virus Delta hết sức nguy hiểm. Đặc biệt, Mỹ, Ấn Độ, Iran, Anh và Brazil số ca mắc mới vẫn cao một cách báo động. Mỹ lại quay lại vị trí quốc gia có số ca mắc mới trong ngày cao nhất thế giới với trên 70.000 ca, trong khi 24 giờ qua, Nga có số ca tử vong cao nhất với trên 700 ca.
Ngày 13/9, thế giới có 102 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 81 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch.
Theo Bloomberg, với những ai kỳ vọng COVID-19 sẽ được khống chế trong từ 3 đến 6 tháng tới, họ sẽ phải đón nhận thông tin không mấy tốt lành từ các nhà khoa học: Hãy chuẩn bị đối phó với dịch bệnh ở cấp độ lớn hơn những gì đã diễn ra.
Nhiều nhà khoa học dự đoán bùng phát dịch sẽ khiến trường học đóng cửa. Những công dân sống trong trại dưỡng lão sẽ đối diện với lo sợ lây nhiễm quay trở lại. Người lao động sẽ buộc phải cân nhắc nguy cơ khi trở lại làm việc trong bối cảnh bệnh viện trở nên quá tải.
Giới chuyên gia nhìn nhận dịch bệnh chấm dứt chỉ sau khi tất cả công dân đều thuộc diện hoặc đã nhiễm bệnh, hoặc được tiêm đủ liều vaccine. Ngay cả trong trường hợp này vẫn sẽ có một số ít người không may mắn tái nhiễm.
Khi hàng tỷ người trên thế giới chưa được tiếp cận vaccine và ít có cơ hội để loại trừ virus, thế giới trong vài tháng tới có thể sẽ phải đối diện với các ổ dịch trong lớp học, trên các phương tiện công cộng và nơi làm việc, khi các nước quyết tâm đẩy nhanh tiến độ mở cửa nền kinh tế. Ngay cả khi tỷ lệ tiêm chủng tăng nhanh, vẫn sẽ nhóm người thuộc diện dễ bị tổn thương trước virus. Đó là trẻ sơ sinh, người không thể tiêm vaccine hoặc không muốn tiêm vaccine, người đã tiêm nhưng lại rơi vào nhiễm đột phá do suy giảm lớp bảo vệ.
Do đó, vài tháng tới sẽ là khoảng thời gian khó khăn và một vài năm tới sẽ là chu kỳ lên xuống của dịch bệnh gắn với thời gian cần thiết để tăng độ che phủ toàn diện của vaccine. Thách thức nằm ở chỗ dịch sẽ ở các mức đỉnh và đáy nào, quãng thời gian tạo đỉnh, rồi đáy và ngược lại sẽ dài bao lâu, Michael Osterholm, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Chính sách và Bệnh truyền nhiễm tại Đại học Minnesota (Mỹ) nhận định.
Theo Lone Simonsen, chuyên gia dịch tễ và là giáo sư chuyên ngành khoa học sức khỏe dân số tại Đại học Roskilde (Đan Mạch), việc nghiên cứu 5 đại dịch cúm được ghi nhận trên thế giới trong 130 năm qua có thể giúp đưa ra dự báo về xu hướng phát triển của COVID-19.
Đại dịch cúm kéo dài nhất là 5 năm, nhưng về cơ bản 5 đợt dịch này thường có từ 2 đến 4 làn sóng lây nhiễm trong khoảng từ 2-3 năm. COVID-19 đang dần trở thành đại dịch nghiêm trọng hơn, khi mới chỉ ở năm thứ hai nhưng đã đẩy thế giới vào giữa làn sóng lây nhiễm thứ 3 và chưa thấy lối thoát.
Tuy nhiên, rất có thể virus SARS-CoV-2 sẽ không đi theo con đường, cách thức mà các chủng virus từng gây ra đại dịch trong quá khứ. Đáng chú ý, đây lại là loại virus dễ lây lan hơn. Với hơn 4,6 triệu người tử vong tính kể từ thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát, SARS-CoV-2 có mức độ “chết chóc” gấp hai lần so với đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918.
Đã từng bị sóng COVID-19 tấn công và đều thuộc nhóm nước có tỷ lệ tiêm chủng vaccine cao, nhưng Mỹ, Anh, Nga và Israel vẫn đang ghi nhận số ca mắc kỷ lục gần đây. Tiêm chủng giúp giảm nguy cơ tử vong, diễn tiến bệnh nặng, nhưng bùng phát lây nhiễm đồng nghĩa với việc virus tấn công vào nhóm người trẻ và người chưa được tiêm vaccine, làm gia tăng số lượng các ca bệnh nặng ở nhóm đối tượng này. Khi virus còn lây lan vượt tầm kiểm soát ở nhiều khu vực trên thế giới, rất có thể một biến thể khác sẽ xuất hiện.
Lịch sử cho thấy mọi người thường có quan điểm virus sẽ tự động giảm độc lực theo thời gian, để tránh việc tiêu diệt hết dân số vật chủ. Nhưng đây là quan niệm sai lầm - chuyên gia Lone Simonsen nêu quan điểm. Biến chủng mới không hẳn lúc nào cũng nguy hiểm hơn so với chủng cũ. Nhưng đại dịch trên thực tế sẽ nghiêm trọng, chết chóc hơn trong giai đoạn lây lan, bùng phát, khi virus tìm cách thích ứng, xâm nhập vật chủ mới.
Đại dịch COVID-19 sẽ không kết thúc trong 6 tháng tới. Giới chuyên gia về cơ bản đều đồng thuận rằng dịch bệnh sẽ được chế ngự, kiểm soát khi có khoảng 90-95% dân số toàn cầu đạt miễn dịch - có thể thông qua tiêm chủng hay đã từng nhiễm SARS-CoV-2 trước đó, theo ông Simonsen.
Theo dữ liệu thống kê của Bloomberg, đã có hơn 5,66 tỷ liều vaccine được đưa vào tiêm chủng trên toàn thế giới. Nhưng chiến dịch tiêm chủng mới chỉ thành công ở một vài nhóm nước, như châu Âu, Bắc Mỹ hay Trung Quốc. Những nơi khác, mức độ bao phủ vaccine rất hạn chế. Đa phần các nước châu Phi mới chỉ tiếp cận được lượng vaccine đủ tiêm cho 5% dân số ở mức hai liều tiêm. Ấn Độ cũng mới tiêm được cho khoảng 26% dân số.
Theo Erica Charters, giáo sư chuyên ngành lịch sử y khoa, đại dịch sẽ chấm dứt ở từng nơi vào những thời điểm khác nhau - như những gì đã diễn ra trong quá khứ. Chính phủ các nước sẽ phải đưa ra quyết định sẵn sàng sống chung được với dịch bệnh ở cấp độ nào. Cách tiếp cận cũng khác nhau, dù một số vẫn theo đuổi chiến lược “zero COVID-19”, nhưng thế giới gần như chắc chắn sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn được virus.
Một số nước như Đan Mạch, Singapore - số thành công trong kiềm chế lây nhiễm ở mức thấp, đang tính đến tương lai hậu đại dịch, giảm biện pháp hạn chế phòng ngừa dịch bệnh. Số khác như Mỹ, Anh lại chọn mở cửa kinh tế ngay cả khi lây nhiễm tiệm cận mức kỷ lục. Cùng lúc, Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc) và New Zealand vẫn kiên quyết theo đuổi chính sách loại trừ virus trong cộng đồng, theo kiểu “không COVID-19”.
Theo bà Charters, tiến trình chấm dứt dịch bệnh sẽ không đồng nhất. Đại dịch là hiện tượng sinh học, nhưng cũng là hiện tượng chính trị và xã hội. Diễn biến nhiều khả năng sẽ hỗn độn, tạo ra di sản kéo dài trong nhiều năm. Từ nay đến lúc đó, các nước cần sẵn sàng chấp nhận trải qua thêm nhiều tháng với nguy cơ dịch bệnh tấn công.
(CLO) Tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc lũy kế 10 tháng năm 2024 đạt xấp xỉ 3 tỷ USD. Trong đó, xe nhập khẩu từ Trung Quốc tăng bằng lần, xe Thái Lan và Indonesia nhích nhẹ.
(CLO) Còn hơn 1 tháng nữa mới tới giáng sinh, nhưng những ngày này phố Hàng Mã đã “thay áo mới” lung linh sắc màu của những đồ chơi, phụ kiện trang trí bắt mắt
(CLO) CTCP Kỹ thuật và Ô tô Trường Long (Mã: HTL) ghi nhận doanh thu sụt giảm 7,8% so với cùng kỳ năm trước nhưng lợi nhuận vẫn được cải thiện do cắt giảm các chi phí. Công ty vừa chốt tạm ứng cổ tức tiền mặt tỷ lệ 35% cho cổ đông.
(CLO) Mới đây, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đan Phượng (TP Hà Nội) đã mở thầu gói thầu số 07: Thi công xây dựng công trình và đảm bảo an toàn giao thông, thuộc Dự án "Xây dựng tuyến đường Tây Thăng Long".
(CLO) Theo thông báo của công tố viên Mỹ, tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani, một trong những người giàu nhất thế giới, bị truy tố ở New York với cáo buộc hối lộ hơn 250 triệu USD cho giới chức Ấn Độ.
(CLO) Lực lượng Hệ thống Không người lái của Ukraine vào ngày 21/11 đã công bố đoạn video cho thấy một cuộc tấn công vào một sở chỉ huy của Nga gần làng Maryino ở Tỉnh Kursk.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
(CLO) Android 16 mang đến tính năng "Even Dimmer" giúp làm mờ màn hình hiệu quả hơn, bảo vệ mắt vào ban đêm, cùng với các cải tiến về quyền riêng tư và âm thanh.
(CLO) Hôm thứ Năm, Đảng viên Cộng hòa Matt Gaetz đã rút tên khỏi danh sách ứng viên Tổng chưởng lý của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, sau khi phải đối mặt với các cáo buộc về hành vi trong quá khứ.
(CLO) Nga sẽ sử dụng doanh thu từ tài sản bị đóng băng của các nhà đầu tư nước ngoài, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Rossiya-1.
(CLO) Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam vừa phối hợp với Cục An Toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, tổ chức hội thảo 'Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng'.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (Sở VH-TT) chỉ đạo các đơn vị phối hợp sắp xếp lại cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức các chương trình nghệ thuật, phục vụ chính trị và nhu cầu giải trí của người dân.
(CLO) Tổng thống Vladimir Putin hôm thứ Năm cho biết chiến tranh Ukraine đang leo thang thành một cuộc xung đột toàn cầu sau khi Mỹ và Vương quốc Anh cho phép Ukraine tấn công Nga bằng vũ khí tầm xa của họ, đồng thời cảnh báo phương Tây rằng Nga có thể đáp trả.
(CLO) Theo PGS.TS.BS Trịnh Thị Diệu Thường, trong bối cảnh y học hiện đại phát triển vượt bậc, xu hướng kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại ngày càng được quan tâm, mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ.
(CLO) Hội chợ được kỳ vọng góp phần hình thành chuỗi giá trị liên kết giữa người nông dân nuôi trồng dược liệu, các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đồng thời, giới thiệu dược liệu, sản phẩm dược liệu đặc hữu, đặc thù của Việt Nam với quốc tế.
(CLO) Đoàn công tác của Cục Quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y tế đã có buổi làm việc với Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, nhằm đánh giá công tác triển khai tăng trưởng xanh và xây dựng nền y tế xanh, bền vững.
(CLO) Bệnh viện đa khoa khu vực Cù Lao Minh (huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre) là cơ sở đầu tiên tại miền Tây Nam Bộ thí điểm mô hình xử lý nước lợ thành nước sạch, mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân.
(CLO) Sáng 17/11, Chi Cục thú y vùng V (Cục Thú Y) vừa phát hành thông báo số 1793/TYV5-TH về kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm lợn nhận từ thị trấn Ia Ly (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Mẫu xét nghiệm có kết quả dương tính với vi rút Dịch tả lợn Châu Phi.
(CLO) Đến thời điểm hiện nay, Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh cho một số bệnh viện gồm 5 bệnh viện hạng đặc biệt và khoảng 10 bệnh viện hạng nhất theo mức lương cơ sở mới.
(CLO) Mới đây (ngày 14/11/2024), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi gửi Bộ trưởng các Bộ: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông; Tổng Giám đốc: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.