(CLO) Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 579.612 trường hợp mắc Covid-19 và 10.284 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu tăng lên sát gần 62 triệu người.
Hành khách đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại sân bay Frankfurt, Đức, ngày 23/11/2020. Ảnh: THX/ TTXVN
Đến 6 giờ sáng 28/11 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 61.930.062 ca, trong đó có 1.447.722 người thiệt mạng.
Dịch bệnh đến nay xuất hiện và lây lan ở 218 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 42.742.104 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca nguy kịch hiện là 17.740.236 ca và 105.009 ca đang điều trị tích cực.
So với các ngày qua, số ca tử vong và ca bệnh mới tại nhiều nước trên thế giới ghi nhận trong 24 giờ qua tăng nhẹ.
Dịch tiếp tục chuyển tâm từ Mỹ, Ấn Độ và Brazil sang diện rộng, với số ca mắc cao ở nhiều nước, nhất là tại châu Âu. Mỹ tiếp tục là điểm dịch lớn số 1 thế giới.
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 270,938 ca tử vong trong tổng số 13.438.396 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 135.852 ca tử vong trong số 9.320.130 ca bệnh. Brazil đứng thứ 3 với 171.497 ca tử vong trong số 6.204.570 bệnh nhân.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Aachen, miền tây nước Đức, ngày 10/11/2020. Ảnh: AFP/ TTXVN
Tại Đức, số ca mắc COVID-19 đã vượt 1 triệu người, lên mức 1.006.394 người, trong đó có 15.586 trường hợp không qua khỏi. Mặc dù chính phủ liên bang và chính quyền các bang vừa nhất trí nới lỏng các hạn chế phòng chống dịch trong dịp đón Giáng sinh và Năm mới, chính quyền bang Berlin dự kiến giữ nguyên các hạn chế tiếp xúc đang có hiệu lực, kể cả vào các dịp lễ cuối năm.
Thị trưởng Berlin Michael Müller cho biết các hạn chế về tiếp xúc (chỉ cho phép tối đa 5 người) sẽ được áp dụng ở Berlin từ ngày 1/12 và sẽ được duy trì kể cả trong các ngày nghỉ lễ cuối năm.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại London, Anh. Ảnh: TL
Tại Anh, Thủ tướng Boris Johnson cảnh báo nước này sẽ phải đối mặt với một mùa Đông khó khăn do dịch COVID-19, khi thời tiết lạnh tạo thuận lợi cho virus phát triển và làm gia tăng gánh nặng lên Cơ quan Y tế quốc gia Anh (NHS).
Trong khi đó, tình hình dịch bệnh tại Pháp đang có tín hiệu tích cực. Theo Thủ tướng Pháp Jean Castex, áp lực dịch COVID-19 đang giảm dần tại nước này so với các quốc gia châu Âu khác.
Theo đó, tỷ lệ lây nhiễm ở Pháp hiện là 0,65, tương đương mức mà nước này đã ghi nhận giữa tháng 5 vừa qua sau 3 tháng thực hiện các biện pháp siết chặt để phòng dịch.
Thống kê cho thấy ngày 26/11, Pháp ghi nhận 13.563 ca mắc mới, giảm hơn 2.700 ca so với ngày trước đó. Số trường hợp nhập viện cũng giảm 662 xuống 29.310 ca, đồng thời số bệnh nhân phải điều trị tích cực cũng có chiều hướng giảm. Theo kế hoạch, bắt đầu từ ngày 28/11, các biện pháp nới lỏng tại Pháp sẽ bắt đầu có hiệu lực.
Tình hình dịch bệnh phức tạp, số ca lây nhiễm không ngừng tăng khiến mùa Đông năm nay khắc nghiệt hơn với nhiều nước châu Âu. Dịp nghỉ lễ cuối năm cũng vì thế mà ảm đạm hơn so với bình thường.
Tại Bỉ, sau cuộc họp Ủy ban tham vấn quốc gia về đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, tối 27/11, Thủ tướng Alexander De Croo thông báo quyết định các biện pháp áp dụng trong thời gian tới, như mở cửa trở lại các cơ sở kinh doanh những mặt hàng không thiết yếu và cùng với đó là các biện pháp thận trọng dịp Giáng sinh và Năm mới.
Tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp tại châu Âu. Trong 24 giờ qua, Nga và Ukraine tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm mới theo ngày ở mức cao chưa từng thấy, lần lượt là 27.453 ca và 16.218 ca.
Tại châu Á, cũng trong 24 giờ qua, Iran ghi nhận thêm tới 14.051 trường hợp mắc bệnh, đưa tổng số ca mắc tại nước này lên 922.397, trong đó có 47.095 trường hợp tử vong.
Nhật Bản đã quyết định hủy sự kiện chào mừng năm mới ở Hoàng cung do lo ngại lây lan COVID-19. Ảnh minh họa.
Nhật Bản cũng đang chứng kiến số ca nhiễm mới tăng cao trở lại. Ngày 27/11, chính quyền Tokyo thông báo có thêm 570 ca mắc - mức tăng trong một ngày cao nhất từ trước đến nay, đưa tổng số ca mắc COVID-19 tại thủ đô Tokyo trong tháng này tính đến nay lên 8.567 ca, cao hơn tổng số 8.125 ca mắc ghi nhận trong tháng 8. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 tại Nhật Bản là hơn 137.000 ca, trong đó 2.000 ca tử vong.
Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp đã khiến Cơ quan Nội chính Hoàng gia Nhật Bản (IHA) thông báo quyết định hủy sự kiện chào mừng năm mới ở Hoàng cung. Đây là lần đầu tiên sự kiện này bị hủy bỏ kể từ năm 1990 khi Nhật Bản để tang Nhật hoàng Hirohito, ông nội của Nhật hoàng Naruhito.
Liên tiếp trong 2 ngày qua, Nga và Ukraine đều ghi nhận số ca mắc mới ở mức cao nhất từ trước tới nay.
Hiện tổng số ca mắc và tử vong do COVID-19 tại Nga lần lượt là 2.215.533 người và 38.558 người, trong khi con số này tại Ukraine là 693.407 và 11.909.
Hàn Quốc cũng ghi nhận số ca nhiễm vượt ngưỡng 500 ngày thứ 2 liên tiếp. Khác với hai đợt lây nhiễm trước, làn sóng lây nhiễm mới lần này tập trung chủ yếu ở khu vực thủ đô Seoul và các địa phương lân cận với quy mô tương đương làn sóng lây nhiễm đầu tiên.
Do đó, phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Đối phó thảm họa và An toàn, Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cảnh báo khả năng dịch COVID-19 sẽ tái bùng phát trên toàn quốc, đồng thời nêu rõ nếu không ngăn chặn xu hướng này ngay lập tức, những lo ngại của các chuyên gia y tế về nguy cơ số ca nhiễm mới hằng ngày vượt ngưỡng 1.000 rất có thể sẽ trở thành hiện thực.
Hiện vaccine vẫn được coi là phương pháp hữu hiệu nhằm chặn đà lây lan của dịch bệnh, do đó, các nước đều đang lên kế hoạch mua vaccine phòng bệnh, cũng như chuẩn bị sẵn sàng tiêm phòng cho người dân.
Theo đó, Thái Lan và Philippines đã đặt bút ký thỏa thuận với hãng dược phẩm liên doanh Anh-Thụy Điển AstraZeneca để mua vaccine ngừa COVID-19 do hãng này bào chế.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng thông báo việc phân phối vaccine ngừa COVID-19 sẽ bắt đầu được tiến hành trong tuần tới và tuần kế tiếp, ưu tiên cho những nhân viên tuyến đầu, các nhân viên y tế và người cao tuổi.
(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) Sau 3 ngày công chiếu, bộ phim “Địa đạo” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên với sự góp mặt của diễn viên Thái Hoà đang dẫn đầu phòng vé Việt với doanh thu 50 tỷ đồng.
(CLO) Dính “lùm xùm” vụ kẹo rau khiến Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, sự việc đang gây xôn xao dư luận Thái Lan – nơi cô đăng quang Miss Grand International 2021.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Trong năm 2025, Quảng Ninh sẽ mở thông tuyến du lịch từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, góp phần gia tăng trải nghiệm, góp phần thu hút thêm khoảng 500.000 lượt khách trong năm nay.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.
(CLO) Một số tài liệu đã được CIA giải mật cho thấy cơ quan này từng tiến hành một nhiệm vụ bí mật nhằm truy tìm Adolf Hitler tại Nam Mỹ - mười năm sau khi ông ta được cho là đã chết.
(CLO) Các nhân viên hải quan Mỹ bắt đầu thu mức thuế quan tối thiểu 10% của Tổng thống Donald Trump đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia vào thứ Bảy.
(CLO) Trong nhiều thập kỷ, một bộ hóa thạch được tìm thấy tại một mỏ đá ở Nhật Bản từng được xem là bằng chứng lâu đời nhất về sự hiện diện của con người trên quần đảo này. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đã lật ngược giả thuyết đó — tiết lộ rằng những bộ xương cổ xưa thực chất không thuộc về con người, mà là của một con gấu nâu thời tiền sử.
(CLO) Ngày 4/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump chia sẻ một video về cuộc không kích gần đây vào lực lượng Houthi với dòng chú thích: "Họ sẽ không bao giờ đánh chìm tàu của chúng ta nữa".