Thế giới, mùa đông và nỗi ám ảnh mang tên “làn sóng Covid-19 thứ ba”

Thứ năm, 22/10/2020 09:56 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trong vòng 2 tuần của tháng 10, thế giới ghi nhận tới thêm 5 triệu ca nhiễm COVID-19 mới- chỉ con số ấy thôi cũng đủ để cho thấy cảnh báo về cái gọi là “làn sóng dịch COVID-19 thứ 3” đã không còn là quá xa vời.

Liên tục… vượt mốc

Đó là thực tế đáng quan ngại khi theo dõi những con số được cập nhật hằng ngày về diễn biến của đại dịch. Theo trang thống kê worldometer.info, đến ngày 21/10, thế giới đã vượt mốc hơn 40 triệu người nhiễm virus Corona chủng mới, trên 1,1 triệu trường hợp tử vong.  Mỹ tiếp tục giữ vững “vị thế” là vùng dịch lớn nhất thế giới khi tới nay vượt mốc hơn 8,5 triệu ca mắc và hơn 220.000 người tử vong, số ca mắc đang tăng hơn 5% ở 38/50 bang của Mỹ. Sự “vượt mốc” này chắc chắn sẽ còn tiếp diễn khi giới chuyên gia cảnh báo nhiều bang tại Mỹ chuẩn bị hứng đợt bùng phát mới.

Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ phải đối mặt với một làn sóng thứ ba vào mùa Thu và mùa Đông này, và nó có nguy cơ lây lan mạnh hơn trên một khu vực rộng lớn của đất nước” - Cựu Ủy viên Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ Scott nhận định.

Báo Công luận

Tại châu Á, điển hình là Ấn Độ - nơi được xem là vùng dịch lớn thứ hai thế giới - những con số cũng không ngừng “vượt mốc”, thậm chí giới chuyên gia dự đoán Ấn Độ có thể vượt Mỹ về mức độ nghiêm trọng của đại dịch. Tình hình cũng vô cùng đáng quan ngại tại một quốc gia châu Á khác - Iran. Tuy nhiên, châu Âu mới là nơi đáng phải lo lắng hơn cả khi tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại châu lục này.

Theo số liệu được đưa ra bởi hãng Reuters, tổng số ca nhiễm COVID-19 của toàn châu Âu trung bình đã vượt quá 100.000 người/ngày, chiếm khoảng 1/3 tổng số ca mắc mới hằng ngày của toàn thế giới và cao hơn mức trung bình hằng ngày của Mỹ là khoảng 50.000 ca. Một số quốc gia như Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ liên tục “vượt mốc” về số ca tử vong cao nhất trong ngày (Ukraine  có ngày có tới 113 ca tử vong do dịch; Thổ Nhĩ Kỳ có ngày 75 ca). Italy đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc COVID-19 mới trong ngày 16/10, mức cao chưa từng có kể từ khi dịch xuất hiện.

Tình hình càng trở nên đáng quan ngại hơn khi “giặc COVID-19” hoàn toàn có cơ hội được trợ giúp bởi thời tiết. Tháng 10 được coi là thời điểm khởi đầu của cúm mùa - yếu tố có thể xem là tác nhân khiến tình hình dịch COVID-19 trở nên tồi tệ hơn. “Mối đe dọa kép” từ virus Corona và cúm là điều mà nhiều chuyên gia đang cảnh báo châu Âu sẽ phải đối mặt trong mùa đông này.

Những trở ngại không dễ vượt qua

Nhưng châu Âu, cũng như cả thế giới sẽ không hề dễ dàng để có thể vượt qua mối đe dọa ấy. Bởi giải pháp hữu hiệu nhất là vắc xin đến mùa đông này, với nhiều quốc gia, vẫn là câu hỏi ngỏ. 

Ngày 9/10, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đã có 71 quốc gia và nền kinh tế tham gia sáng kiến Thuận lợi tiếp cận vắc-xin phòng dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 trên phạm vi toàn cầu (Covax). Theo WHO, với sáng kiến này, thế giới có thể được tiếp cận  vắcxin COVID-19 một cách “đầy đủ và công bằng”. 9 loại vắc-xin đang được cân nhắc đưa vào chương trình, trong đó có 2 loại của Trung Quốc, 1 của Mỹ, 1 của Hàn Quốc, 1 của Anh và 1 của cơ chế đối tác toàn cầu.

Tuy nhiên, nếu đúng theo mục tiêu thì phải đến năm 2021, 2 tỷ liều vắc-xin ngừa Covid-19 mới có thể được phân phối. Chưa kể, 3 đại gia hùng mạnh nhất trong lĩnh vực sản xuất vắc xin là Mỹ, Nga và Trung Quốc lại đều không nằm trong danh sách các quốc gia đăng ký tham gia Covax. Đáng quan ngại hơn cả là một nghiên cứu của Oxfam cho thấy các nước giàu có chiếm 13% dân số thế giới đã mua hơn một nửa lượng vắc-xin sắp được cấp phép. Điều này đồng nghĩa với mong muốn người dân trên toàn thế giới được tiếp cận vắc-xin COVID-19 một cách “đầy đủ và công bằng” của WHO hoàn toàn có thể là chuyện khó khả thi.

Báo Công luận

Cũng bởi thực tế ấy nên chuyện có thể làm ngay lúc này vẫn chỉ là việc thực thi tốt hơn, nghiêm ngặt hơn các biện pháp ngăn dịch. Nhiều nước châu Âu như Anh, Pháp thông báo đã hoặc đang lên kế hoạch tái áp đặt các biện pháp cách ly, thậm chí là triển khai lệnh giới nghiêm ban đêm nhằm kiềm chế tốc độ lây nhiễm dịch. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 14/10 ban hành lệnh giới nghiêm tại Paris và 8 thành phố khác. Italy cũng đã triển khai các biện pháp từ áp lệnh giới nghiêm đến phong tỏa các đường phố, quảng trường tại các thành phố lớn.  Ngày 19/10, Chính phủ Tây Ban Nha đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong vòng 2 tuần nhằm áp đặt lệnh phong tỏa một phần khu vực trong và lân cận thủ đô Madrid…

Nhưng dù là giải pháp nào, thì nói như chuyên gia nghiên cứu về virus và dịch tễ học Yves Van Laethe: Chỉ khi có một vắc-xin hoặc một phương pháp điều trị hiệu quả, thế giới mới vượt qua được đại dịch COVID-19.

Hà Trang

Tin khác

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

(CLO) Con tàu container làm sập cây cầu Francis Scott Key ở Baltimore (Mỹ) không chỉ gây tắc nghẽn một cảng sầm uất mà còn nhắc nhở về sự mong manh, dễ tổn thương của dòng chảy thương mại toàn cầu.

Tiêu điểm Quốc tế
Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

(CLO) Cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland, Mỹ đã sập vào sáng sớm ngày 26/3 do bị một tàu chở hàng container đâm vào trụ cầu, khiến 6 người rơi xuống làn nước lạnh giá bên dưới và mất tích.

Tiêu điểm Quốc tế
Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

(CLO) Trong khi tình hình Gaza, đặc biệt là thành phố Rafa, vẫn căng như dây đàn khi Israel quyết tiến vào đây để tiêu diệt các đơn vị Hamas, thì ở một thế giới khác, những người Israel và Palestine sống tại Đức đang… chung tay cứu trợ người dân Gaza.

Tiêu điểm Quốc tế
Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

(CLO) Dù sớm nhìn ra khả năng khai thác các khoáng sản quan trọng ở đáy biển sâu nhưng Mỹ đã bị Trung Quốc bỏ lại phía sau trong cuộc đua này. Và vì thế, Washington đang phải tăng tốc.

Tiêu điểm Quốc tế
ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

(CLO) Chi nhánh IS ở Afghanistan - hay còn được gọi là Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Khorasan (ISIS-K) - đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công đẫm máu tại Moscow hôm 22/3. Vậy nhóm khủng bố này có gì đặc biệt và vì sao chúng lại ra tay?

Tiêu điểm Quốc tế