(NB&CL)2023 là năm mà ngay cả những quốc gia được cho là bình yên nhất trước đây như ở Bắc Âu hay châu Đại Dương cũng phải đối phó với quá nhiều bất ổn, nếu không phải xung đột vũ trang, bất ổn xã hội - chính trị, suy thoái kinh tế thì cũng đối mặt với những thiên tai hoặc thảm họa ghê gớm.
Thế giới 2023 - Bức tranh màu xám
Thế giới vừa trải qua năm 2023 đầy bất ổn, khi cuộc khủng hoảng khí hậu đã bùng nổ trên toàn cầu; cuộc đại chiến Nga - Ukraine sắp đánh dấu tròn 2 năm; xung đột Israel - Hamas quá đẫm máu; khủng bố, bạo lực và bất ổn địa chính trị… diễn ra đồng loạt ở mọi khu vực. Nhân loại rõ ràng đã nhận được những hồi chuông cảnh báo khẩn cấp nhất, qua đó cần phải tránh khỏi những giới hạn nguy hiểm phía trước!
Hãy bắt đầu năm 2023 với một sự kiện dường như báo trước về một điều không tốt khi thế giới Công giáo phải nói lời vĩnh biệt cựu Giáo hoàng Benedict XVI, khi ông qua đời đúng ngày cuối cùng năm 2022 (31/12). Dù người nắm giữ là ai, thì ngôi vị Giáo hoàng tại Vatican vẫn luôn là một trong những biểu tượng lớn cho nền hòa bình của nhân loại nói chung.
Kể từ đó, hàng loạt cuộc xung đột vũ trang, các vụ bạo lực đầy chết chóc đã nối tiếp nhau bùng lên trên khắp thế giới, thậm chí diễn ra ở mọi khu vực. Tất cả những “thùng thuốc súng” âm ỉ trước đây đều bùng phát dữ dội. Mầm mống của chủ nghĩa khủng bố cũng không ngừng nở rộ và lan rộng, khiến cho mọi người trên thế giới đều có cảm nhận rằng không còn nơi nào thực sự yên bình trên hành tinh xanh này.
Chiến sự, giao tranh khắp các châu lục
Khi cuộc chiến Nga - Ukraine mới chỉ đánh dấu tròn 1 năm vào tháng 2/2023 thì một loạt cuộc xung đột vũ trang đầy chết chóc khác trên thế giới đã lần lượt nổ ra.
Chiến sự lớn đầu tiên bắt đầu bùng phát vào ngày 15/4: Cuộc nội chiến Sudan giữa Lực lượng vũ trang Sudan (SAF) và Lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF). Tính đến cuối tháng 10 năm 2023, có từ 9.000 đến 10.000 người thiệt mạng và hàng chục nghìn người khác bị thương, cùng hơn 4,8 triệu người phải sơ tán trong nước và hơn 1,3 triệu người trở thành người tị nạn ở các quốc gia khác.
Khi cuộc chiến tại Sudan vẫn còn chưa hết nóng, thì một biến cố lớn đã xảy ra ở Niger, với việc Tổng thống Mohamed Bazoum bị lật đổ bởi chính nhóm binh sĩ bảo vệ ông. Cuộc đảo chính không gây ra nhiều đổ máu, song đã thổi bùng lên cuộc khủng hoảng chính trị, an ninh và niềm tin lớn tại Tây Phi, khi khối khu vực ECOWAS đe dọa can thiệp quân sự chống lại chính quyền quân sự Sudan.
Mối lo bất ổn chính trị và xung đột vũ trang càng gia tăng ở châu Phi khi chẳng bao lâu sau cuộc đảo chính ở Sudan, sự kiện tương tự đã xảy ra ở Gabon. Chỉ vài giờ sau thông báo về việc Tổng thống Ali Bongo Ondimba tái đắc cử, quân đội nước này đã tiến hành một cuộc đảo chính để chiếm quyền quản lý đất nước vốn nghèo khó và bất ổn này. Gabon thậm chí đã là quốc gia thứ 8 tại Tây và Trung Phi chứng kiến đảo chính kể từ năm 2020, cho thấy viễn cảnh bất ổn có thể sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai ở lục địa đen.
Trí tuệ nhân tạo trỗi dậy
Năm 2023 đã chứng kiến sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo (AI). Bên cạnh viễn cảnh sẽ giúp cuộc sống tốt hơn, nó cũng đe dọa tới tương lai của nhân loại. Những mô hình AI tận dụng những tiến bộ trong học máy và xử lý ngôn ngữ tự nhiên, được dự báo sẽ lấy đi phần lớn việc làm của con người trong tương lai. Hiện các cuộc chạy đua vũ trang về AI vẫn đang diễn ra không ngừng giữa các ông lớn công nghệ, như OpenAI (chủ sở hữu ChatGPT), Alphabet (chủ sở hữu của Google) Microsoft, Meta...
Như đã nói, với việc nền hòa bình cơ bản của thế giới đã lung lay, thì mọi mầm mống xung đột trên thế giới đều trỗi dậy. Một trong những điểm nóng xung đột trước đây là ở Nagorno - Karabakh đã bùng phát trở lại sau nhiều năm lắng xuống. Quân đội Azerbaijan đã phát động một cuộc tấn công quân sự bất ngờ vào vùng đất do dân tộc người Armenia sinh sống.
Cuộc chiến chóng vánh này đã khiến nhóm vũ trang người Armenia ở Nagorno - Karabakh sớm đầu hàng, song đã gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn và sẽ dai dẳng khi hơn 100.000 người phải rời khỏi Nagorno - Karabakh, trong đó khoảng 170 người thiệt mạng và hơn 300 người bị thương trong một vụ nổ tại trạm xăng khi trốn chạy sang Armenia.
Trong khi đó, căng thẳng ở biên giới Serbia - Kosovo cũng đã nóng lên rất nhanh trong năm 2023, thậm chí hàng chục binh sĩ gìn giữ hòa bình của NATO ở phía bắc Kosovo đã bị tấn công trong các cuộc biểu tình của người Serbia. NATO thậm chí đã gửi thêm hàng nghìn binh sĩ đến Kosovo để ngăn chặn bạo lực gia tăng.
“Những thùng thuốc súng” ở Trung Đông cũng đã cháy âm ỉ suốt từ đầu năm 2023, với các cuộc giao tranh thường xuyên xảy ra ở các mặt trận quen thuộc như Syria, Lebanon hay Afghanistan. Đặc biệt, điều đáng lo ngại nhất đã xảy ra khi cuộc xung đột hàng thập kỷ giữa người Palestine và Israel đã trở thành một cuộc chiến tranh toàn diện vào ngày 7/10, bắt đầu bằng việc Hamas tiến hành một cuộc tấn công vào miền nam Israel từ Dải Gaza.
Israel đã tuyên bố tình trạng chiến tranh ngay sau đó, mở ra một chiến dịch quân sự lớn nhất trong khu vực kể từ Chiến tranh Yom Kippur năm 1973. Israel oanh tạc dữ dội nhằm san phẳng Dải Gaza, với 6.000 quả bom được thả xuống chỉ sau 6 ngày đầu tiên của chiến sự. Tính đến ngày 14 tháng 11 năm 2023, hơn 12.000 người Palestine, trong đó có 5.000 trẻ em, đã thiệt mạng, khiến đây trở thành cuộc chiến nguy hiểm nhất đối với trẻ em trong kỷ nguyên hiện đại.
Chiến dịch quân sự của Israel thậm chí còn có nguy cơ gây ra một cuộc chiến rộng khắp ở Trung Đông, khi các lực lượng chiến binh Hồi giáo như Hezbollah ở Lebanon và Houthi từ Yemen đồng loạt tham chiến cùng Hamas, với việc không ngừng pháo kích và bắn tên lửa vào lãnh thổ Israel.
Nguy cơ xung đột vũ trang cũng đã trở nên lớn hơn bao giờ hết trong năm 2023 ở các khu vực khác như Đông Á. Căng thẳng ở Bán đảo Triều Tiên đang ngày một gia tăng, với việc Triều Tiên không ngừng phóng tên lửa và gia tăng các chính sách quân sự ở mức gần như cao nhất. Trong khi đó, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ đã không ngừng tập trận trong khu vực với quy mô lớn nhất trong nhiều thập kỷ. Tình hình ở Biển Đông, eo biển Đài Loan cũng vô cùng phức tạp.
Chưa hết, tại Myanmar, tiếng súng và mùi bom đạn cũng đã được cảm nhận rõ rệt trong các cuộc giao tranh giữa các nhóm nổi dậy và chính quyền quân sự. Vào ngày 11 tháng 4, ít nhất 165 người thiệt mạng tại làng Pazigyi trong một cuộc oanh tạc của quân đội Myanmar. Đặc biệt cuối năm 2023, các nhóm phiến quân đã đồng loạt nổi dậy tấn công các căn cứ quân sự Myanmar.
Tiếng súng vang lên ở mọi nơi
Như vậy, chiến tranh, nội chiến và xung đột đã xảy ra ở cả 3 châu lục trong năm 2023, từ châu Phi, châu Âu đến châu Á. Tại châu Mỹ dù không có cuộc xung đột vũ trang thực sự nào, song đó cũng là nơi mà tiếng súng cũng không ngừng vang lên, với hàng nghìn vụ xả súng đẫm máu ở Mỹ và những trận chiến băng đảng tàn khốc ở Trung Mỹ hoặc Nam Mỹ.
Theo Cơ quan Lưu trữ Bạo lực Súng đạn, tính đến ngày 26/10, ít nhất 35.275 người đã chết vì bạo lực súng đạn hoặc do tự sát bằng súng ở Mỹ trong năm 2023 - trung bình gần 118 người chết mỗi ngày, không hề kém bất cứ cuộc chiến lớn nào đang diễn ra trên thế giới.
Tại Mexico, bên cạnh cuộc khủng hoảng di cư nghiêm trọng, các cuộc chiến băng đảng cũng diễn ra không ngừng trong năm 2023, thậm chí các tay súng còn tấn công hoặc gây bạo loạn ở nhà tù. Rồi ở Peru, Tổng thống Dina Boluarte vào ngày 18/9 đã phải tuyên bố khẩn cấp ở một số khu vực do tỷ lệ tội phạm gia tăng đột biến.
Bạo lực băng đảng thậm chí đặc biệt nghiêm trọng ở Haiti và Ecuador. Haiti là quốc gia nghèo nhất châu Mỹ và đã trải qua nhiều năm khủng hoảng nhân đạo, kinh tế và chính trị. Vụ ám sát Tổng thống Haiti Jovenel Moise vào tháng 7 năm 2021 đã làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng, khiến phần lớn thủ đô Port-au-Prince và một số thành phố khác bị kiểm soát bởi các nhóm băng đảng tội phạm.
Ecuador từng là một trong những quốc gia yên bình nhất ở Mỹ Latinh cho đến khoảng 3 năm trước. Giờ đây, vô số tội phạm lảng vảng trong các khu dân cư giàu có, bao gồm các sát thủ chuyên nghiệp, những kẻ bắt cóc, tống tiền và hàng nghìn tên trộm cướp. Ngay cả ứng viên hàng đầu trong cuộc bầu cử tổng thống 2023 là Fernando Villavicencio đã bị bắn chết ngay trong một sự kiện vận động tranh cử.
Trong khi đó, một trong những vụ bạo loạn lớn nhất trong lịch sử Brazil đã xảy ra ngay đầu năm 2023, khi những người ủng hộ cựu Tổng thống Jair Bolsonaro vào ngày 8/1 đã xông vào đập phá Tòa nhà Quốc hội, Dinh Tổng thống và Tòa án Tối cao của Brazil để phản đối kết quả bầu cử trước đó.
Không quá khi nói, không còn nhiều nơi trên thế giới thực sự bình yên trong năm 2023 khi mà ngay cả những quốc gia từng được xem như yên bình, luôn đứng trong top đầu các quốc gia “đáng sống nhất thế giới” cũng nhuốm màu bạo lực.
NHỮNG CỘT MỐC ĐÁNG LƯU Ý KHÁC TRONG NĂM 2023
Bên cạnh những sự kiện đáng sợ như xung đột, chiến tranh, thiên tai và bạo lực liên tiếp xảy ra, thế giới năm 2023 còn chứng kiến những sự kiện và cột mốc đáng lưu ý khác dưới đây:
14/2: Liên minh châu Âu thông qua lệnh cấm bán xe chạy bằng xăng và dầu mới từ năm 2035, nhằm giải quyết bài toán chống biến đổi khí hậu.
21/2: Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố rằng Nga sẽ đình chỉ tham gia New START - một hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân với Mỹ.
4 /4: Phần Lan trở thành thành viên thứ 31 của NATO, tăng gấp đôi biên giới của liên minh quân sự này với Nga.
5/5: Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố chấm dứt COVID-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu, nhưng vẫn tiếp tục coi đây là đại dịch.
6/5: Lễ đăng quang của Vua Charles III và Hoàng hậu Camilla của Vương quốc Anh đã diễn ra tại Tu viện Westminster, London.
18/: Tất cả 5 thành viên phi hành đoàn của tàu ngầm Titan đều thiệt mạng sau một vụ nổ thảm khốc khi họ đang trong hành trình khám phá xác tàu đắm lịch sử Titanic.
18 /6: Đại hội đồng Liên hợp quốc nhất trí thông qua Hiệp ước Biển khơi, hiệp ước đầu tiên nhằm bảo tồn các vùng biển quốc tế.
3 /10: Ông Kevin McCarthy bị cách chức Chủ tịch Hạ viện Mỹ. Phải đến ngày 25 tháng 10, ông Mike Johnson mới được bầu làm Chủ tịch Hạ viên mới.
9/11: Các bác sĩ phẫu thuật Mỹ tại NYU Langone Health công bố ca ghép mắt hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới.
15 /11: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden hội đàm lần đầu sau một năm bên lề Tuần lễ Cấp cao APEC ở San Francisco.
18 /11: Tàu vũ trụ Starship lớn nhất thế giới của SpaceX lần thứ hai thất bại trong vụ phóng thử vào không gian khi phát nổ ở độ cao 148 km.
Cụ thể, chỉ trong vòng 6 tuần tính đến ngày 10/2/2023, thủ đô Stockholm của Thụy Điển đã chứng kiến ít nhất 15 vụ xả súng và một số vụ đánh bom khi các băng đảng ma túy, chủ yếu từ các cộng đồng nhập cư, tranh giành quyền kiểm soát đường phố. Tại Hà Lan, một số vụ xả súng đẫm máu cũng diễn ra. Còn ở Phần Lan, người dân vốn từng chỉ quen với yên bình ở nước này đã phải sống trong nỗi lo lắng bởi chiến sự giữa nước láng giềng Nga và Ukraine, qua đó vội vàng cùng với Thụy Điển chấm dứt chính sách trung lập quân sự để gia nhập NATO vào năm 2023.
Chưa hết, bởi cuộc chiến ở Ukraine, Đức vào giữa tháng 6 đã trình bày chiến lược an ninh quốc gia toàn diện đầu tiên, khi thừa nhận rằng cấu trúc an ninh của châu Âu đã thay đổi hoàn toàn và đặt mục tiêu chi tiêu quốc phòng ở mức 2% GDP từ năm tới.
Trong khi đó, Pháp đã trải qua một năm bất ổn nhất trong nhiều năm qua, với hàng loạt vụ bạo lực và biểu tình. Ngay đầu năm, hàng triệu người trên khắp nước Pháp đã tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối chính sách lương hưu suốt từ tháng 4 đến tháng 5. Đến tháng 7, cả nước Pháp đã rơi vào tình trạng bạo loạn nghiêm trọng sau khi cảnh sát bắn chết một thiếu niên 17 tuổi gốc Bắc Phi.
Quá nhiều thiên tai, thảm kịch và khủng bố
Ở những khu vực, những quốc gia tránh được những cuộc xung đột vũ trang, hệ lụy từ chiến tranh, nội chiến hoặc những cuộc chiến băng đảng, thì cũng gặp phải quá nhiều cuộc khủng hoảng khác, từ thiên tai, động đất, tác động của biến đối khí hậu hoặc bị đe dọa bởi những cuộc tấn công khủng bố.
Bão Freddy - cơn bão nhiệt đới kéo dài nhất được ghi nhận trong lịch sử - đã khiến hơn 1.400 người thiệt mạng ở Malawi và Mozambique. Bão Daniel thì trở thành cơn bão nguy hiểm nhất trên toàn thế giới trong nhiều năm qua sau khi giết chết ít nhất 11.000 người ở Libya. Bão Mocha ở Ấn Độ Dương cũng làm hơn 400 người thiệt mạng và hơn 700 người bị thương khi tấn công Myanmar và Bangladesh.
Trong khi đó, năm 2023 cũng chứng kiến những trận động đất thảm khốc nhất trong lịch sử hiện đại. Cụ thể, trận động đất nguy hiểm thứ năm trong thế kỷ 21 đã tấn công Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, khiến gần 60.000 người thiệt mạng và hơn 121.000 người bị thương vào tháng 2.
Tiếp đến trận động đất lớn 6,8 độ richter tấn công Morocco, khiến 2.960 người thiệt mạng và đánh sập nhiều tòa nhà lịch sử vào tháng 9. Chỉ khoảng một tháng sau, một trận động đất mạnh 6,3 độ richter tấn công miền tây Afghanistan, khiến hơn 1.000 người thiệt mạng.
Trong khi đó, cháy rừng cũng hoành hành khắp nơi, từ Canada, Tây Ban Nha, Hy Lạp và nhiều quốc gia khác. Tính đến ngày 6 tháng 10, Canada đã phải đối mặt với 6.551 đám cháy đã thiêu rụi 184.961 km2. Đặc biệt một sự kiện khủng khiếp đã xảy ra ở Hawaii, khi một đám cháy đã thiêu rụi toàn bộ thị trấn nghỉ mát trên quần đảo này, khiến người ta liên tưởng về ngày tận thế trong các bộ phim Hollywood.
Các vụ tấn công khủng bố và đánh bom liều chết cũng diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, từ các quốc gia vốn bất ổn ở Trung Đông, Nam Á cho đến những nước nổi tiếng có an ninh tốt. Đặc biệt cuộc chiến giữa Israel và Hamas đã khiến chủ nghĩa bài Do Thái và chống Đạo Hồi gia tăng mạnh mẽ, dẫn tới những thảm kịch đáng tiếc ở nhiều quốc gia.
Năm 2023 còn không ngừng chứng kiến những thảm kịch lịch sử, với những vụ rơi máy bay, tai nạn đường sắt, lật thuyền hoặc cháy nhà khủng khiếp. Ngay vào tháng 1 năm 2023, thế giới bàng hoàng khi chuyến bay 691 của Yeti Airlines rơi ở Nepal, khiến toàn bộ 72 người trên máy bay thiệt mạng.
Trong khi đó, một vụ tai nạn tàu hỏa ở Hy Lạp khiến 57 người thiệt mạng, dẫn đến những cuộc biểu tình trên toàn quốc. Đặc biệt, ngày 2/6, một vụ tai nạn tàu hỏa lịch sử đã diễn ra ở Odisha, Ấn Độ khiến ít nhất 296 người thiệt mạng và hơn 1.200 người khác bị thương. Chưa hết, hàng loạt vụ hỏa hoạn khủng khiếp đã xảy ra từ Nam Phi, Trung Quốc, Úc, Đài Loan và cả Việt Nam của chúng ta, khiến tổng cộng hàng nghìn người thiệt mạng.
Sâu xa hơn, những bất ổn về địa chính trị được thúc đẩy bởi các cuộc chiến ở Ukraine, Gaza, Trung Đông hay Tây Phi, cũng như sự suy thoái kinh tế toàn cầu từ hệ lụy của đại dịch COVID-19, càng khiến thế giới phân cực và chia rẽ hơn bao giờ hết. Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, 2 đầu tàu kinh tế của thế giới, gần như đóng băng trong năm 2023. Sự thù địch giữa Nga và phương Tây cũng ngày càng mở rộng.
Ngoài ra, những bất ổn địa chính trị ở Đông Á cũng khiến các nước đều phải tăng cường quân sự rầm rộ. Không khó để cảm nhận được sự chia rẽ trên thế giới đang lớn đến mức có thể dẫn đến một cuộc “Chiến tranh lạnh” thứ hai, khi mà các nước, từ những cường quốc cho đến các quốc gia nhỏ, đều không ngừng chạy đua vũ trang.
Như vậy, năm 2023 đã phải chứng kiến nền hòa bình cơ bản, sự bình yên nhất định mà thế giới từng có được trong những thế kỷ trước bị phá vỡ. Liệu đó có phải là một hiện tượng bất ngờ? Hay đó chỉ là hệ quả khó tránh khỏi của một thế giới vốn đã âm ỉ quá nhiều mâu thuẫn từ trước? Đó là một câu hỏi lớn mà chỉ thời gian và lịch sử mới có thể trả lời được!
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 25/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù; riêng phía Đông từ chiều tối có mưa rải rác. Khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác, cục bộ có nơi mưa to và dông; riêng khu vực Thanh Hóa - Nghệ An có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù. Các khu vực khác trên cả nước có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Trong nỗ lực gia tăng sức mạnh quân sự, Ukraine muốn gia nhập nhóm các quốc gia có khả năng sản xuất tên lửa đạn đạo. Nhưng quá nhiều yếu tố đang làm khó đối với chương trình tên lửa của Kiev.
(CLO) Volkswagen đang đối mặt với cuộc chiến giá xe điện tại Trung Quốc, khi doanh số bán hàng giảm 12% trong năm nay, giữa sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ nội địa như BYD.
(CLO) Trong những ngày gần đây, thị trường vàng trong nước chứng kiến những biến động mạnh mẽ. Giá vàng, sau một thời gian giảm sâu khiến nhiều người bán tháo để cắt lỗ lại bất ngờ quay đầu tăng dựng đứng, khiến không ít nhà đầu tư thiệt hại nặng nề.
(CLO) Nghè Nguyệt Viên là một di tích lịch sử – văn hóa – kiến trúc nghệ thuật độc đáo của làng cổ Nguyệt Viên, nay thuộc xã Hoằng Quang, thành phố Thanh Hóa. Trải qua hơn 400 năm lịch sử, Nghè Nguyệt Viên là nơi thờ cúng Thành hoàng làng – công chúa Mai Hoa cùng 18 vị tiến sĩ làng khoa bảng.
(CLO) Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về điều kiện thanh toán Bảo hiểm y tế, người bệnh trong cùng một ngày sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa thì từ lần khám thứ 2 chỉ tính 30% mức giá của 1 lần khám bệnh…
(CLO) Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP Hà Nội) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước. Đặc biệt, nghệ nhân nơi đây đã “hồi sinh” lụa Vân, một trong những báu vật của làng nghề.
(CLO) Ngày 24/11, Công an TP Hà Nội cho biết, vừa triệt phá đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
(CLO) Bầu trời Hà Nội mù mịt, chất lượng không khí ở mức xấu, nhiều nhà cao tầng mờ trong lớp bụi trắng. Đa số người dân ra đường hôm nay đều phải chủ động đeo thêm khẩu trang nhằm hạn chế ô nhiễm.
(CLO) Ngày nay, việc triển khai bệnh án điện tử, tích hợp các dữ liệu đã mang lại nhiều tiện lợi cho bệnh nhân, tiết kiệm chi phí và quản lý đối với cơ sở y tế
(CLO) Năm 2025, TP Hà Nội sẽ hỗ trợ các tỉnh thành trên cả nước tổ chức từ 10 đến 15 tuần lễ trái cây, hàng nông sản tại Hà Nội, đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa
(CLO) CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Mã: CII) mới hoàn thành 56% mục tiêu doanh thu năm 2024. Công ty đang tăng cường huy động vốn từ kênh trái phiếu, tổng nợ vay đã tăng thêm 3.210 tỷ đồng.
(CLO) Trong nỗ lực gia tăng sức mạnh quân sự, Ukraine muốn gia nhập nhóm các quốc gia có khả năng sản xuất tên lửa đạn đạo. Nhưng quá nhiều yếu tố đang làm khó đối với chương trình tên lửa của Kiev.
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.
(CLO) Một ngày sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép, Ukraine đã bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào khu vực Bryansk, nằm cách 379 km về phía tây nam Moscow.
(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil đã ra tuyên bố của các nhà lãnh đạo vào thứ Hai (18/11), kêu gọi "hành động" giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng mà toàn cầu đang phải đối mặt, như xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu và các vấn đề lớn khác.
(CLO) Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Indonesia, gần 10 triệu người đã rời khỏi tầng lớp trung lưu của nước này kể từ năm 2019 cho đến nay.
(CLO) Trong nhiều năm, con người đã suy ngẫm về viễn cảnh tận thế của thế giới, gồm cả các nhà tiên tri, nhà khoa học vĩ đại cho đến các tổ chức nghiên cứu vũ trụ như NASA. Và không thể không lo lắng khi những nguy cơ mà họ đưa ra đều đang dần hiện hữu.
(CLO) Phó Tổng thống đắc cử JD Vance được coi là ứng cử viên sáng giá nhất để kế nhiệm ông Donald Trump với tư cách là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa vào năm 2028.
(CLO) Trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều lần cam kết sẵn sàng đàm phán với Nga nhằm hạ nhiệt những căng thẳng giữa hai quốc gia. Vậy quan hệ Nga - Mỹ sẽ có những thay đổi đáng kể dưới thời ông Trump tới đây?
(CLO) Có thể khẳng định rằng chưa bao giờ mối quan hệ Việt Nam - Mỹ tốt đẹp như hiện tại. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Vì thế, ngay cả với sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump cùng khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết”, thì bên cạnh những thách thức, một thời cơ lớn cho Việt Nam cũng sẽ được gợi mở.