(CLO) Các nhà khoa học chỉ ra rằng cơn bão Helene tại Mỹ, cháy rừng ở Amazon, những trận mưa trái mùa cực lớn ở Nam Á và các thảm họa thiên nhiên khác trong năm 2024 đều gây ra nhiều thiệt hại thảm khốc hơn do biến đổi khí hậu.
Các nhà khoa học khí hậu đã chạy hàng nghìn mô phỏng trong các mô hình khí hậu, một số bao gồm và một số không bao gồm tác động của biến đổi khí hậu do con người gây ra trong khí quyển. Họ cũng đã kiểm tra dữ liệu thời tiết trong quá khứ và hiện tại để xem khả năng xảy ra các loại sự kiện này đã thay đổi như thế nào trong một thế giới nóng hơn. Cách tiếp cận này, được gọi là khoa học quy kết, cho phép các nhà khoa học kết luận rằng biến đổi khí hậu do con người gây ra khiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan gần đây trở nên tàn khốc hơn trước rất nhiều.
Có thể lấy hai cơn bão lớn xảy ra tại Bắc Mỹ năm nay, Helene và Milton, làm ví dụ. Bão Milton, hình thành ở Vịnh Mexico vào đầu tháng 10, là một điển hình về cách biến đổi khí hậu khuếch đại thời tiết khắc nghiệt. Do nhiệt độ nước cao, cơn bão nhanh chóng chuyển từ bão nhiệt đới lên đến cấp 5 (cấp cao nhất trong thang bão của Mỹ). Helene đổ bộ vào đất liền vào ngày 26 tháng 9 năm 2024, gần Perry (bang Florida, Mỹ) với sức gió 220 km/h, khiến 247 người thiệt mạng và trở thành cơn bão gây ra nhiều cái chết thứ tư ở Mỹ kể từ năm 1963.
Một nhóm nhà khoa học của World Weather Attribution sau đó đã công bố một phân tích về cách biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến bão Helene. Họ chỉ ra rằng ngày nay, những cơn bão mạnh như Helene có xác suất xảy ra cao hơn khoảng 2,5 lần so với trước đây. Chúng xảy ra trung bình cứ 130 năm một lần trong điều kiện khí hậu tiền công nghiệp nhưng hiện chỉ còn 1/53 khả năng xảy ra trong bất kỳ năm nào. Một nhóm nhà khoa học tại Climate Central thì ước tính, nhiệt độ bề mặt biển ấm bất thường (dẫn tới hình thành bão Helene) cũng có xác suất xảy ra cao hơn từ 400 đến 800 lần do biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu làm tăng lượng mưa của bão Helene khoảng 10%, gây ra trận lũ lụt thảm khốc tại Appalachians - một thảm họa vốn có xác suất xảy ra 1 lần trong 115 năm nay đã chuyển thành 1 lần trong 70 năm. Nhưng không chỉ có bão. Mưa cũng lớn hơn và để lại hậu quả nặng nề hơn. Vào tháng 9 và tháng 10, những trận mưa lớn ngoài sức tưởng tượng đã tấn công nhiều vùng ở châu Âu, bao gồm cả Tây Ban Nha - nơi lũ quét giết chết hơn 200 người và nhấn chìm hàng nghìn ngôi nhà trong bùn đất. Ở phía Bắc Kerala, Ấn Độ, một trận mưa gió mùa cực lớn vào ngày 30 tháng 7 cũng gây ra lở đất lớn khiến hàng trăm người thiệt mạng.
World Weather Attribution ước tính những sự kiện kể trên có xác suất xảy ra cao gấp đôi và dữ dội hơn 7% so với thời kỳ tiền công nghiệp. “Các cơn bão sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn nếu con người tiếp tục đốt nhiên liệu hóa thạch và sau đó làm nóng hành tinh”, Giáo sư Friederike Otto, người đứng đầu World Weather Attribution và là giảng viên cao cấp về khoa học khí hậu tại Đại học Hoàng gia London (Anh) nhấn mạnh.
Thời tiết nóng hơn và hạn hán rộng hơn
Theo dữ liệu của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thì ngày 22 tháng 7 năm 2024 là ngày nóng nhất từng được ghi nhận trên hành tinh, với nhiệt độ trung bình toàn cầu đạt 17,16°C. Cần nhắc lại, đó là nhiệt độ trung bình toàn cầu, bao gồm dữ liệu từ những nơi nóng kỷ lục đến những vùng đất lạnh giá dưới 0°C như Siberia, Bắc Cực và Nam Cực.
Theo phân tích của Climate Central, gần một nửa số người trên Trái Đất vào ngày đó đã trải qua nhiệt độ nguy hiểm, một thực tế đã xảy ra với xác suất cao hơn 3 lần do biến đổi khí hậu. Climate Central cũng ước tính từ tháng 6 đến tháng 8, hơn 2 tỷ người - hoặc 1/4 dân số toàn cầu - đã phải đối mặt với ít nhất 30 ngày nhiệt độ nóng nguy hiểm, và điều này cũng xảy ra với xác suất cao hơn 3 lần do biến đổi khí hậu.
“Nền văn minh của chúng ta chưa bao giờ phải đối mặt với khí hậu nóng như hiện tại. Điều này đẩy khả năng ứng phó của chúng ta với các sự kiện cực đoan - và thích nghi với một thế giới ấm hơn - đến giới hạn tuyệt đối”. (Carlo Buontempo, Giám đốc Cơ quan theo dõi khí hậu châu Âu Copernicus)
Trên toàn cầu, kỷ lục về nhiệt độ cũng bị phá vỡ ở nhiều nơi. Nhật Bản đã ghi nhận mùa hè nóng nhất từ trước đến nay với hàng nghìn sự kiện “nóng cực độ”. Một số khu vực của Trung Quốc cũng ghi nhận thời tiết nóng kỷ lục vào tháng 8, trong khi kỷ lục của Úc về ngày nóng nhất trong tháng 8 đã bị phá vỡ với nhiệt độ 41,6°C được mô tả là “kinh ngạc” trong mùa đông của quốc gia này.
Ở những vùng khô hạn trên hành tinh, hiện tượng nóng lên toàn cầu có thể làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán và cháy rừng vì nhiệt độ cao làm tăng quá trình bốc hơi, làm khô đất và thảm thực vật. Điều này có thể kiểm chứng tại rừng mưa Amazon, nơi mà số ngày cực kỳ khô và nóng dễ gây cháy rừng đã gia tăng gấp ba lần so với thời tiền công nghiệp. Và đến năm 2050, những tình trạng này có thể khiến 10% đến 47% rừng Amazon chịu đủ áp lực để kích hoạt điểm giới hạn, sụp đổ và khiến rừng trở thành thảo nguyên cỏ với một ít cây bụi còn sót lại.
Năm 2024, cháy rừng đã thiêu rụi hơn 13 triệu hecta rừng mưa nhiệt đới ở Brazil, giải phóng khoảng 150 triệu tấn carbon dioxide (CO2), tương đương 1/3 lượng ô nhiễm do nhiên liệu hóa thạch hàng năm của Brazil. World Weather Attribution ước tính, biến đổi khí hậu đã làm tăng khả năng xảy ra hạn hán ở Amazon lên gấp 10 đến 30 lần. Do đó, các trận cháy rừng ở đây cũng gây thiệt hại nhiều hơn khoảng 40%.
Trong một phân tích khác, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) phát hiện nồng độ các chất ô nhiễm làm nóng hành tinh và gây tắc nghẽn bầu khí quyển đã đạt mức kỷ lục. Theo đó, carbon dioxide đang tích tụ nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử loài người, với nồng độ tăng hơn 10% chỉ trong hai thập kỷ, làm nóng hành tinh và khiến thời tiết khắc nghiệt trở nên dữ dội hơn.
Tất cả những hiện tượng cực đoan đó, từ bão lớn hơn tới nhiệt độ nóng hơn và không khí ô nhiễm hơn, đều có thể sẽ cực đoan hơn nữa trong năm 2025 và đẩy nhiều người, nhiều hệ sinh thái tới bờ vực sống còn nếu các quốc gia không nghiêm túc thực hiện mục tiêu khí hậu như đã cùng cam kết trong Thỏa thuận Paris.
Những thảm họa thiên tai thảm khốc nhất năm 2024
Lũ lụt ở Afghanistan và Pakistan
Từ 6/3 đến 4/9/2024, một loạt trận mưa lớn trái mùa liên tiếp gây ra lũ quét ở Afghanistan và Pakistan, giết chết gần 1.100 người. Ảnh: Thesaturdaypaper
Bão Yagi
Xảy ra từ 31/8 đến 8/9/2024, siêu bão Yagi quét qua Philippines, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar, gây ra sự tàn phá khủng khiếp và làm 844 người thiệt mạng. Ảnh: CNA
Lở đất ở Ấn Độ
Một loạt các trận lở đất xảy ra ở quận Wayanad, bang Kerala (Ấn Độ) vào sáng sớm ngày 30/7/2024 đã dẫn tới cái chết của 420 người. Ảnh: NBC
Bão Helene
Bão Helene, xảy ra từ ngày 24-27/9, là cơn bão chết chóc nhất tấn công nước Mỹ kể từ Katrina năm 2005, khiến ít nhất 233 người chết và gây ra thiệt hại 89 tỷ USD. Ảnh: NYT
Lũ lụt ở Tây Ban Nha
Vào ngày 29/10/2024, trận mưa với lượng mưa tương đương cả năm đổ xuống khu vực phía đông Tây Ban Nha, đặc biệt ở tỉnh Valencia, khiến ít nhất 224 người thiệt mạng. Ảnh: WSL
Lũ lụt ở Brazil, Uruguay
Lũ lụt nghiêm trọng do mưa lớn và bão đã tấn công bang Rio Grande do Sul của Brazil và một số thành phố của Uruguay từ ngày 29/4/2024 đến đầu tháng 5, khiến 181 người tử vong. Ảnh: Globol
Bão Trà Mi
Bão Trà Mi đã tàn phá trên khắp Philippines và sau đó ảnh hưởng đến Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc vào tháng 10/2024, làm chết 178 người và khiến 23 người mất tích. Ảnh: Tân Hoa Xã
Lở đất ở Papua New Guinea
Vào ngày 24/5/2024, một trận lở đất đã xảy ra ở Mulitaka, Papua New Guinea khiến khoảng 2.000 người bị chôn vùi. Ảnh: AJBão Remal (Bangladesh)Cơn bão đổ bộ vào đồng bằng Sundarban của Tây Bengal và Bangladesh ngày 26/5/2024 đã giết chết 84 người và phá hủy khoảng 40.000 ngôi nhà. Ảnh: UNICEF
Bão Remal (Bangladesh)
Cơn bão đổ bộ vào đồng bằng Sundarban của Tây Bengal và Bangladesh ngày 26/5/2024 đã giết chết 84 người và phá hủy khoảng 40.000 ngôi nhà. Ảnh: UNICEF
Bão Beryl (Caribe, Mỹ, Mexico)
Bão Beryl tấn công khu vực Caribe, bán đảo Yucatan (Mexico) và duyên hải phía nam nước Mỹ từ ngày 9-11/7/2024,làm 73 người thiệt mạng. Ảnh: CBS
(CLO) Tối 4/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự buổi tổng duyệt Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng Nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ ba - năm 2025. Dự kiến lễ trao Giải Diên Hồng lần thứ ba sẽ được tổ chức vào tối 5/1 tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô, TP Hà Nội.
(CLO) Những ngày cuối năm, các vườn bưởi Diễn ở Hà Nội rộn ràng vào vụ thu hoạch. Dù chịu ảnh hưởng từ bão số Yagi, những trái bưởi vàng óng, thơm ngọt vẫn kịp góp mặt trên thị trường Tết, trở thành món quà xuân được nhiều người ưa chuộng.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 5/1, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm không mưa, sáng sớm có sương mù rải rác, ngày nắng. Khu vực Trung Trung Bộ có mưa vài nơi, sáng và đêm trời rét. Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Dự kiến giai đoạn 2026 – 2030, TP HCM dự ước huy động trên 4,4 triệu tỷ đồng để đầu tư các dự án theo quy hoạch. Trong đó, vốn từ ngân sách 1,1 triệu tỷ đồng, cần huy động các nguồn vốn xã hội trên 3,3 triệu tỷ đồng.
(CLO) Nhiều ý kiến cho rằng, việc Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng là kịch bản dễ thở đối với Nga. Khả năng đàm phán Mỹ - Nga nhằm tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Ukraine đang tăng lên. Chính quyền mới ở Mỹ cũng có thể nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Nga để đáp lại tiến bộ trong việc giải quyết xung đột Ukraine.
(CLO) Lịch sử 28 năm qua tại giải vô địch Đông Nam Á, chỉ 6 cầu thủ từng ghi nhiều hơn 1 bàn vào lưới Thái Lan trong một mùa giải và Nguyễn Xuân Son đứng trước cơ hội trở thành người đầu tiên vượt mốc này.
(CLO) Để thực hiện việc lừa đảo huy động vốn, nhóm đối tượng đã lập trang web đặt tên là “bitminer”, tiền ảo là “bincoin. Sau đó dẫn dụ, lôi kéo người chơi tham gia tại nhiều tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
(CLO) Bà Tomiko Itakeoka, người được Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận là người cao tuổi nhất thế giới vào tháng 9/2024, đã qua đời tại một viện dưỡng lão ở thành phố Ashiya, tỉnh Hyogo, Nhật Bản
(CLO) Được sự cho phép của thẩm phán, các điều tra viên từ Văn phòng Điều tra Tham nhũng (CIO) hôm 3/1 đã cố gắng tiến vào dinh thự Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol để thực hiện lệnh bắt giữ nhưng đã bị đội an ninh của ông ngăn lại.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa phê duyệ kế hoạch công tác thanh tra năm 2025. Trong đó, Sở Y tế Hà Nội sẽ tiến hành thanh tra trách nhiệm giám đốc các bệnh viện.
(CLO) Cơ quan chức năng đang tìm người đăng video và xe ô tô Audi đi đến đâu, đèn tín hiệu giao thông đang đỏ liền chuyển sang xanh được đăng tải trên mạng xã hội.
(CLO) Trung Quốc vừa áp đặt lệnh kiểm soát xuất khẩu mới đối với 28 công ty Mỹ, bao gồm các tập đoàn quốc phòng lớn như General Dynamics, Boeing Defense, Lockheed Martin và Raytheon Missiles & Defense, với lý do "bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia".
(CLO) Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) thông báo rằng nhu cầu sử dụng than toàn cầu sẽ đạt mức cao nhất từ trước đến nay vào năm 2024, đồng thời dự báo năm nay sẽ trở thành năm nóng nhất trong lịch sử ghi nhận.
(CLO) Sau hơn 7 năm, 4966 ngôi nhà an toàn đã được xây dựng, dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của Biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam” đã mang lại nơi ở vững chắc cho hơn 25.000 người dân tại các khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão lũ.
(CLO) Nghiên cứu mới nhất tại Mexico chỉ ra rằng không phải nhóm người cao tuổi, mà thanh thiếu niên mới chiếm tới 75% số ca tử vong do nắng nóng. Đây là một kết quả khiến tất cả đều phải ngạc nhiên.
(CLO) Khu vực từ Trung và Nam Trung Bộ mưa lớn kéo dài kể từ đêm 10/12, lượng mưa phổ biến 100-300mm, cục bộ có nơi trên 500mm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ra công điện gửi các tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Khánh Hòa phải chủ động ứng phó với thiên tai.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhất là các địa phương tại khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạo rà soát, đánh giá khả năng nguồn nước, xây dựng phương án sử dụng nguồn nước phù hợp phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là bảo đảm nước sinh hoạt của Nhân dân trong các tháng cao điểm nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn.
Là một trong những địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và biến đổi khí hậu, các cấp chính quyền và người dân Hà Tĩnh luôn chủ động công tác phòng ngừa, ứng phó, nhằm giảm thiểu thấp nhất mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra.
(CLO) Chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Joe Biden đã kịp phân bổ hơn 100 tỷ USD tài trợ từ Đạo luật Giảm lạm phát (IRA), một trong những luật khí hậu đặc trưng của Mỹ.
(CLO) Trong bối cảnh khí hậu ngày càng nóng lên và bất ổn, những người nông dân đang phải đối mặt với thử thách lớn trong việc bảo vệ cây trồng khỏi nhiệt độ cao. Một công ty khởi nghiệp tại Ả Rập Xê Út đã phát triển một giải pháp tiềm năng.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có công điện số 55/CĐ-BGTVT gửi các đơn vị trong ngành về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.