Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel cáo buộc về cuộc thanh trừng sắc tộc ở Gaza
(CLO) Một cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel đã cáo buộc Chính phủ Israel phạm tội ác chiến tranh và thanh trừng sắc tộc tại Dải Gaza.
Theo dõi báo trên:
Khoảng 23.000 đại biểu đăng ký trước đại diện cho hầu hết mọi quốc gia trên Trái đất đã tham dự Hội nghị các bên lần thứ 16 theo Công ước về Đa dạng sinh học (CBD COP 16) tại thành phố Santiago de Cali, Colombia. Sau khi COP 15 thông qua Khung đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh - Montreal (KMGBF) vào năm 2022, cuộc họp kéo dài hai tuần tại Thành phố Santiago de Cali, Colombia là sự kiện quyết định trong việc thực hiện các mục tiêu đầy tham vọng của khuôn khổ và 23 mục tiêu cho năm 2030, bao gồm bảo vệ 30% đất liền và biển của thế giới vào năm 2030 và khôi phục các hệ sinh thái bị suy thoái. Phát biểu tại Lễ khai mạc, Tổng thống Colombia ông Gustavo Petro nhấn mạnh những cuộc khủng hoảng môi trường đan xen vào nhau, tàn phá hệ sinh thái và sinh kế, đe dọa sức khỏe con người và làm suy yếu sự phát triển vững.
Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Antonio Guterre khẳng định thiên nhiên chính là cuộc sống của chúng ta, đồng thời kêu gọi các hành động nhằm tăng cường các nỗ lực quốc gia và quốc tế hướng tới mối quan hệ cân bằng và hài hòa với thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn, phục hồi, sử dụng và chia sẻ bền vững đa dạng sinh học toàn cầu.
Tham dự hội nghị còn có các nguyên thủ quốc gia của Brazil, Ecuador, Haiti, Guinea-Bissau, Guatemala, Mozambique và Surinam, và các phó chủ tịch của Bolivia, Gabon, Kenya, Cuba và Tây Ban Nha, cùng gần 100 bộ trưởng cho Phiên họp cấp cao của COP 16 (diễn ra từ ngày 29 đến 30 tháng 10 năm 2024).
Các quốc gia thông báo về tiến độ trong việc thực hiện Khung đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal (KMGBF), cũng như mức độ liên kết của các Chiến lược và Kế hoạch hành động Đa dạng sinh học Quốc gia (NBSAP) với mục tiêu GBF được thông qua tại COP 15.
Nhiều cuộc đàm phán được diễn ra để đưa cơ chế đa phương (do COP 15 thành lập) vào hoạt động nhằm chia sẻ công bằng và bình đẳng các lợi ích từ việc sử dụng Thông tin trình tự kỹ thuật số về tài nguyên di truyền (DSI), bao gồm cả một quỹ toàn cầu.
Các nhà đàm phán đã thảo luận và tìm tiếng nói chung về cách huy động thêm các nguồn lực để bảo vệ đa dạng sinh học và đảm bảo các nguồn lực này được phân bổ kịp thời đến nơi cần nhất. Trọng tâm là công nhận và tận dụng những đóng góp của người dân bản địa và cộng đồng địa phương với tư cách là người bảo vệ đa dạng sinh học và là đối tác chính trong việc bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững của đa dạng sinh học
Mức độ quan trọng tại COP 16 chưa bao giờ cao hơn thế. Các cuộc thảo luận phản ánh những thách thức đa chiều mà hành tinh của chúng ta đang phải đối mặt. Quan trọng hơn, chúng nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về hành động tập thể để tạo dựng được “hòa bình với thiên nhiên”.
Tham dự COP16 lần này, đoàn đại biểu Việt Nam gồm có đại diện các Bộ, ngành có liên quan (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao). Đoàn Việt Nam đã tham dự các phiên họp toàn thể, các phiên thảo luận đa phương, phiên họp cấp cao và tham dự các sự kiện bên lề của Hội nghị.
Ngày 28 tháng 10 năm 2024, trong khuôn khổ sự kiện bên lề của COP 16, ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó Cục trưởng, Cục Kiểm ngư thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ và làm việc với bà Masha Kalinina cán bộ cấp cao bộ phận Bảo tồn quốc tế của Tổ chức từ thiện PEW (PEW Charitable Trusts) và bà Silvia Bor, Giám đốc Chương trình biển của Tổ chức Môi trường Thái Bình Dương (Pacific Environment) để trao đổi về cơ hội hợp tác, hỗ trợ, phát triển hệ thống bảo tồn biển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản Việt Nam.
Ông Lê Trần Nguyên Hùng đã chia sẻ những quan tâm và nỗ lực của Việt Nam trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học biển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Nhiều chủ trương, chính sách lớn đã được Ban Chấp hànhTrung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhằm mở rộng, thành lập mới các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, phục hồi các hệ sinh thái biển để đạt diện tích 6% diện tích vùng biển quốc gia được bảo tồn đến năm 2030. Các Bộ, ngành, địa phương đã lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản vào hoạt động của các ngành kinh tế, nhằm giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng mất mát đa dạng sinh học ở các vùng biển và các hệ sinh thái đặc thù như san hô, cỏ biển,....
Bên cạnh đó, ông Lê Trần Nguyên Hùng cũng chia sẻ những khó khăn, thách thức trong công tác bảo tồn biển, bảo vệ nguồn lợi mà Việt Nam đã và đang phải đối mặt, bao gồm: Sự thiếu hụt về nguồn tài chính đầu tư cho các khu bảo tồn biển, năng lực quản lý về bảo tồn biển còn hạn chế, thiếu công cụ giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các khu bảo tồn biển, cơ chế tài chính bền vững để duy trì hoạt động của các khu bảo tồn biển, đặc biệt là các khu bảo tồn biển xa bờ và sự xung đột giữa khu bảo tồn biển với hoạt động của các ngành kinh tế ven biển,...
Phía bạn đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong bảo vệ đa dạng sinh học biển, bảo tồn biển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đặc biệt Việt Nam đã tuyên bố ủng hộ mục tiêu 30 x 30 toàn cầu tại COP 15 (Kunming - Montreal). Việt Nam đã đi trước, chủ động, tích cực lồng ghép mục tiêu, nội dung bảo vệ đang dạng sinh học vào ngành thủy sản và thu được những kết quả tích cực.
Các bên đã trao đổi và đề xuất một số nội dung có triển vọng hợp tác, hỗ trợ để phát triển, mở rộng mạng lưới bảo tồn biển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và xây dựng cơ chế liên lạc thường xuyên giữa các bên để chia sẻ các cơ hội hợp tác, nhằm góp phần đạt được các mục tiêu của quốc gia và toàn cầu.
Sáng ngày 31 tháng 10 năm 2024, ông Lê Trần Nguyên Hùng - Phó cục trưởng Cục Kiểm ngư đã tham gia và đồng chủ trì sự kiện đối thoại cấp cao với chủ đề “Lồng ghép đa dạng sinh học trong và giữa các lĩnh vực để ngăn chặn và đảo ngược tình trạng mất đa dạng sinh học vào năm 2030”. Tham dự và đồng chủ trì sự kiện gồm có đại diện nước và các tổ chức quốc tế: Australia, Canada, Costa Rica, Colombia, Germany, Georgia, Kenya, the Netherlands, Peru, South Africa, Pacific Environment, Pew, TNC, WCS, and WWF. Đến tham dự sự kiện có khoảng 100 đại biểu ở các quốc gia, các nhà khoa học, các tổ chức quốc tế.
Tại cuộc đối thoại này, ông Lê Trần Nguyên Hùng đã có bài phát biểu về kinh nghiệm của Việt Nam trong việc lồng ghép mục tiêu, nội dung bảo vệ đa dạng sinh học trong lĩnh vực thủy sản. Nhiều chủ trương, chính sách lớn từ cấp Trung ương, Chính phủ, Bộ ngành, địa phương được ban hành đã đề cập, lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ đa dạng sinh học trong hoạt động của ngành thủy sản. Cụ thể, Việt Nam đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản, để giảm áp lực cho hoạt động khai thác nguồn lợi; đẩy mạnh nuôi biển với công nghệ cao, công nghệ mới, thân thiện với môi trường. Tổ chức khai thác thủy sản phù hợp với tiềm năng nguồn lợi thủy sản của từng vùng biển theo hướng hiệu quả, bền vững, có trách nhiệm,... Xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong ngành thủy sản. Tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, mở rộng các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn, khu vực đường di cư tự nhiên của các loài thủy sản; hình thành và phát triển mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Đại diện các quốc gia và các tổ chức đồng chủ trì sự kiện cũng đã chia sẻ về kinh nghiệm lồng ghép mục tiêu bảo vệ đa dang sinh học vào các lĩnh vực khác như: Nông nghiệp, du lịch, lâm nghiệp,...
Phiên đối thoại diễn ra trong thời gian 80 phút, với nhiều thông tin được chia sẻ cởi mở từ các đại biểu, khách mời. Thông qua sự kiện này, đại diện Việt Nam đã thông tin cho bạn bè quốc tế về trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong việc bảo vệ đa dạng sinh học biển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, góp phần tạo dựng một hành tinh “hòa bình với thiên nhiên”.
PV
(CLO) Một cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel đã cáo buộc Chính phủ Israel phạm tội ác chiến tranh và thanh trừng sắc tộc tại Dải Gaza.
(CLO) Sáng 2/12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã tiếp Mục sư Franklin, Chủ tịch Tổ chức cứu trợ, truyền giáo Samaritan's Purse (Hoa Kỳ) đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
(CLO) Chia sẻ với báo chí, NSND Thanh Lam đã có những chia sẻ về kết quả chương trình “Our song Vietnam" khi Thu Minh giành giải Quán quân cuộc thi.
(CLO) Sáng 2/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với Bộ Xây dựng về dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng, thay thế Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
(CLO) Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ Quyết định số 78/2010/QĐ-TTg về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế.
(CLO) CTCP Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh - Gilimex (GIL) vừa phải nộp gần 4 tỷ đồng do các vi phạm về thuế. Hiện tại công ty cũng đang chậm kế hoạch kinh doanh cả năm.
(CLO) Ngày 2/12, UBND tỉnh Nam Định tổ chức lễ hợp long Dự án xây dựng cầu vượt sông Đáy nối huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình) và huyện Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định) sau 15 tháng thi công.
(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (Mã: TTF) ghi nhận thua lỗ trong Quý 3/2024. Cổ phiếu công ty mất giá, lãnh đạo liên tục thâu tóm thêm cổ phiếu.
(CLO) Từ ngày 1/1/2025, Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng sẽ triển khai thu phí dịch vụ đối với hành khách sử dụng lối đi ưu tiên, với giá dự kiến khoảng 100.000 đồng/lượt. Sân bay Đà Nẵng là sân bay đầu tiên tại Việt Nam triển khai dịch vụ này.
(CLO) Sau sắp xếp, tỉnh Quảng Nam giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện và 8 đơn vị hành chính cấp xã. Toàn bộ huyện Nông Sơn được sáp nhập vào huyện Quế Sơn.
(CLO) Ngày 2/12, Thường trực Tỉnh ủy Hưng Yên tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.
(CLO) Chuyên trang Thị trường 24h hứa hẹn sẽ đánh dấu bước tiến mới trong việc cung cấp thông tin thị trường và kinh tế một cách nhanh chóng, chính xác và đầy đủ đến độc giả.
(CLO) Tại Nhà thi đấu Cầu Giấy, số 35 Trần Quý Kiên, thành phố Hà Nội, Giải vô địch Bóng bàn Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ 17 - Tranh cúp Sao Vàng 2024 đang diễn ra sôi nổi với những bàn đánh đẹp mắt. Các vận động viên đã chơi hết mình nhằm khơi dậy tinh thần thể thao, gắn kết tinh thần đồng đội, đoàn kết.
(CLO) Tại ô đất A4 Khu đô thị Nam Trung Yên (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) mọc lên một bãi rác khổng lồ gây mất vệ sinh môi trường cũng như làm xấu đi mỹ quan đô thị.
(CLO) Trong khi Audi Q5 bị triệu hồi do túi khí không đảm bảo an toàn thì mẫu xe thuần điện hạng sang e-tron GT và GTRS dính lỗi liên quan hệ thống phanh.
(CLO) China Unicom, tập đoàn viễn thông lớn thứ hai Trung Quốc, mở công ty con tại Dubai, đẩy mạnh hạ tầng số và kết nối cho hơn 20 quốc gia Trung Đông.
(CLO) Cuộc nội chiến kéo dài 13 năm ở Syria một lần nữa thu hút sự chú ý quốc tế khi quân nổi dậy bất ngờ tấn công thành phố chiến lược Aleppo. Cuộc chiến đang bùng phát trở lại này cho thấy tình hình tại Trung Đông sẽ còn nóng và phức tạp hơn.
(NB&CL) Theo BBT tờ TIME, như thông lệ thường niên, các BTV ảnh của tạp chí lại cùng ngồi lại để lựa chọn, đánh giá những hình ảnh mà họ cho là có sức ảnh hưởng, lan toả, ấn tượng hơn cả trong một năm vừa trôi qua. Với họ, đây là công việc không dễ dàng, bởi trải qua 12 tháng trong năm, thế giới luôn ăm ắp sự kiện và các phóng viên ảnh khắp nơi trên thế giới dường như hiếm khi bỏ lỡ các hình ảnh đắt giá. Dưới đây là một số trong top 100 bức ảnh vừa được TIME lựa chọn và công bố.
(CLO) Khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump trở lại Nhà Trắng, thuế quan có thể sẽ một lần nữa đóng vai trò quan trọng trong chương trình nghị sự chính sách của ông.
(NB&CL) “Đại dịch trong bóng tối” là cách mà Liên Hợp Quốc gọi tên vấn nạn bạo lực bùng lên khủng khiếp đối với phụ nữ hồi tháng 11/2021 bởi sự giãn cách và cách ly xã hội trong giai đoạn đại dịch Covid-19 đang hồi ác liệt. Nhưng đến nay, sau 3 năm, trong khi đại dịch Covid-19 đã hạ nhiệt thì vấn nạn bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái không những không thuyên giảm mà có phần còn diễn tiến ngày càng đáng quan ngại, nhức nhối.
(CLO) Trong nỗ lực gia tăng sức mạnh quân sự, Ukraine muốn gia nhập nhóm các quốc gia có khả năng sản xuất tên lửa đạn đạo. Nhưng quá nhiều yếu tố đang làm khó đối với chương trình tên lửa của Kiev.
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.
(CLO) Một ngày sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép, Ukraine đã bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào khu vực Bryansk, nằm cách 379 km về phía tây nam Moscow.
(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil đã ra tuyên bố của các nhà lãnh đạo vào thứ Hai (18/11), kêu gọi "hành động" giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng mà toàn cầu đang phải đối mặt, như xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu và các vấn đề lớn khác.
(CLO) Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Indonesia, gần 10 triệu người đã rời khỏi tầng lớp trung lưu của nước này kể từ năm 2019 cho đến nay.