(CLO) Căng thẳng ngoại giao về vấn đề nóng lên toàn cầu sẽ là tâm điểm chú ý tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Brazil vào tuần này.
Ngày 17/11, các lãnh đạo từ nhiều quốc gia đã đến Rio de Janeiro tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 nhằm giải quyết các vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.
Trong khi đó, các cuộc đàm phán về khí hậu đang diễn ra của Liên hợp quốc đã tập trung vào những nỗ lực trong việc giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu. Hội nghị khí hậu COP29 tại Baku, Azerbaijan có nhiệm vụ thống nhất mục tiêu huy động hàng trăm tỷ USD cho khí hậu, còn các nhà lãnh đạo của Nhóm 20 nền kinh tế lớn đang nắm giữ hầu bao.
Các nước G20 chiếm 85% nền kinh tế thế giới và là những nước đóng góp lớn nhất cho các ngân hàng phát triển đa phương giúp định hướng tài chính khí hậu. Họ cũng chịu trách nhiệm cho hơn 3/4 lượng khí thải nhà kính trên toàn thế giới.
"Tất cả các quốc gia phải làm phần việc của mình. Nhưng G20 phải dẫn đầu", Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres phát biểu tại COP29 tuần trước. "Họ là những nước phát thải lớn nhất, có năng lực và trách nhiệm lớn nhất".
Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva chào đón Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres trước Hội nghị thượng đỉnh G20, tại Rio de Janeiro, Brazil, ngày 16/11. Ảnh: Reuters
Việc đạt được thỏa thuận như vậy có thể sẽ trở nên khó khăn hơn khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump trở lại Nhà Trắng. Ông Trump được cho là đang chuẩn bị rút Mỹ khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris, cũng như có kế hoạch hủy bỏ luật quan trọng về khí hậu đã được Tổng thống Joe Biden thông qua.
Người đứng đầu về khí hậu của Liên hợp quốc Simon Stiell đã viết một lá thư cho các nhà lãnh đạo G20 vào ngày 16/11, kêu gọi họ hành động về tài chính khí hậu, bao gồm tăng cường tài trợ cho các quốc gia đang phát triển và thúc đẩy cải cách các ngân hàng phát triển đa phương.
Tuy nhiên, theo các nhà ngoại giao am hiểu các cuộc đàm phán tại Rio, những bất đồng ảnh hưởng đến COP29 từ tuần trước đang lan sang các cuộc đàm phán của G20.
COP29 phải đặt ra mục tiêu mới về số tiền tài trợ của các nước phát triển, các ngân hàng đa phương và khu vực tư nhân cho các nước đang phát triển. Các nhà kinh tế nói với hội nghị thượng đỉnh rằng con số đó phải ít nhất là 1.000 tỷ USD.
Các nước giàu có, đặc biệt là ở châu Âu, cho biết mục tiêu đầy tham vọng này chỉ có thể đạt được nếu cơ sở đóng góp được mở rộng đến một số quốc gia đang phát triển giàu có hơn, chẳng hạn như Trung Quốc và các nhà sản xuất dầu mỏ lớn ở Trung Đông.
Theo các nhà ngoại giao, vấn đề này vẫn đang gây tranh cãi trong những cuộc thảo luận về tuyên bố chung của G20 tại Rio, khi các quốc gia châu Âu thúc đẩy nhiều quốc gia đóng góp hơn và các nước đang phát triển như Brazil phản đối.
Sự thành công không chỉ của COP29 mà còn của COP30 được tổ chức tại Brazil vào năm tới cũng phụ thuộc vào bước đột phá về tài chính khí hậu.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Hòa Bình làm cơ quan chủ quản để quản lý, đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Km 0 - Km 19) với quy mô giai đoạn hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe.
(CLO) Ngày 1/4, thông tin từ Công an xã Thanh Hòa (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) cho biết, đang phối hợp Trại giam Thanh Lâm truy tìm phạm nhân Dương Hữu Duy trốn khỏi trại giam Thanh Lâm.
(CLO) Trước tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm 2025, Công an tỉnh Quảng Bình đã triển khai đợt cao điểm nhằm kiểm soát, ngăn chặn tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn. Đợt cao điểm bắt đầu từ ngày 1/4/2025, hướng tới mục tiêu giảm thiểu tai nạn trên cả ba tiêu chí và đảm bảo an toàn cho người dân.
(CLO) Chiều 1/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vào Báo Lạng Sơn, tạo thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn. Đồng thời, hội nghị cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 2/4, khu vực Nam Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và tối). Mưa lớn cục bộ ở TP HCM và Nam Bộ còn cảnh báo có thể gây ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
(CLO) Ngày 1/4, trong chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã đi thăm, kiểm tra các công trình trọng điểm của 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa.
(CLO) Liên quan đến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản phục vụ việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh, công việc trước mắt rất lớn. Văn phòng Chính phủ cần xây dựng văn bản trình Thủ tướng để giao việc cụ thể cho các bộ, ngành với thời hạn cụ thể vì "không còn thời gian để lùi".
(CLO) Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông chiều 1/4 cho biết, qua 3 tháng thực hiện nghị định 168 đã phát hiện, xử lý 728.818 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; Trong đó có 149.931 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 168.598 trường hợp vi phạm tốc độ.
(CLO) Chiều nay 1/4, giá vàng có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn neo ở mức cao, với mức bán ra cao nhất lên đến 102,3 triệu đồng/lượng. Trước cơn sốt giá vàng, nhiều người dân sẵn sàng gác lại công việc để đi mua vàng tích trữ.
(CLO) Từ 1/4, Cục Thống kê tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên phạm vi cả nước theo phương thức trực tuyến. Dự kiến thời gian điều tra kéo dài tới cuối tháng 7.
(CLO) UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
(CLO) Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản yêu cầu Trung tâm y tế huyện Chư Sê phối hợp với cơ quan Công an điều tra vụ việc người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ ngay tại phòng bệnh.
(CLO) Chiều 1/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai liên quan đến đầu tư phát triển hạ tầng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khắc phục tình trạng tai nạn giao thông, kẹt xe thường xuyên xảy ra.
(CLO) Báo cáo của UNESCO đã cảnh báo về tình trạng tan chảy sông băng "chưa từng có" do khủng hoảng khí hậu, đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái, nông nghiệp và nguồn nước trên toàn thế giới.
(CLO) Báo cáo mới nhất của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) xác nhận 10 năm qua là thập kỷ nóng nhất từng được ghi nhận, với năm 2024 tiếp tục lập kỷ lục mới.
(CLO) Hàng nghìn nông dân trồng ca cao trên khắp Indonesia đang hợp tác với các doanh nghiệp và tổ chức khác để bảo vệ mùa màng của họ khỏi những tác động khắc nghiệt của biến đổi khí hậu, vốn đã đẩy giá ca cao lên mức kỷ lục.
(CLO) Mỹ đã rút khỏi JETP, một thỏa thuận khí hậu quan trọng nhằm hỗ trợ Nam Phi, Indonesia và các quốc gia đang phát triển khác chuyển đổi sang năng lượng sạch.
(CLO) Trung Quốc cam kết triển khai hàng loạt dự án quy mô lớn nhằm giảm phát thải carbon, với mục tiêu đạt đỉnh trước năm 2030 và trung hòa carbon vào năm 2060.
(CLO) Theo một phân tích, thực vật và đất trên Trái đất đã đạt mức cao nhất về khả năng hấp thụ carbon dioxide (CO2) vào năm 2008. Kể từ đó, tốc độ cô lập carbon của chúng đã giảm dần.
(CLO) Điện gió đang có sự phát triển mạnh mẽ và dự kiến sẽ trở thành nguồn năng lượng tái tạo lớn thứ hai thế giới vào cuối thập kỷ này, chỉ sau năng lượng mặt trời.
(CLO) Các nhà khoa học dự đoán rằng trong tương lai, nguồn oxy của Trái đất sẽ cạn kiệt. Nhưng tại sao điều này lại xảy ra, và liệu chúng ta có thể ngăn chặn nó không?
(CLO) Trung Quốc đã đầu tư 6,8 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 940 tỷ USD) vào năng lượng sạch trong năm 2024, gần đạt mức 1,12 nghìn tỷ USD mà thế giới dành cho nhiên liệu hóa thạch, theo phân tích mới của tổ chức nghiên cứu Carbon Brief có trụ sở tại Anh.