Báo giấy: Ai còn nhớ?

The New York Times- Chuyện trăm năm!

Thứ hai, 17/06/2019 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nói về báo in thế giới, không thể không nhắc tới The New York Times (NYT) - nhật báo Mỹ luôn được vì nể bậc nhất về cả bề dày lịch sử lẫn uy tín làm nghề.

Bài liên quan

Không những thế, lịch sử lâu đời - 168 năm tồn tại và phát triển của “Quý bà màu xám”- có thể xem là tấm gương phản chiếu về đời sống báo chí, về phương thức tạo nên một tờ báo in một thời.

1. Hoàn toàn thủ công, đòi hỏi lượng nhân lực lớn, lâu công, tỉ mẩn, kĩ càng… có thể được xem là những “từ khóa” khi nói về công nghệ xuất bản báo in những năm đầu thế kỷ XX. Tháng 9/1942, nhiếp ảnh gia Marjory Collins của Văn phòng Thông tin Chiến tranh đã đến thăm trụ sở của tờ NYT và đã ghi lại được những hình ảnh đáng nhớ về “quy trình xuất bản” của NYT.

Ảnh 1

Ảnh 1

NYT ra đời vào ngày 18/9/1851 với cái tên ban đầu New York Daily Times bởi hai người đồng sáng lập là Henry Jarvis Raymond, một nhà báo, chính trị gia và George Jones, một... nhân viên ngân hàng. 45 năm sau, NYT lại có một bước ngoặt mới khi năm 1896, Adolph S. Ochs,  một chủ tòa báo đến từ Chattanooga, bang Tennessee đã mua lại NYT. Khi  Adolph S. Ochs qua đời vào năm 1935, sự nghiệp của ông được kế thừa bởi người con rể, ông Arthur Hays Sulzberger và sau đó là người Arthur Sulzberger Jr. Giờ đây, tờ NYT trực thuộc tập đoàn The New York Times Company (NYT Co) mà ông Arthur Sulzberger Jr là chủ sở hữu kiêm Chủ tịch Tập đoàn.

Ảnh 2

Ảnh 2

Ảnh 3

Ảnh 3

Tất cả khởi đầu từ phòng tin tức - Newsroom (ảnh 1). Đó là căn phòng với hàng loạt chiếc bàn nằm nối đuôi nhau, mỗi bàn là một phóng viên (PV), trong đó có cả các PV quốc tế của NYT (Ảnh 2). Tại đây, bài viết của các phóng viên sẽ được hình thành, tập hợp và sau đó được chuyển tới phòng biên tập và chịu sự chỉnh sửa của các BTV (Ảnh 3). Cũng tại đây, các biên tập viên chủ chốt thảo luận về các bài báo cũng như công tác biên tập toàn bộ số báo. Mọi thảo luận của họ đều được ghi lại cẩn thận. Vì là tờ nhật báo với rất nhiều chuyên mục nên NYT luôn có những BTV chuyên trách. 

Ảnh 4

Ảnh 4

Ảnh 5

Ảnh 5

Những chất liệu làm nên số báo, từ các bài viết của PV, các thông tin từ các bản điện báo của các PV NYT từ khắp nơi gửi về, từ các hãng thông tấn lớn như AP gửi đến đều được sao chép, sắp xếp, phân loại (ảnh 3 & 4) sau đó được gửi qua máy in rô-nê-ô- một kiểu in thủ công (ảnh 5).

Ảnh 6

Ảnh 6

Ảnh báo chí là một trong những mảng được BBT NYT chú trọng từ rất lâu, thế nên bộ phận ảnh (photo department) của NYT là một trong những khu vực trọng yếu của tờ báo. Phòng ảnh là khu vực xử lý toàn bộ ảnh từ khắp nơi gửi về. Với yêu cầu cao về chất lượng chung của toàn bộ tờ báo nên khâu ảnh cũng được xử lý rất kỹ lưỡng. Trong ảnh (ảnh 6): một kỹ thuật viên phòng tối kiểm tra các dấu chấm trên bức ảnh trước khi nó được chuyển giao.

Trụ sở của NYT cũng là một điều đáng nói. Trụ sở ban đầu của tờ báo đặt ở mạn nam khu Manhattan, New York, đến năm 1904 dọn đến trung tâm New York, xây dựng một tòa nhà lớn làm trụ sở và đặt tên là The New York Times. Khu vực này trở thành khu “Times Square” trứ danh của New York. Đến đầu năm 2007 tờ báo xây một trụ sở lớn trên đại lộ số 8 New York, cao 52 tầng, đủ chỗ cho 1.200 nhà báo làm việc thoải mái tại chỗ (không kể các phóng viên của NYT tác nghiệp khắp thế giới). Một điểm rất đặc biệt nữa về NYT là logo của công ty và tờ báo. Được tạo ra bởi các thợ in nổi tiếng người Mỹ Ed Benguiat vào cuối năm 1960, logo NYT đến nay chỉ tồn tại 1 màu đen duy nhất. Theo lý giải của NYT, màu đen tượng trưng cho sự xuất sắc, sức mạnh, sự đổi mới, sang trọng và thái độ năng động của công ty và tờ báo.

Ảnh 7

Ảnh 7

Sau khi các khâu xử lý, biên tập bài vở, ảnh, lên trang hoàn tất, tất cả các thông số từ khâu này được viết rõ ràng trên một bảng thống kê treo giữa Tòa soạn. Các BTV cấp cao sẽ rà soát lại cuối cùng các thông số này, sau đó trang báo sẽ được hoàn thiện lần cuối cùng, chuyển sang hình thức layout để nhân viên nhà in làm khuôn mẫu trong phòng sắp chữ làm việc (ảnh 7). Nếu có những thay đổi đột xuất nào, nhân viên nhà in sẽ ghi chú vào tờ giấy và kẹp chúng lên bàn sắp chữ để nhân viên nhà in nắm rõ và chỉnh sửa theo. Các trang sẽ được rà soát đi rà soát lại để chỉnh sửa liên tục cho đến khi hết các lỗi có thể.

Ảnh 8

Ảnh 8

Khi kỹ thuật in ấn còn lạc hậu thì khâu sắp chữ là một trong những khâu trọng yếu nhất trong quy trình in ấn báo chí. Khâu này được làm hoàn toàn thủ công. Các nhân viên sắp chữ sẽ phải làm việc cực kì thận trọng, tỉ mỉ (ảnh 8). Tuy nhiên, cẩn thận nhưng phải nhanh chóng hết mức có thể, để phục vụ cho cái mà chúng ta ngày nay vẫn thường gọi là “tiến độ xuất bản”.

Ảnh 9-10

Ảnh 9-10

Sau khâu sắp chữ sẽ là khâu in ấn. Những cuộn giấy to ước lượng sẽ đủ in khoảng 1.300 tờ báo. Các tâm khuôn mẫu được sắp chữ trước đó sẽ được uốn cong, đánh số thứ tự (ảnh 9) và đưa vào máy in (ảnh 10). Tại những chiếc máy in này, những khuôn đúc sẽ được cán qua mặt giấy để tạo thành trang báo hoàn thiện.

Ảnh 11

Ảnh 11

Phần tiếp theo sẽ là việc máy in bắt đầu hoạt động. Khi những bản in đầu tiên “ra lò”, công nhân nhà in sẽ kiểm tra lại lần nữa (ảnh 11). Nếu mọi sự không có vấn đề này, máy in sẽ tiếp tục vận hành và các tờ báo chính thức được “khai sinh”. Và cuối cùng là công việc của những nhân viên phát hành. Báo được chuyển từ nhà in để đến với các quầy báo và đến tay độc giả.

Khó có thể kể hết được niềm vui của các công nhân nhà in khi chứng kiến “đứa con tinh thần” mà họ vừa góp công tạo dựng ra đời. Quy trình sản xuất một tờ báo NYT cũng có lẽ là quy trình chung của hầu hết các tờ báo in thời ấy.

Ảnh 12

Ảnh 12

2. Hiện đại, kỹ thuật số hóa hầu hết các khâu, tiết giảm tối đa sức người, thời gian… là những điều có thể dễ dàng rút ra từ quy trình làm báo hiện đại ngày hôm nay của NYT. Từ trụ sở hiện đại của NYT ngày hôm nay, bài vở được xử lý hoàn toàn qua máy móc sau đó dữ liệu được truyền tới nhà in. Nhà in chính hiện nay của NYT rộng tới 515.000m2 tại khu phố Queens, khu vực cao tốc Van Wyck gần sân bay LaGuardia Airport. Khu vực nhà in rộng đến mức các nhân viên nhà in thường đùa rằng nếu không muốn bị mỏi nhừ chân, họ thường di chuyển bằng xe ba bánh. So với nhà in cũ xưa kia thì rõ ràng rộng lớn, quy mô, hiện đại hơn nhiều (ảnh 12).

Ảnh 13

Ảnh 13

Chỉ nhìn khu vực quản lý điện của nhà in đã thấy rõ quy mô của nhà in giờ đây như thế nào. Rộng hơn nhưng lại ít nhân lực hơn hẳn xưa kia là điều dễ nhận thấy nhất. Các khâu sắp chữ là hoàn toàn biến mất. Hầu hết các khu vực chỉ nhìn thấy duy nhất một nhân viên nhà in (ảnh 13).

Ảnh 14

Ảnh 14

Đến cả khâu vận chuyển báo thành phẩm cũng không còn chuyện mỗi công nhân một cuộn báo trên tay mà đã có hàng dài xe tải chờ sẵn để chuyển tới các quầy báo (ảnh 14).

Ảnh 15

Ảnh 15

Dường như chỉ có một khâu gần như không thay đổi - vẫn cần sự thủ công của bàn tay con người - đó là khâu rà soát, đọc bản bông (ảnh 15). Từ đó để thấy, dù ở thời đại khoa học kỹ thuật nào, thì sự chính xác, thận trọng trong kiểm định thông tin đưa lên mặt báo, vai trò của các BTV vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu.

NYT đã sống, tồn tại và giữ vững vị thế hàng đầu của mình nhờ những tiêu chí bất di bất dịch: không chạy theo lợi nhuận từ quảng cáo như các trang báo mạng vẫn làm; chủ trương đưa đến cho người đọc lượng thông tin từ khắp nơi trên thế giới với chất lượng cao nhất. Số lượng giải Pulitzer kỷ lục là một minh chứng cho chất lượng báo chí mà NYT đeo đuổi. Tất nhiên, là một “Quý bà” kiêu sa, nhưng New York Times không thủ cựu trong những khuôn mẫu, cái gì đổi mới để hay hơn, tốt hơn, “Qúy bà” cũng không ngần ngại thử nghiệm. Bằng chứng là New York Times luôn mang đến những đổi mới, tạo ra những trào lưu và đi đầu trong nhiều phong cách báo chí, đem đến cho người đọc những trải nghiệm đa chiều sử dụng AI (Trí thông minh nhân tạo) trong công tác tòa soạn... Quan điểm của NYT cũng đúng như chiến lược phát triển đến năm 2020 của tòa soạn: “Our Path Forward” (Hướng về phía trước) - không bao giờ dừng bước trên con đường sáng tạo và thay đổi liên tục. 

Hà Trang

Tin khác

Khởi động cuộc thi viết Sống đẹp lần 4 với chủ đề 'san sẻ yêu thương'

Khởi động cuộc thi viết Sống đẹp lần 4 với chủ đề 'san sẻ yêu thương'

(CLO) Chiều 24/4, Báo Thanh Niên tổ chức lễ phát động cuộc thi Sống đẹp lần 4 – năm 2024 với chủ đề “San sẻ yêu thương”. Thời gian nhận bài dự thi kéo dài từ ngày 24/4 - 30/9.

Nghề báo
Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Nghề báo
Phát động cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công đoàn, công nhân và người lao động Hà Tĩnh

Phát động cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công đoàn, công nhân và người lao động Hà Tĩnh

(CLO) Sáng 24/4, tại UBND tỉnh Hà Tĩnh, Báo Lao Động phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ phát động cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công nhân, công đoàn và người lao động tỉnh Hà Tĩnh năm 2024.

Nghề báo
Điều tra làm rõ vụ phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp hiện trường vụ cháy ở huyện Thanh Trì

Điều tra làm rõ vụ phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp hiện trường vụ cháy ở huyện Thanh Trì

(CLO) Mặc dù tác nghiệp tại hiện trường vụ cháy theo đúng quy định, nhưng phóng viên Thời báo VTV và VnExpress bất ngờ bị nhóm 3 đối tượng cản trở, hành hung.

Nghề báo
Đoàn công tác Hội Nhà báo Indonesia tham quan mô hình hoạt động của Báo Lao Động

Đoàn công tác Hội Nhà báo Indonesia tham quan mô hình hoạt động của Báo Lao Động

(CLO) Ngày 23/4 tại Hà Nội, Báo Lao Động đã có buổi tiếp đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia gồm 5 thành viên do ông Sihono – Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Nghề báo