Thêm một tỷ phú nổi tiếng Ấn Độ bị tuyên bố phá sản

Thứ tư, 11/08/2021 07:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sau khi một tòa án ở Anh tuyên bố tỷ phú người Ấn Độ bỏ trốn Vijay Mallya phá sản vào tuần trước, mạng xã hội Ấn Độ đã xôn xao với các cuộc thảo luận về sự sụp đổ ngoạn mục của tỷ phú 65 tuổi này và điều gì sẽ xảy ra tiếp theo với các tỷ phú tại quốc gia này.

Mallya là một trong số những doanh nhân giàu có nổi tiếng mà đế chế đã sụp đổ. Ảnh: AP.

Mallya là một trong số những doanh nhân giàu có nổi tiếng mà đế chế đã sụp đổ. Ảnh: AP.

Từng được biết đến với biệt danh “Vua của những thời khắc tốt đẹp” do lối sống hào hoa của mình với những chiếc siêu xe và những bữa tiệc xa hoa, thành công ban đầu của tỷ phú Mallya đến từ United Breweries Group, công ty sở hữu loại bia Kingfisher nổi tiếng.

Ông thành lập hãng hàng không Kingfisher Airlines vào năm 2005, nhưng hãng đã đóng cửa vào năm 2012 do phải đối mặt với tình trạng quản lý tài chính yếu kém và nợ nần chồng chất, một phần do giá nhiên liệu tăng chóng mặt.

Hơn 3.000 nhân viên đã bị cho thôi việc và số tiền lương còn nợ của họ - cùng với các khoản nợ, hiện lên tới khoảng 500 Rs crore (67 triệu USD) và vẫn chưa được trả - khiến nhiều người lâm vào cảnh túng quẫn.

Mallya đã trốn sang Anh vào năm 2016 và nợ hơn 1,5 tỷ USD tại một tập đoàn ngân hàng do thương vụ liên quan đến hãng hàng không thất bại của ông, đồng thời cũng bị truy nã ở Ấn Độ vì tội gian lận và rửa tiền.

Lệnh tòa án Anh hiện cho phép các bên cho vay Ấn Độ, bao gồm Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ, đóng băng tài sản của Mallya trên toàn cầu hoặc tìm cách trả món nợ mà Kingfisher Airlines nợ, và các quan chức cấp cao của Ấn Độ cho biết họ đang tìm cách đưa doanh nhân bị dẫn độ trở lại Ấn Độ để đối mặt với tội danh của mình.

Tuy nhiên, Mallya vẫn ở Anh và được đồn đại là đã xin tị nạn chính trị.

Mallya là một trong số những doanh nhân giàu có nổi tiếng đã sụp đổ. Luật sư Deepak Ghai có trụ sở tại Mumbai nói rằng cơ sở cầm quyền cũng nên đưa ra nhiều áp lực hơn để "đàn áp những kẻ vi phạm kinh tế, đặc biệt là các tỷ phú bỏ trốn, để giảm bớt sự tức giận của công chúng.”

Ghai cho biết những người sáng lập doanh nghiệp có vận may tốt nhờ nợ nần trong những năm đầu khởi nghiệp thường cảm thấy bị áp lực phải “duy trì sự thành công hào nhoáng bên ngoài của mình ngay cả khi mọi thứ thực đã thực sự sụp đổ ở phía sau”.

Ông nói: “Điều này thường khiến họ mắc phải những sai lầm chết người dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.”

Trong số các tỷ phú Ấn Độ khác đã ra đi là Anil Ambani, 62 tuổi, anh trai của người giàu nhất châu Á Mukesh Ambani. Ông bị tuyên bố phá sản vào năm 2019 sau khi không trả được các khoản vay cho ba ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ thuộc sở hữu của chính phủ.

Chủ tịch Tập đoàn Reliance - có cổ phần trong lĩnh vực năng lượng, hóa dầu, khí đốt tự nhiên, bán lẻ, viễn thông, truyền thông đại chúng và dệt may - gần như bị tống vào tù khi không thể trả được 77 triệu USD tiền lệ phí trước đây cho hãng Ericsson của Ấn Độ. Tuy nhiên, ông lớn Mukesh – anh trai của Anil Ambani đã đứng ra giải quyết khoản nợ này.

Tương tự, Pramod Mittal, 64 tuổi, em trai của ông trùm thép có trụ sở tại Anh Lakshmi Mittal - cũng là một trong những người đàn ông giàu nhất thế giới - đã bị Tòa án Tối cao London tuyên bố là “người đàn ông phá sản nhiều nhất” vào năm 2020 vì được cho là đã mắc nợ 3,5 tỷ USD.

Pramod Mittal là cựu chủ tịch của Ispat Industries Limited - công ty có các khoản đầu tư vào những lĩnh vực như sắt, thép, khai thác mỏ, năng lượng và cơ sở hạ tầng, từng được xếp vào danh sách những người giàu nhất nước Anh. Đám cưới năm 2013 của con gái ông Srishti với chủ ngân hàng đầu tư người Hà Lan Gulraj Behl được cho là đã tiêu tốn 82 triệu USD.

Tuy nhiên, vận may của Mittal đã thay đổi khi ông đóng vai trò là người bảo lãnh cho các khoản nợ của công ty mình, lên tới 166 triệu USD vào năm 2013. Ông cũng không có khả năng thanh toán và bị bắt cùng năm vì tội lừa đảo đồng thời đối mặt với một cuộc điều tra rửa tiền ở Ấn Độ vì không trả được khoản vay 300 triệu USD cho Tổng công ty Thương mại Nhà nước. Vụ kiện sau đó đã được bãi bỏ sau khi tỷ phú giải quyết xong các khoản phí của doanh nghiệp khu vực công.

Tiếp theo là Naresh Goyal, 72 tuổi. Mặc dù khởi đầu khiêm tốn với vai trò thu ngân nhưng Naresh Goyal đã sáng lập ra hãng hàng không tư nhân thành công rực rỡ một thời Jet Airways. Tuy nhiên, ông đã từ tỷ phú trở thành tỷ phú phá sản sau khi công việc kinh doanh hàng không của ông gặp bất ổn do quản lý yếu kém.

Goyal từ chức Chủ tịch Jet Airways Ấn Độ vào tháng 3 năm 2020 dưới áp lực từ những người được ủy thác đã tiếp quản công ty.

Ông từng được Forbes tuyên bố là người giàu thứ 16 của Ấn Độ với tài sản ròng 1,9 tỷ USD, tuy nhiên, tài sản của ông đã bị cắt giảm một con số đáng tiếc khi tuyên bố phá sản khi tòa án yêu cầu ông trả 2,5 tỷ USD nợ các ngân hàng, nhân viên và nhà cung cấp.

Luật sự Ghai cho biết lý do phổ biến khiến các ông trùm gặp khó khăn về tài chính là lòng tham và tham vọng. Ông nói: “Nhiều khi các doanh nhân thành đạt cũng trở thành những ông trùm thế hệ đầu tiên, những người không có nhiều kinh nghiệm kinh doanh để bắt đầu nhưng có thể tích lũy được khối tài sản khổng lồ nhờ những cách làm thông minh của họ. Sau khi nếm trải thành công, họ phát triển một khí chất bất khả chiến bại và một cái tôi lớn, điều này sau đó khiến mọi thứ trở nên tồi tệ.”

Đây là những gì đã xảy ra với Venugopal Dhoot, 69 tuổi, người đã xây dựng công ty sản xuất đồ tiêu dùng tại nhà đầu tiên của Ấn Độ, Videocon Industries và gọi nó là “Công ty đa quốc gia đầu tiên của Ấn Độ”.

Sau đó, sự đa dạng hóa nhanh chóng trong các lĩnh vực như đồ tiêu dùng, viễn thông, thăm dò dầu khí và điện tử đã là một bước đi chủ chốt của ông.

Tài sản cá nhân của ông trùm, ước tính hơn 1 tỷ USD vào năm 2015, đã tiêu tan sau khi đế chế của ông sụp đổ dưới sức nặng của sự mở rộng điên cuồng, dẫn đến các khoản vay khổng lồ. Vào năm 2018, Videocon đã bị Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ yêu cầu ra tòa sau khi Dhoot vỡ nợ vì không thể trả cho ngân hàng 7 tỷ USD.

Với việc các công ty mới được thành lập mỗi ngày và một số trong số đó nhận được dòng vốn khổng lồ để đạt được vị thế kỳ lân - có nghĩa là chúng được định giá trên 1 tỷ USD- cũng có thể có nhiều ví dụ điển hình hơn về những công ty thất bại và vỡ nợ.

Meghna Mishra, một người ủng hộ và đối tác tại Karanjawala & Co, một công ty giải quyết tranh chấp có trụ sở tại Delhi, cho biết ngày càng có nhiều diễn đàn pháp lý hơn để giúp các chủ nợ đòi công lý trong các trường hợp vỡ nợ và các vấn đề khác.

Cô giải thích: “Ngoài các tòa án thông thường, Tòa án Phúc thẩm Luật Công ty Quốc gia và Tòa án Luật Công ty Quốc gia, cả hai cơ quan bán tư pháp, xét xử các vấn đề liên quan đến các công ty Ấn Độ theo cách thức có thời hạn để đưa ra các giải pháp nhanh hơn.”

Huy Hoàng

Tin khác

The Global City không ngừng “thay da đổi thịt” xứng tầm trung tâm mới của thành phố Hồ Chí Minh

The Global City không ngừng “thay da đổi thịt” xứng tầm trung tâm mới của thành phố Hồ Chí Minh

(NB&CL) “Thật không ngờ The Global City có thể xây dựng và hoàn thiện nhanh như thế, thay đổi và nhộn nhịp đến không ngờ. Dãy nhà phố thương mại SOHO ngoài thực tế còn đẹp và hiện đại hơn cả trên bản vẽ”, đó chính là nhận xét của hầu hết những khách hàng đến tham quan, hay từ những chủ sở hữu nhà phố SOHO khi quay lại The Global City nhận bàn giao nhà trong thời gian qua.

Bất động sản
ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

(NB&CL) Lịch sử gần ba thập kỷ phát triển đã giúp ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) trang bị cho thương hiệu bản sắc văn hóa và sức bật nội tại. Ban lãnh đạo Tập đoàn vững tin rằng nền tảng văn hóa mang lại sức sống và sinh khí mới cho thương hiệu ROX.

Thị trường - Doanh nghiệp
Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp