Thị phần của BRICS trong nền kinh tế toàn cầu vượt G7?

Thứ tư, 31/01/2024 13:56 PM - 0 Trả lời

(CLO) Người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Nga, Elvira Nabiullina, nói với RIA Novosti trong một cuộc phỏng vấn hôm 30/1, các quốc gia thuộc tổ chức BRICS đã vượt qua G7 về tỷ trọng trong GDP toàn cầu tính theo Purchasing Power Parity (PPP), nghĩa là sức mua tương đương.

Theo giám đốc ngân hàng trung ương, với việc bổ sung các thành viên mới, thị phần của nhóm trong sản lượng toàn cầu đã tăng từ 31% lên 35% tính đến cuối năm 2023.

Số liệu mà ông Nabiullina đang sử dụng được gọi là GDP tính theo PPP, hay sức mua tương đương. PPP là một thước đo phổ biến với nhiều nhà kinh tế để so sánh năng suất kinh tế và mức sống giữa các quốc gia bằng cách điều chỉnh sự khác biệt về chi phí hàng hóa và dịch vụ.

thi phan cua brics trong nen kinh te toan cau vuot g7 hinh 1

Ảnh minh họa: AFP.

“Các nền kinh tế BRICS đang phát triển khá nhanh”, người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Nga nói và nhấn mạnh rằng nhóm này đang đóng một vai trò quan trọng trên thế giới.

2023 là năm chứng kiến sự mở rộng mang tính đột phá của BRICS. Trước đây, tổ chức này chỉ bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, khối kinh tế đã quyết định kết nạp Saudi Arabia, Iran, Ethiopia, Ai Cập, Argentina và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), đồng thời để ngỏ khả năng chấp nhận các thành viên mới.

Mặc dù Argentina đã chính thức chấp nhận lời mời và dự định tham gia vào ngày 1 tháng 1 năm nay, nhưng Tổng thống mới đắc cử Javier Milei đã đảo ngược quyết định này, thay vào đó cam kết theo đuổi mối quan hệ chặt chẽ hơn với phương Tây.

Với việc bổ sung thêm 5 quốc gia mới, BRICS sẵn sàng chiếm hơn 40% sản lượng dầu thô toàn cầu, trong khi dân số của khối này sẽ lên tới gần 3,6 tỷ người - gần một nửa tổng dân số thế giới.

Nhiều quốc gia khác đã bày tỏ sự quan tâm đến việc trở thành thành viên của BRICS, trong khi một số quốc gia đã chính thức nộp đơn đăng ký. Nhóm thứ hai bao gồm Venezuela, Thái Lan, Sénégal, Cuba, Kazakhstan, Belarus, Bahrain và Pakistan.

Theo dữ liệu từ IMF, tỷ trọng của G7 trong GDP toàn cầu tính theo PPP đã giảm liên tục trong nhiều năm qua, từ 50,42% năm 1982 xuống còn 30,39% vào năm 2022. Tổ chức có trụ sở tại Washington này được dự báo sẽ ghi nhận mức giảm, thấp hơn tới 29,44% trong năm nay.

Điệp Nguyễn (Theo RT)

Bình Luận

Tin khác

Ấn Độ sẽ khó thu hẹp khoảng cách việc làm ngay cả khi tăng trưởng 7%

Ấn Độ sẽ khó thu hẹp khoảng cách việc làm ngay cả khi tăng trưởng 7%

(CLO) Ấn Độ sẽ phải nỗ lực để tạo đủ việc làm cho lực lượng lao động ngày càng tăng trong thập kỷ tới ngay cả khi nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng 7%, đồng thời cho thấy quốc gia đông dân nhất thế giới sẽ cần nhiều bước đi phối hợp hơn để thúc đẩy việc làm và chuyên môn của lao động, theo Citigroup.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xả nước không đúng quy trình, Công ty CP Thủy điện Bắc Hà bị xử phạt gần 200 triệu đồng

Xả nước không đúng quy trình, Công ty CP Thủy điện Bắc Hà bị xử phạt gần 200 triệu đồng

(CLO) Chánh thanh tra Bộ Công Thương vừa quyết định xử phạt hành chính 185 triệu đồng Công ty cổ phần Thủy điện Bắc Hà (Lào Cai) do sai phạm của Nhà máy Thủy điện Bắc Hà.

Thị trường - Doanh nghiệp
BYD (Trung Quốc) sẵn sàng xây dựng nhà máy EV trị giá 1 tỷ USD ở Thổ Nhĩ Kỳ

BYD (Trung Quốc) sẵn sàng xây dựng nhà máy EV trị giá 1 tỷ USD ở Thổ Nhĩ Kỳ

(CLO) Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sớm công bố thỏa thuận với hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc BYD để xây dựng một nhà máy trị giá 1 tỷ USD ở phía Tây đất nước. Động thái này được cho là thúc đẩy sự hiện diện của nhà sản xuất ôtô Trung Quốc tại châu Âu vào thời điểm căng thẳng thương mại leo thang.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản dự kiến thiếu gần 1 triệu lao động nước ngoài vào năm 2040

Nhật Bản dự kiến thiếu gần 1 triệu lao động nước ngoài vào năm 2040

(CLO) Nếu muốn đạt các mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dân số giảm, Nhật Bản được dự báo cần bổ sung gần 1 triệu lao động nước ngoài sau 16 năm nữa.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cần đánh giá kỹ tác động áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Cần đánh giá kỹ tác động áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

TS. Nguyễn Minh Thảo, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, đề xuất đưa các sản phẩm đồ uống vào danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ không hữu hiệu, vì sắc thuế này sẽ tạo tác động tiêu cực đến nền kinh tế lớn hơn lợi ích có thể đạt được.

Thị trường - Doanh nghiệp