(CLO) Số lượng thí sinh tăng cao khiến cơ hội giành tấm vé bước chân vào cánh cửa đại học càng khó khăn. Nhiều thí sinh dành 12 giờ mỗi ngày để dồn lực ôn thi trong giai đoạn “nước rút” khiến cơ thể mệt mỏi, sức khoẻ sa sút dù kỳ thi đang đến rất gần.
Chỉ còn chưa đầy một tuần, hàng triệu sĩ tử sẽ bước tới kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đối diện với số lượng thí sinh đăng ký tăng cao, khoảng 24.000 thí sinh so với năm ngoái đã đẩy cuộc đua giành suất vào đại học càng “nóng” hơn bao giờ hết.
Các sĩ tử tham gia các lớp học thêm để nâng cao kiến thức. Ảnh: Nguyễn Linh.
Dù đã được thầy cô trang bị kiến thức, chuẩn bị tâm lý nhưng các em vẫn không tránh khỏi tâm trạng lo âu. Không ít học sinh lâm vào tình trạng mất ăn, thiếu ngủ vì áp lực thi cử dẫn đến suy nhược cơ thể, nhất là trong giai đoạn “nước rút” như hiện nay.
Trần Quỳnh Anh, học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) cho biết, nguyện vọng 1 của cô là đậu vào ngành Kinh tế quốc tế của trường Đại học Kinh tế quốc dân. Hiện tại, Quỳnh Anh đang rất nỗ lực những ngày cuối cùng để hệ thống kiến thức đã học.
“Gần 2 tháng qua, tôi chưa từng nghỉ bất kỳ ngày chủ nhật nào. Nếu không học thêm thì cũng cắp sách đến thư viện tự học. Tôi rất lo lắng vì trong những kỳ thử, điểm của tôi chỉ đạt khoảng 27 điểm, đây không phải là một số điểm an toàn vì những năm trước, ngành này lấy tới 28 - 29 điểm” - Quỳnh Anh chia sẻ.
Chỉ trong hai tháng ôn thi, Quỳnh Anh đã giảm 5kg. Nữ sinh cho biết, dù gia đình đã mua đồ ăn bồi bổ cũng như sử dụng thêm vitamin nhưng cân nặng của cô chỉ giảm xuống. Do thường xuyên thức đêm nên dù muốn ngủ sớm, nữ sinh vẫn không thể nào chợp mắt.
Trong quá trình ôn thi tốt nghiệp, Nguyễn Mai Linh, học sinh lớp 12 tại Hà Nội cho biết, cô nàng không cần đụng tay làm bất kỳ việc gì trong gia đình, mọi công việc nội trợ trước kia Linh đảm nhận giờ chuyển sang tay các thành viên khác trong nhà. Mọi thứ hàng ngày đúng nghĩa chỉ ăn và học.
Tuy nhiên, điều này gây phản tác dụng khi Linh luôn cảm thấy nặng nề và áp lực trước sự kỳ vọng của gia đình.
Thức đêm học bài là thói quen của nhiều sĩ tử trong thời gian ôn thi. Ảnh: NVCC.
“Tôi thường xuyên thức đêm đến 3h sáng để giải đề. Thời gian này tôi cảm nhận được cơ thể của mình đang kiệt sức, da mặt mụn và khô, mắt thâm vì mất ngủ nhưng tôi nghĩ đây là điều mình xứng đáng đánh đổi để lấy được kết quả tốt” - Linh chia sẻ.
Không chỉ học sinh áp lực mà chính phụ huynh và giáo viên cũng lo lắng cùng con. Ngoài cách tẩm bổ bằng những món ăn dinh dưỡng, hạn chế cho con làm việc nhà để tập trung vào việc học, nhiều phụ huynh còn giúp con tra cứu điểm chuẩn, tra cứu thông tin, hỗ trợ làm hồ sơ dự tuyển cho con.
Bí quyết giúp sĩ tử “vượt vũ môn” thành công
Vừa là giáo viên phụ trách giảng dạy ôn thi tốt nghiệp THPT, vừa là mẹ của một sĩ tử thi đại học năm nay, cô Lê Thị Luyến, giáo viên một trường cấp 3 tại Hà Nội thấu hiểu được những áp lực đến từ cả phía học sinh, phụ huynh và giáo viên.
“Việc áp lực và căng thẳng là điều không thể tránh khỏi đối với bất kỳ sĩ tử nào. Tuy nhiên, các thí sinh không nên để điều này ảnh hưởng tới quá trình ôn luyện cũng như thay đổi sinh hoạt cá nhân. Ngoài có một cái đầu lạnh, một trái tim nóng trong phòng thi, các em phải có một sức khoẻ tốt và một tâm lý vững vàng” - cô Luyến chia sẻ.
Để kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới đạt kết quả tốt, cô Luyến cho rằng, thời gian chưa đầy một tuần không đủ để thí sinh “nhồi nhét” thêm kiến thức mới. Điều này chỉ khiến tư duy của não bộ bị quá tải, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ.
Việc quan trọng là thí sinh phải hệ thống lại các kiến thức đã học, chủ yếu là kiến thức lớp 12, phân bố thời gian ôn tập hợp lý từng môn học. Các nội dung chưa hiểu, thí sinh nên hỏi thầy cô để được giải đáp, củng cố kiến thức chắc chắn.
Bên cạnh đó, thí sinh cần ăn uống đủ chất, ngủ đúng giờ để đảm bảo sức khoẻ. Trước ngày thi, sĩ tử nên đi ngủ sớm để giữ tinh thần sảng khoái, không nên ăn các thức ăn lạ để tránh sự cố không mong muốn.
(NB&CL) Những ngày cuối cùng của tháng 4 cách đây tròn nửa thế kỷ, với khí thế “vẽ bản đồ không kịp bước quân đi!”, “vừa đi vừa đánh, tiến mà đánh, đánh mà tiến”, các quân đoàn chủ lực của ta từ 5 hướng đã đồng loạt tiến công, quyết hạ 5 mục tiêu chủ yếu là những cơ quan đầu não quan trọng nhất của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn.
(CLO) Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận trước thuế chỉ còn 572,8 tỷ đồng, giảm mạnh 307 tỷ đồng, tương đương 35% so với số liệu báo cáo tự lập. Nguyên nhân chính đến từ khoản dự phòng ngắn hạn hơn 209 tỷ đồng liên quan đến dự án điện mặt trời Hồng Phong 4.
(NB&CL) “AI là công cụ, nhưng chính con người mới quyết định công cụ ấy được dùng vào việc gì. Không phải cứ có công nghệ là tiến bộ, mà là khi công nghệ đi cùng đạo đức, đi cùng sự thấu cảm, đi cùng khát vọng phục vụ sự thật…” – đó là nhấn mạnh của nhà báo Nhật Hoa khi trò chuyện về Hội nghị Nhà báo Thế giới 2025 tại Hàn Quốc, diễn ra từ 30/3 đến 5/4/2025, mà bà là đại diện cho người làm báo Việt Nam tham dự.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(CLO) Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) cho biết: Mức thuế 46% của Mỹ sẽ không áp dụng cho tất cả các mặt hàng của Việt Nam đang xuất khẩu sang Mỹ.
(CLO) Cục Thuế, Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các Chi cục Thuế về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước và gia hạn thời hạn nộp một số loại thuế, phí khác.
(CLO) Ngày 3/4, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.
(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét và trao Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI (giai đoạn 2021-2025), nhằm tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
(CLO) Ngày 3/4, trong không khí trang nghiêm và thành kính hướng về cội nguồn dân tộc, tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân (núi Sim) và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ (núi Vặn), thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
(CLO) Dù vượt mục tiêu trong năm 2024, An Phát Holdings (APH) vẫn tỏ ra thận trọng khi trình kế hoạch kinh doanh 2025 với doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm mạnh. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế dự kiến chỉ đạt 60 tỷ đồng, giảm 50% so với năm trước, còn doanh thu hợp nhất dự kiến giảm tới 35%.
(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.
(CLO) Miền Bắc sẽ có hai ngày 3 - 4/4 nắng ấm trước khi đón không khí lạnh, nền nhiệt cao nhất 25 - 27 độ. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay ít mưa, trời nắng, riêng Đông Nam Bộ nắng nóng trở lại.
(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.
(NB&CL) Dạy thêm học thêm có nguyên nhân từ việc giáo dục chạy theo điểm số, kiến thức mà không coi trọng đến hình thành năng lực, phẩm chất người học.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản về việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong tổ chức, hoạt động dạy thêm, học thêm (DTHT).
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết thúc và những thành viên xuất sắc nhất đã được lựa chọn đại diện cho Việt Nam.
(CLO) Một trong những thay đổi trong tuyển sinh đại học của năm 2024 so với các năm trước đây chính là sự tăng lên gần 20 nghìn thí sinh theo học các ngành STEM so với năm 2023 và được đánh giá là xu thế rất tích cực.
Hơn 5 nghìn cơ hội việc làm được gần 70 doanh nghiệp trong và ngoài nước mang tới Ngày hội việc làm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) năm 2025, phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp vào năng lực của sinh viên HaUI, cũng như nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.
Chiều 29/3, tại Trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) phối hợp cùng Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4) - Đài Truyền hình Việt Nam chính thức ra mắt chương trình truyền hình “Tiếng Việt diệu kì”, hướng tới cộng đồng trẻ em người Việt sinh sống tại nước ngoài.
(CLO) Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: “Chấm dứt dạy thêm học thêm, bây giờ không còn là dự lệnh nữa, mà phải trở thành mệnh lệnh của toàn ngành chúng ta”.
(CLO) Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nguyễn Ngọc Hà, thầy cô cần ôn tập cho học sinh tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kĩ năng với thực tế, thực tiễn, đặc biệt là với những nội dung phân hóa nhằm đánh giá đúng năng lực của học sinh.