(CLO) Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến nay, lĩnh vực bất động sản có 1.100 dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đạt 66,4 tỷ USD, chiếm 15% tổng vốn đầu tư. Đây cũng là lĩnh vực xếp thứ hai thu hút vốn FDI, chỉ sau công nghiệp chế biến chế tạo.
Nhiều lợi thế hút vốn
Theo đó, cho đến nay đã có 48 quốc gia/vùng lãnh thổ đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản tại thị trường Việt Nam. Trong đó Singapore đang dẫn đầu danh sách, tiếp theo là Hàn Quốc, British VirginIslands và Nhật Bản. TP.HCM cũng được ghi nhận là thành phố dẫn đầu cả nước với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 16 tỷ USD, chiếm 24,7% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là Hà Nội, Bình Dương và Bà Rịa Vũng Tàu.
Qua nhiều năm, vốn FDI đăng ký vào bất động sản ngày một tăng. Cụ thể vào năm 2020 đạt 987 triệu USD, chiếm 13,6%, năm 2021 đạt 1,390 tỷ USD, chiếm 9,1% và năm 2022 đạt 1,816 tỷ USD, chiếm 14,6% tổng vốn FDI đăng ký. Các dự án bất động sản cũng luôn nằm trong top 10 các dự án hút vốn FDI lớn nhất. Đơn cử như năm 2021 là dự án phát triển thành phố thông minh tại Bình Dương với nguồn vốn từ Singapore lên tới 500 triệu USD. Dự án còn lại là khu nhà ở cao tầng tại TP.HCM với nguồn vốn của Nhật Bản, lên tới 291 triệu USD.
Đến năm 2022, 2 dự án bất động sản tại Huế và Cần Thơ cũng nằm trong top 10 dự án có vốn FDI nhiều nhất năm. Vốn đầu tư vào 2 dự án này lần lượt là hơn 169 triệu USD của Nhật Bản và hơn 159 triệu USD của Singapore.
Dự án Aeon mall tại Huế nằm trong top 10 dự án có vốn FDI nhiều nhất năm 2022.
Nhận định về vấn đề này, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, Việt Nam có nhiều lợi thế trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài như: nền chính trị ổn định, an toàn, tăng trưởng kinh tế cao, chi phí sản xuất cạnh tranh, vị trí thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào, dễ kết nối với các nền kinh tế lớn…
Để tận dụng những lợi thế này, hiện Chính phủ đang triển khai quyết liệt kế hoạch đầu tư công trong hạn giai đoạn 2021 – 2025 và kế hoạch đầu tư phục vụ phục hồi phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, Chính phủ sẽ tập trung đầu tư phát triển nhiều công trình hạ tầng quan trọng như: đường cao tốc, các trục ven biển, sân bay, cảng biển, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thị trường bất động sản cũng như các ngành khác.
Việc thu hút nhiều dự án FDI vào bất động sản cũng giúp đa dạng hóa các loại hình bất động sản tại Việt Nam. Thể hiện ở việc nhiều loại hình bất động sản phát triển mạnh mẽ hơn trước, trong đó có bất động sản công nghiệp, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên vẫn còn một số vướng mắc, gây cản trở cho việc hút vốn như pháp lý, cơ chế cho nhà đầu tư nước ngoài, chính sách tiền tệ...
Tận dụng các thương vụ M&A
Trong tầm nhìn ngắn hạn, khi chưa cải thiện được các điểm yếu hiện có, việc hút vốn từ dòng tiền khối ngoại vẫn đang đến từ các thương vụ mua bán và sáp nhập. Đây là một kênh hút vốn khi các nhà đầu tư nước ngoài có thể dễ dàng vượt qua các khó khăn về pháp lý để tham gia vào các dự án đã có sẵn, đồng thời cũng giải cứu được các doanh nghiệp trong nước đang trong giai đoạn thiếu vốn.
Từ năm 2022 đến đầu năm 2023, hàng loạt thương vụ mua - bán dự án lớn đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Cái tên đình đám trên thị trường M&A gắn liền với loạt dự án bất động sản khu đô thị tại Việt Nam phải kể đến Tập đoàn Keppel. Thương vụ gần đây nhất của này là Keppel Corporation (Keppel Corp), doanh nghiệp hàng đầu Singapore. Thông qua công ty con, Keppel Land đã chi 1.230 tỷ đồng mua lại một dự án bất động sản đang triển khai tại Hà Nội.
Dòng vốn FDI đổ vào thị trường bất động sản sẽ tiếp tục tăng do các tiềm năng sẵn có.
Nhiều thông tin cho thấy, dự án này là một phần của tổ hợp bất động sản đa chức năng đang trong quá trình xây dựng, dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Keppel Land sẽ thanh toán trong hai đợt với tổng giá trị khoảng 1.230 tỷ đồng để sở hữu số cổ phần của dự án này.
Trước đó, tập đoàn này cũng công bố thông tin sẽ cùng quỹ đầu tư Keppel Việt Nam chi khoảng 3.180 tỷ đồng mua cổ phần của 2 dự án tại TP Thủ Đức (TP.HCM). Dự án này sẽ phát triển tổng cộng hơn 200 căn nhà liền thổ và 600 căn hộ chung cư trên tổng diện tích khoảng 11,8 ha với tổng chi phí phát triển hai dự kiến khoảng 10.200 tỷ đồng. Ngoài ra, ông lớn Singapore này cũng đang nắm giữ cổ phần ở nhiều dự án lớn tại Việt Nam.
Nhiều cái tên khác có thể nhắc đến với các thương vụ M&A trong thời gian gần đây như CapitaLand (Singapore), Sumitomo Forestry (Nhật Bản) với nhiều thương vụ đã và đang thực hiện. Bên cạnh đó, còn nhiều doanh nghiệp vốn ngoại vẫn đang chờ đợi hoặc đàm phán để có thể thâu tóm được các dự án tốt, phù hợp trong giai đoạn hiện tại.
Ngoài các doanh nghiệp lớn, nhiều nhóm nhà đầu tư nước ngoài với dòng tiền mạnh cũng đang tìm kiếm cơ hội ở các dự án tiềm năng. Cụ thể là các dự án có pháp lý hoàn thiện, rủi ro thấp nhưng chủ đầu tư đang trong cảnh phải xoay sở dòng tiền do áp lực tài chính.
Theo dự báo, trong giai đoạn 2024 – 2026, nguồn vốn FDI sẽ tiếp tục đổ vào thị trường bất động sản khi mà giai đoạn hồi phục của thị trường này bắt đầu. Còn trong 6 tháng cuối năm 2023, chỉ còn những thương vụ đang trong giai đoạn đàm phán có khả năng thu hút dòng tiền. Phần lớn các thương vụ M&A vẫn đang xoay quanh các loại hình truyền thống như nhà ở, khách sạn, văn phòng và đang có dấu hiệu chuyển dịch sang bất động sản công nghiệp do nhu cầu của loại hình này đang lớn.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Hòa Bình làm cơ quan chủ quản để quản lý, đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Km 0 - Km 19) với quy mô giai đoạn hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe.
(CLO) Ngày 1/4, thông tin từ Công an xã Thanh Hòa (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) cho biết, đang phối hợp Trại giam Thanh Lâm truy tìm phạm nhân Dương Hữu Duy trốn khỏi trại giam Thanh Lâm.
(CLO) Trước tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm 2025, Công an tỉnh Quảng Bình đã triển khai đợt cao điểm nhằm kiểm soát, ngăn chặn tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn. Đợt cao điểm bắt đầu từ ngày 1/4/2025, hướng tới mục tiêu giảm thiểu tai nạn trên cả ba tiêu chí và đảm bảo an toàn cho người dân.
(CLO) Chiều 1/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vào Báo Lạng Sơn, tạo thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn. Đồng thời, hội nghị cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 2/4, khu vực Nam Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và tối). Mưa lớn cục bộ ở TP HCM và Nam Bộ còn cảnh báo có thể gây ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
(CLO) Ngày 1/4, trong chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã đi thăm, kiểm tra các công trình trọng điểm của 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa.
(CLO) Liên quan đến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản phục vụ việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh, công việc trước mắt rất lớn. Văn phòng Chính phủ cần xây dựng văn bản trình Thủ tướng để giao việc cụ thể cho các bộ, ngành với thời hạn cụ thể vì "không còn thời gian để lùi".
(CLO) Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông chiều 1/4 cho biết, qua 3 tháng thực hiện nghị định 168 đã phát hiện, xử lý 728.818 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; Trong đó có 149.931 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 168.598 trường hợp vi phạm tốc độ.
(CLO) Chiều nay 1/4, giá vàng có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn neo ở mức cao, với mức bán ra cao nhất lên đến 102,3 triệu đồng/lượng. Trước cơn sốt giá vàng, nhiều người dân sẵn sàng gác lại công việc để đi mua vàng tích trữ.
(CLO) Từ 1/4, Cục Thống kê tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên phạm vi cả nước theo phương thức trực tuyến. Dự kiến thời gian điều tra kéo dài tới cuối tháng 7.
(CLO) UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
(CLO) Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản yêu cầu Trung tâm y tế huyện Chư Sê phối hợp với cơ quan Công an điều tra vụ việc người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ ngay tại phòng bệnh.
(CLO) Chiều 1/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai liên quan đến đầu tư phát triển hạ tầng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khắc phục tình trạng tai nạn giao thông, kẹt xe thường xuyên xảy ra.
(CLO) Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ rõ ràng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội, từ đó cân bằng lại thị trường, đáp ứng đúng nhu cầu thực tế của đa số người dân.
(CLO) Theo chuyên gia, việc thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia và phát triển nhà giá rẻ là hợp lý. Đây là một phân khúc quan trọng và mang tính chủ đạo, khi có nguồn cung mới đáp ứng được nhu cầu thực tế sẽ giúp thị trường bất động sản phát triển cân đối hơn, đồng thời phát huy vai trò đảm bảo an sinh xã hội.
Lễ khởi công dự án Essensia Parkway đã diễn ra vào sáng ngày 31/3 với nhiều khoảnh khắc ấn tượng. Sự kiện đánh dấu sự xuất hiện của một dự án nhà ở thấp tầng cao cấp và khẳng định mạnh mẽ cho sứ mệnh tiên phong kiến tạo chuẩn sống Lux-Well của chủ đầu tư Phú Long tại Nam Sài Gòn.
(CLO) Hiện nay, giới đầu tư đang chia làm 2 “phe”. Phe thứ nhất là săn đất nền ở những địa phương đang có chủ trương sáp nhập. Phe thứ hai là săn đất nền, săn dự án ở những nơi đang xây dựng các dự án lớn, hoặc quy hoạch có dự án.
(CLO) Theo chuyên gia của Savills, Quỹ nhà ở quốc gia được đánh giá là giải pháp cần thiết để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp và trung bình. Đây đồng thời là thông tin tích cực, mang tới kỳ vọng lớn về việc giải quyết tình trạng khan hiếm nguồn cung nhà giá rẻ tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP HCM.
(CLO) Hiệp hội bất động sản TP HCM đề nghị bổ sung thêm chính sách phát triển nhà ở cho công chức, viên chức nhà nước để đáp ứng nhu cầu nhà ở rất lớn, rất cấp bách của đội ngũ này.
Lễ khởi công công trình nhà ở thấp tầng và khu nhà ở xã hội khu dân cư mới trên địa bàn phường Nhân Hòa, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên (Dự án Majestic City) chính thức diễn ra vào lúc 09h00 ngày 29/03/2025, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng cho một trong những dự án bất động sản tiềm năng bậc nhất khu vực. Với pháp lý vững chắc, Majestic City không chỉ là nơi an cư lý tưởng mà còn là sản phẩm đầu tư có dư địa tăng giá vượt trội trên thị trường.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa yêu cầu Sở Xây dựng, Sở Tài chính, UBND huyện Đông Anh và các đơn vị liên quan tập trung đẩy nhanh tiến độ, thực hiện các thủ tục theo "luồng xanh" để rút ngắn thời gian xử lý đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Tiên Dương 1 và Tiên Dương 2, huyện Đông Anh.
(CLO) Trong kỷ nguyên số, công nghệ đang trở thành yếu tố then chốt quyết định chất lượng dịch vụ quản lý vận hành bất động sản. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cũng đẩy mạnh cập nhật các xu hướng công nghệ mới để nâng tầm trải nghiệm cư dân và tối ưu hiệu quả vận hành dự án.