Năm 2023, thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) tăng trưởng theo đồ thị hình “sin”, trầm lắng vào đầu năm, tăng trưởng bứt phá từ quý III/2023, nhưng tiếp tục sụt giảm và phục hồi vào giai đoạn cuối năm do ảnh hưởng từ các yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài.
Nhìn chung, TTCK vẫn có nhiều điểm nhấn tích cực trong năm vừa qua. Trong đó, chỉ số VN-Index vẫn tăng mạnh, mang lại khoản lợi nhuận khổng lồ cho nhà đầu tư. Đặc biệt, từ cuối tháng 4, VN-Index “nóng” lên, trở thành một trong những chỉ số chứng khoán tăng điểm ấn tượng trên thế giới.
Cụ thể, đóng cửa phiên chứng khoán 29/12/2023, phiên cuối cùng của năm 2023, VN-Index dừng ở mức 1.129,93 điểm sau khi tăng 122,84 điểm, tương đương 12,2% so với cuối năm 2022. Nhờ đó, vốn hóa thị trường sàn HOSE có thêm và đạt 539.176 tỷ đồng và đạt 4.556.471 đồng. Và đây cũng là giá trị tăng thêm trong tài khoản của nhà đầu tư.
Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi (Nguồn: BTC).
Đáng chú ý, dòng tiền từ nhà đầu tư cá nhân trong nước là yếu tố chính giúp VN-Index thăng hoa. Theo nhóm nghiên cứu của Công ty chứng khoán BIDV, nhà đầu tư cá nhân là động lực chính cho giai đoạn thị trường tăng điểm kéo dài trong 4 tháng, từ cuối tháng 4 đến hết tháng 8/2023.
Đóng góp của nhà đầu tư cá nhân được thể hiện ở số tài khoản chứng mới mở. Theo số liệu của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSD), năm 2023, nhà đầu tư trong nước mở thêm 385.700 tài khoản chứng khoán.
Tính hết năm 2023, tổng số tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước đạt hơn 7,2 triệu đơn vị, tương đương khoảng 7,2% dân số.
Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn là một trong những điểm sáng của chứng khoán châu Á và trên thế giới khi là một trong các thị trường tăng trưởng cao. Riêng trong khu vực châu Á, trong năm, thị trường Trung Quốc ghi nhận mức sụt giảm 13,8%, các thị trường trong khu vực ASEAN cũng giảm khá mạnh khi thị trường Thái Lan giảm 12,9%, Singapore giảm 0,3% và Philippines giảm 1,7%.
Bước sang năm mới - năm Giáp Thìn 2024, TTCK được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, an toàn và bền vững. Trong phiên giao dịch đầu tiên trong năm mới Giáp Thìn 2024 (ngày 19/2), thị trường khởi đầu trong sắc xanh trong toàn bộ thời gian và đóng cửa sát mức điểm cao nhất phiên.
Đặc biệt, trong phiên giao dịch, khối ngoại đã quay trở lại mua ròng. Cụ thể, khối ngoại mua ròng 137,78 tỷ đồng trên sàn HOSE.
Đóng cửa phiên giao dịch đầu năm mới, VN-Index đạt 1.224,97 điểm, tăng 15,27 điểm. Trong phiên có 298 mã tăng, 52 mã tham chiếu và 217 mã giảm. Tương tự, chỉ số VN30-Index duy trì sắc xanh toàn phiên và bật tăng tốt phiên chiều, rồi đóng cửa ở mức cao nhất trong ngày tại 1.240,2 điểm, tăng 15,66 điểm.
Trong khi đó, chỉ số HNX-Index tăng 0,33 điểm, đóng cửa tại 233,37 điểm. Chỉ số UPCoM-Index tăng 0,39 điểm, đạt 90,45 điểm.
Thanh khoản thị trường chứng khoán hôm nay bật tăng mạnh. Tính riêng trên HoSE, tổng giá trị giao dịch đạt mức 24.754 tỷ đồng, trong đó giá trị khớp lệnh đạt 22.875 tỷ đồng, tăng 30,68% so với phiên trước.
Lực đỡ của thị trường chứng khoán
Theo Thạc sĩ Phạm Tiến Đạt - Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính, năm 2024, TTCK Việt Nam được dự báo là sẽ tiếp tục phục hồi với các lực đỡ quan trọng.
Thứ nhất, kinh tế toàn cầu tăng trưởng tích cực. Điều này được thể hiện thông qua các số liệu dự báo của các tổ chức tài chính, quốc tế.
Một số thị trường quan trọng với xuất, nhập khẩu của Việt Nam có những tín hiệu phục hồi tích cực, đặc biệt tại Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tăng trưởng 4,9% trong quý III/2023.
Trong khi đó, Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng 1,3%. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết nâng cao hiệu quả hoạt động – cơ sở để tạo đà cho sự đi lên bền vững của TTCK.
Đồng thời, các nền kinh tế lớn đẩy mạnh triển khai các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế. Đơn cử, Mỹ tập trung triển khai các đạo luật phân bổ ngân sách kỷ lục cho các ngành công nghiệp trọng yếu như bán dẫn, năng lượng tái tạo, đất hiếm; triển khai các ưu đãi, trợ cấp thúc đẩy đưa sản xuất trở lại Mỹ;
Tại Lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch chứng khoán đầu Xuân Giáp Thìn 2024, ông Nguyễn Đức Chi - Thứ trưởng Bộ Tài chính nhận định thị trường chứng khoán năm 2024 có nhiều thuận lợi và khó khăn đan xen. Thứ trưởng cũng nhấn mạnh: Cả cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị vận hành thị trường, các thành viên thị trường và doanh nghiệp niêm yết... đều phải chủ động, cụ thể hóa các giải pháp, các bước đi để giúp thị trường đi lên một giai đoạn phát triển mới.
Tương tự, Chính phủ Anh tuyên bố kế hoạch chi 4,5 tỷ Bảng trong 5 năm từ năm 2025 để tài trợ cho ngành sản xuất và tăng cường đầu tư vào 8 ngành công nghiệp tại Anh.
Nhật Bản cũng công bố gói kích thích kinh tế trị giá hơn 17.000 tỷ Yên (tương đương 113 tỷ USD) tập trung vào các lĩnh vực như cắt giảm thuế thu nhập cá nhân, trợ cấp cho các hộ gia đình, tăng cường nguồn cung hàng hóa, dịch vụ và bảo đảm tăng lương, thành lập quỹ hỗ trợ công ty và các trường đại học...
“Việc thực thi các chính sách này sẽ góp phần thúc đẩy đà phục hồi của kinh tế, tạo nền tảng cho TTCK tiếp tục phát triển” - ông Đạt nói.
Tuy nhiên, kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn do tác động từ cuộc xung đột vũ trang Nga - Ukraine, căng thẳng địa chính trị toàn cầu, đặc biệt là xung đột giữa Israel và Hamas tại Dải Gaza bùng phát thời gian qua.
Thứ hai, tài chính toàn cầu được nới lỏng. Khi lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, chính sách tiền tệ thắt chặt của các nước bớt căng thẳng hơn, việc tăng lãi suất được dừng lại.
Thông điệp từ cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) gần đây nhất (tháng 12/2023) cho thấy lãi suất mục tiêu vào cuối năm 2024 sẽ giảm xuống 4,6% thay vì 5,1% như cuộc họp đầu tháng 11.
Điều này có nghĩa FED sẽ có thêm 1 đến 2 lần cắt giảm lãi suất nữa so với kế hoạch trước đây. Khi FED cắt giảm lãi suất sẽ thúc đẩy sự dịch chuyển của dòng vốn đầu tư quốc tế, trong đó các thị trường mới nổi và cận biên như Việt Nam hưởng lợi.
Thứ ba, dòng vốn đầu tư toàn cầu tiếp tục xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ, theo hướng có lợi cho Việt Nam. Trong đó các quỹ đầu tư đang rút khỏi EU và Trung Quốc, tăng cường hiện diện tại Mỹ, Ấn Độ, Hàn Quốc và Đông Nam Á.
Thứ tư, kinh tế, tài chính Việt Nam được dự báo ổn định. Kinh tế Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn tới. Phục hồi và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực.
Kinh tế vĩ mô tăng trưởng ổn định, tích cực, lạm phát được kiểm soát tạo môi trường cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết nâng cao hiệu quả hoạt động, niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước được củng cố.
Dòng tiền chảy vào thị trường nhiều hơn kéo theo thanh khoản và giá chứng khoán tăng lên. Đây là yếu tố mang tính cơ bản, nền tảng do vậy sẽ tạo ra tác động ổn định, bền vững.
Thứ năm, chứng khoán vẫn là kênh đầu tư mang lại kỳ vọng cao cho các nhà đầu tư. Trong khi đó, thị trường trái phiếu cũng ghi nhận sự phục hồi cùng với sự ổn định của niềm tin vào thị trường, việc ra đời thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ (tháng 7/2023) góp phần tạo lên đà tăng tích cực của thị trường.
Bên cạnh đó, khoảng cách giữa tỷ suất thu nhập trên giá trị của VN-Index mặc dù đã giảm so với giai đoạn cuối năm 2022 nhưng vẫn cao hơn so với lãi suất tiền gửi bình quân 12 tháng.
Dự báo lợi nhuận thị trường được cải thiện trong giai đoạn cuối năm 2023 và năm 2024, cộng với việc lãi suất có thể giảm 0,3 - 0,5% thì lĩnh vực chứng khoán sẽ tiếp tục trở nên hấp dẫn hơn so với kênh tín dụng.
Thứ sáu, xu hướng giao dịch tích cực từ các quỹ. Dòng vốn từ các quỹ chủ động đầu tư vào Việt Nam tích cực trong thời gian qua, tính trong 10 tháng năm 2023, dòng tiền từ các quỹ chủ động vào ròng khoảng 3,1 nghìn tỷ đồng.
Hiện tượng rút ròng xảy ra vào giai đoạn nửa cuối năm 2023, tuy nhiên đã thu hẹp cường độ rút ròng, khi rút 256 tỷ đồng trong tháng 10, chiếm khoảng 0,2% tổng tài sản quỹ. Đồng thời ghi nhận một số ít nhóm quỹ từ Châu Á ghi nhận vào ròng nhẹ.
Tỷ trọng phân bổ vào Việt Nam từ các Quỹ chủ động đầu tư vào thị trường đang phát triển đang có xu hướng cải thiện, cho thấy Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn về dài hạn.
Cuối cùng, quyết tâm nâng hạng TTCK của Chính phủ cũng sẽ tạo điều kiện cho thị trường bứt phá.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu UBND thành phố Hà Nội xây dựng lộ trình giảm dần xe máy trong nội đô, thu phí ô tô vào khu vực trung tâm trong giờ cao điểm để hạn chế số lượng xe cá nhân trên một số tuyến đường.
(CLO) Chính phủ yêu cầu trong việc xây dựng Luật cần tập trung nguồn lực, tận dụng tiến bộ khoa học công nghệ, chuyển đổi số, các công cụ trợ lý ảo, cơ sở dữ liệu hỗ trợ...
(CLO) Chính phủ quyết định rút ngắn thời gian thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP. Trong đó, đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ thì thời gian thẩm định rút ngắn xuống còn không quá 30 ngày.
(CLO) Trong thời gian gần đây, khoai sâm đất - loại nông sản từng được coi là "hot" và thu hút sự chú ý của không ít người tiêu dùng nhưng nay đã có sự thay đổi mạnh mẽ về giá cả, “cơn sốt” khoai sâm đất dường như đã qua đi, khiến giá của loại nông sản này giảm mạnh.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Hòa Bình làm cơ quan chủ quản để quản lý, đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Km 0 - Km 19) với quy mô giai đoạn hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe.
(CLO) Ngày 1/4, thông tin từ Công an xã Thanh Hòa (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) cho biết, đang phối hợp Trại giam Thanh Lâm truy tìm phạm nhân Dương Hữu Duy trốn khỏi trại giam Thanh Lâm.
(CLO) Trước tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm 2025, Công an tỉnh Quảng Bình đã triển khai đợt cao điểm nhằm kiểm soát, ngăn chặn tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn. Đợt cao điểm bắt đầu từ ngày 1/4/2025, hướng tới mục tiêu giảm thiểu tai nạn trên cả ba tiêu chí và đảm bảo an toàn cho người dân.
(CLO) Chiều 1/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vào Báo Lạng Sơn, tạo thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn. Đồng thời, hội nghị cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 2/4, khu vực Nam Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và tối). Mưa lớn cục bộ ở TP HCM và Nam Bộ còn cảnh báo có thể gây ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
(CLO) Ngày 1/4, trong chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã đi thăm, kiểm tra các công trình trọng điểm của 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa.
(CLO) Liên quan đến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản phục vụ việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh, công việc trước mắt rất lớn. Văn phòng Chính phủ cần xây dựng văn bản trình Thủ tướng để giao việc cụ thể cho các bộ, ngành với thời hạn cụ thể vì "không còn thời gian để lùi".
(CLO) Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông chiều 1/4 cho biết, qua 3 tháng thực hiện nghị định 168 đã phát hiện, xử lý 728.818 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; Trong đó có 149.931 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 168.598 trường hợp vi phạm tốc độ.
(CLO) Chiều nay 1/4, giá vàng có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn neo ở mức cao, với mức bán ra cao nhất lên đến 102,3 triệu đồng/lượng. Trước cơn sốt giá vàng, nhiều người dân sẵn sàng gác lại công việc để đi mua vàng tích trữ.
(CLO) Từ 1/4, Cục Thống kê tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên phạm vi cả nước theo phương thức trực tuyến. Dự kiến thời gian điều tra kéo dài tới cuối tháng 7.
(CLO) Trong thời gian gần đây, khoai sâm đất - loại nông sản từng được coi là "hot" và thu hút sự chú ý của không ít người tiêu dùng nhưng nay đã có sự thay đổi mạnh mẽ về giá cả, “cơn sốt” khoai sâm đất dường như đã qua đi, khiến giá của loại nông sản này giảm mạnh.
(CLO) Từ 1/4, Cục Thống kê tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên phạm vi cả nước theo phương thức trực tuyến. Dự kiến thời gian điều tra kéo dài tới cuối tháng 7.
(CLO) Chiều 31/3, tại Hà Nội, Petrovietnam cùng tổ hợp nhà thầu Japan Vietnam Petroleum Company Limited đã ký Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí (PSC) Lô 15-2, bể Cửu Long.
Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - Phú Mỹ, mã chứng khoán DPM) cho biết hai sản phẩm chủ lực là Đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ tiếp tục được người tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam chất lượng cao". Đây là năm thứ 22 liên tiếp, Phú Mỹ có được vinh dự này.
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã chứng khoán: HVN) công bố kết quả kinh doanh sau kiểm toán năm 2024, ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu và lợi nhuận đạt mức cao nhất trong lịch sử hoạt động của Hãng.
Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) chính thức công bố báo cáo tài chính năm 2024 sau kiểm toán và triển khai các công tác chuẩn bị tổ chức họp Đại hội đồng Cổ đông thường niên vào ngày 18/4/2025.
Trước thực trạng già hóa dân số diễn ra nhanh chóng và áp lực công việc ngày một gia tăng, giới trẻ Việt đang tích cực chuyển hướng sang các giải pháp công nghệ số và dịch vụ bảo hiểm hiện đại. Đây được xem là cách thức chủ động, khoa học để đảm bảo chăm sóc sức khỏe, an sinh cho cha mẹ, thực hiện trách nhiệm hiếu đạo dù không thể thường xuyên kề cận.
Trong hai ngày 27 - 28/3/2025, Vietnam Airlines đã tổ chức chương trình diễn tập và hội thảo quản lý khủng hoảng, khẳng định cam kết mạnh mẽ của Hãng Hàng không Quốc gia trong việc nâng cao năng lực ứng phó khủng hoảng, bảo vệ an toàn hành khách, cán bộ nhân viên và uy tín thương hiệu, đồng thời củng cố vị thế tiên phong trong ngành hàng không khu vực và toàn cầu.