Chứng khoán tuần qua:

Thị trường chứng khoán tuần qua: Khối ngoại gom mua, cổ phiếu hàng không đảo chiều tăng đột biến

Thứ bảy, 11/04/2020 15:09 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau khoảng thời gian chìm đắm với đà xuống mạnh, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một tuần giao dịch khởi sắc, chốt phiên ngày 10/4, chỉ số VN-Index dừng ở mức 757,94 điểm, tăng 8% so với tuần trước. Các mã cổ phiếu ngành hàng không đã lấy lại được đà tăng, dòng vốn khối ngoại tiếp tục gom mua mạnh…

 

Thị trường khởi sắc trở lại

Tuần giao dịch 6/4 - 10/4, cả cổ phiếu cơ sở và thị trường chứng quyền giao dịch khá tích cực. Trong đó, VN-Index tăng điểm 4/5 phiên, nếu tính rộng ra thì chỉ số có 7 phiên tăng điểm liên tiếp. Hầu hết các nhóm ngành đều có sự hồi phục, dẫn đầu là cổ phiếu ngành ngân hàng và dầu khí, đặc biệt nhóm mã ngành hàng không đã lấy lại được đà tăng mạnh.

Các blue-chip vẫn đóng vai trò dẫn dắt thị trường, do nhóm mã này tăng đã kéo VN-Index thoát khỏi mạch giảm của tuần trước. Mã VCB tăng 7,8% so với tuần trước lên 70.600 đồng/cp, BID tăng 7,6% lên 36.900 đồng/cp, GAS tăng 13,3% lên 67.100 đồng/cp…Ngoài ra bộ 3 cổ phiếu họ 'Vin' là VHM tăng 16,2% lên 67.100 đồng/cp, VRE tăng 22%, VIC tăng 4,4% đóng góp không nhỏ giúp các chỉ số hồi phục mạnh.

Thị trường chứng quyền theo đó cũng phục hồi với sắc xanh chiếm ưu thế khi có 34/55 mã tăng giá, 14/55 mã giảm giá và 7/55 mã đứng giá. Trong đó, CHPG1907 của SSI tăng mạnh nhất với 550%, tiếp theo sau là CVRE2001 của KIS với gần 131%. 4 mã CW khác tăng 100% là CVJC2001, CDPM2001, CMSN1902 đều của KIS và CTCB1902 của VNDriect. Trên thị trường cơ sở, VJC tăng 9,2% so với tuần trước, lên 109.100 đồng/cp, MSN tăng 15% lên 60.200 đồng/cp, TCB tăng 5,7%.

Vẫn còn nhiều mã giảm mạnh

Ở chiều ngược lại, CPNJ2001 của MBS giảm mạnh nhất với gần 67%, CW này đóng cửa phiên 6/4 ở mức 10 đồng/cq. Các CW khác như CHPG2003 của MBS, CSTB2002 của KIS…đều giảm giá. Cổ phiếu PNJ dừng ở mức 57.600 đồng/cp, tăng gần 11% so với tuần trước, HPG tăng 6,5% lên 18.800 đồng/cp, STB tăng gần 8%.

Tuần này có 7 CW đáo hạn nhưng đều trong trạng thái lỗ, các CW là CFPT1906, CMBB1905, CMWG1907, CVNM1904, CVRE1902 do chứng khoán HSC phát hành, CVPB2002 do VPS phát hành và CHDB2002 của MBS.

Khối lượng giao dịch tuần qua đạt 34,7 triệu cq, tương ứng giá trị giao dịch hơn 10,8 tỷ đồng, tăng 29% về khối lượng và gấp hơn 2,5 lần về giá trị giao dịch.

Khối ngoại mua ròng trở lại với hơn 205 triệu đồng, nếu tính theo khối lượng giao dịch thì khối ngoại tiếp tục bán ròng 70.200 cq.

Ngành hàng không lấy lại vị thế

Có thể nói, việc hạn chế di chuyển trong thời gian chống dịch đã khiến cho các mã cổ phiếu của nhiều hãng hàng không chìm đắm trong sắc đỏ nhiều ngày liền. Tuy nhiên, nhờ vào nhiều chính sách hỗ trợ của cơ quan quản lý, đồng thời có thông tin về việc các đường bay nội địa có thể sẽ quay trở lại khai thác từ ngày 15/4 nên giới đầu tư tiếp tục quay trở lại gom mua mạnh mã cổ phiếu của ngành này.

Để giảm đau cho ngành hàng không, hàng loạt biện pháp hỗ trợ đã được Bộ GTVT đề nghị Chính phủ như: miễn thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 23/01 đến hết năm 2020 hoặc liền kề 90 ngày sau khi Thủ tướng tuyên bố hết dịch. Nếu cân đối ngân sách gặp khó thì thực hiện chính sách giảm 50% thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay.

Đồng thời, cho phép các hãng được giãn thời gian nộp thuế và các khoản đóng góp ngân sách. Bộ GTVT cũng đề nghị giãn, tạm hoãn nộp các loại thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, thuế nhà thầu nước ngoài cho toàn bộ các nghĩa vụ phát sinh từ 23/01 đến hết năm 2020 đối với các hãng, tùy theo thời điểm khi công bố hết dịch.

Bộ cũng kiến nghị Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước xem xét hỗ trợ, khoanh nợ gốc, cơ cấu dứt điểm các khoản nợ, kéo dài thời gian vay nợ của các hợp đồng tín dụng, không tính lãi phạt trên lãi và gốc chậm trả trong thời gian dịch; được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và không chuyển tiếp nhóm nợ, tiếp tục cho các doanh nghiệp vay vốn lưu động.

Tất cả các giải pháp hỗ trợ trên tất nhiên là sẽ giúp các doanh nghiệp trong ngành hàng không, cảng hàng không và các đơn vị phụ trợ ngành hàng không "bớt đau". Vì thế, dù các hãng hàng không vẫn đang trong công cuộc dừng/giảm bay để đồng hành cùng Chính phủ chống dịch bệnh nhưng các cổ phiếu ngành hàng không đã ngay lập tức nhận được dòng tiền bắt đáy của nhà đầu tư.

Trong phiên cuối tuần trước, nhóm hàng không thu hút dòng tiền khá tốt với HVN, VJC, ACV, NCS, SAS, SCS…tăng điểm, thậm chí bộ đôi HVN, VJC còn tăng trần.

Theo giới chuyên gia phân tích thì thị trường chứng khoán tuần tới thì việc ảnh hưởng từ dịch bệnh vẫn xảy ra, tuy nhiên, các nhóm cổ phiếu blue-chip vẫn mang tới sự an tâm cho nhà đầu tư. Nhóm mã ngành hàng không chắc chắn sẽ lấy lại được “những gì đã mất” nếu như dịch bệnh được kiểm soát, việc di chuyển dần dược nối lại.

Trong khi đó, với những diễn biến rất nhiều biến động của thị trường xăng dầu và vàng trên thế giới, nhóm mã ngành “dầu khí” sẽ có những biến động khó lường, giới đầu tư cần nắm bắt chặt chẽ các thông tin của thị trường trước khi quyết định giao dịch. Nhóm mã ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm rất có thể sẽ đi ngang trong tuần tới.

Gia Cương

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm