(CLO) Chứng khoán giảm điểm, trái phiếu doanh nghiệp đóng băng, bất động sản gần như đóng băng. Những vấn đề này có thể ảnh hưởng không chỉ đến tăng trưởng kinh tế năm 2023 mà còn đến vị thế của đất nước trong mắt các nhà đầu tư dài hạn nếu không được giải quyết đúng đắn và nhanh chóng.
Những quan ngại về thị trường tài chính và bất động sản
Phát biểu tại phiên tổng thể của Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ năm diễn ra chiều ngày 17/12, ông Don Lam, Tổng giám đốc - Chủ tịch Quỹ VinaCapital nói về những quan ngại trên thị trường tài chính và bất động sản.
Ông nói: Mặc dù kinh tế vĩ mô tăng trưởng vững chắc năm 2022 nhưng thị trường tài chính và bất động sản Việt Nam kết thúc năm với nhiều quan ngại: Chỉ số VN Index giảm mạnh do giá cổ phiếu bất động sản và ngân hàng giảm sâu so với các thị trường châu Á khác và thuộc nhóm những thị trường giảm nhiều nhất thế giới.
Theo ông Don Lam, thị trường trái phiếu doanh nghiệp “đóng băng”, với lượng phát hành trái phiếu giảm khoảng 50% so với năm ngoái. Lĩnh vực bất động sản trong tình trạng gần như “đóng băng” do khó khăn thanh khoản.
"Câu hỏi là chúng ta có thể làm gì để giải quyết tình trạng hiện tại, phục hồi sự ổn định cũng như ngăn chặn những vấn đề này trong tương lai?", ông Don Lam đặt câu hỏi.
Nhưng, hiện nay, và sang năm tới, theo ông Don Lam, trái phiếu đáo hạn lớn, dẫn đầu là lĩnh vực bất động sản. Vấn đề là phải giải quyết sự mất cân xứng giữa kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ. Ông Don Lam cho rằng giải pháp trước mắt cho các công ty bất động sản để thanh toán trái phiếu đáo hạn là Chính phủ tạo điều kiện để ngân hàng cho các công ty bất động sản vay vốn. Bán bớt tài sản, kể cả quỹ đất chưa hoàn chỉnh dự án, tìm kiếm nguồn vốn từ nước ngoài, bán cổ phần công ty để lấy tiền trả nợ cũng là một cách giải quyết.
Nhấn mạnh: “Thị trường tài chính và bất động sản ổn định, lành mạnh là yếu tố rất quan trọng để Việt Nam duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững”, ông Don Lam cho rằng cải thiện thị trường vốn sẽ góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế trung và dài hạn. Đầu tư bất động sản đòi hỏi tài chính dài hạn - do đó cần có thị trường tài chính lành mạnh, ổn định. Thu hút FDI “đúng” sẽ giúp tăng cường huy động vốn trên thị trường tài chính Việt Nam và là chìa khóa để phát triển bền vững.
3 bước giải quyết khủng hoảng thanh khoản của bất động sản
“Các công ty bất động sản Việt Nam đang đối mặt tình trạng khủng hoảng thanh khoản mà chúng tôi tin rằng có thể dễ dàng giải quyết. Giải quyết khủng hoảng thanh khoản sẽ lập tức ổn định được thị trường chứng khoán, bởi vì thị trường lao dốc bắt nguồn từ vấn đề của các công ty bất động sản”, ông Don Lam nói.
Đề xuất giải pháp ngắn hạn, theo ông Don Lam thì phục hồi thị trường trái phiếu doanh nghiệp thông qua một số hình thức bảo lãnh một phần trái phiếu của các công ty bất động sản, do các ngân hàng quản lý, như đã được thực hiện ở các thị trường khác, dù cách này triển khai tại Việt Nam có thể khó khăn.
Thị trường bất động sản đang bị khủng hoảng thanh khoản. Ông Don Lam đề xuất 3 bước giải quyết tình trạng này: Một là, giúp doanh nghiệp bất động sản dễ dàng tiếp cận tín dụng ngân hàng, bằng cách giảm đánh giá rủi ro (ví dụ: từ mức 2x xuống còn 1,5x) hoặc thông qua cho vay trực tiếp. Hai là, nới lỏng chính sách tiền tệ bằng cách bơm tiền vào thị trường tiền tệ hoặc mua dự trữ ngoại hối. Đồng Việt Nam đã mạnh lên đáng kể trong thời gian gần đây và lạm phát đang được kiểm soát, điều này tạo dư địa cho Ngân hàng Nhà nước nới lỏng chính sách tiền tệ. Ba là, thiết lập quỹ/chương trình cứu trợ: Bước mạnh nhất và kịp thời nhất mà Chính phủ có thể làm là thành lập quỹ/chương trình cứu trợ, tương tự như một vài quốc gia khác.
Theo ông Don Lam, cho các doanh nghiệp bất động sản vay vốn ngắn hạn khoảng 2 năm là giải pháp cần thiết để đảm bảo sức khỏe lâu dài của thị trường tài chính và thị trường bất động sản.
Về dài hạn, để cải thiện thị trường bất động sản Việt Nam, những vấn đề về bồi thường đất đai: có thể được giải quyết bằng cách đánh thuế theo tỷ lệ phần trăm trên giá bán cho người mua cuối cùng thay vì công ty bất động sản trả phí cố định để quy hoạch phân khu sử dụng làm khu dân cư/thương mại/công nghiệp. Với dự án chậm tiến độ, có thể bán đấu giá quyền phát triển đất thô thành sản phẩm bất động sản, với yêu cầu quyền phát triển phải được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Giải pháp này cũng sẽ thúc đẩy quy trình phê duyệt dự án. Đồng thời phải giảm bớt thủ tục, rút ngắn thời gian phê duyệt dự án.
Nói về giải quyết các vấn đề dài hạn trên thị trường tài chính Việt Nam, ông Don Lam lưu ý: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp và vốn cổ phần được quản lý tốt và minh bạch là một phần không thể thiếu của các nền kinh tế phát triển. Ông đề xuất khuyến khích phát triển một nền tảng dành cho nhà đầu tư tổ chức, một phần bằng cách khuyến khích sử dụng quỹ hưu trí đầu tư vào tài sản khác ngoài trái phiếu Chính phủ; Khuyến khích thị trường vốn cổ phần trở thành một nguồn tài chính quan trọng.
Về dài hạn, để đạt được mục tiêu của Chính phủ là tăng thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam từ 11%/GDP hiện nay lên 25% vào năm 2050 sẽ cần nhiều cải cách cơ cấu. Trong đó cần nâng cao năng lực của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm và yêu cầu tất cả trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam phải được xếp hạng tín nhiệm. Tăng cường giám sát thực thi, một phần bằng cách mở rộng vai trò của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) và tăng mức phạt đối với cá nhân/tổ chức vi phạm để răn đe các vi phạm trong tương lai.
Cùng đó, nên thành lập công ty bảo hiểm bảo lãnh trái phiếu do Chính phủ hỗ trợ, tương tự như Danajamin National Berhad ở Malaysia. Đồng thời tăng cường quy định bảo vệ nhà đầu tư, bao gồm cả việc đưa ra các biện pháp khuyến khích các nhà bảo lãnh thực hiện thẩm định chi tiết hơn; tiến hành kiểm toán theo quy định nhiều hơn và rà soát thị trường vốn và hoạt động ngân hàng.
(CLO) Trong tháng 11/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình; phạt tới 30 triệu đồng đối với người có hành vi xúc phạm danh dự người có thẩm quyền tố tụng; muốn thành lập hội phải có tài sản đảm bảo.
(CLO) Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam mới được xây dựng với thiết kế hiện đại, áp dụng nhiều công nghệ trình chiếu sẽ chính thức đi vào hoạt động từ hôm nay (1/11)
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có công văn số 11681/BGTVT-KCHT trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Vĩnh Long liên quan đến kiến nghị sửa chữa và đề xuất nâng cấp mở rộng Quốc lộ 54 qua địa bàn để đảm bảo an toàn giao thông.
(CLO) Việc tỉnh Bắc Ninh không còn hộ nghèo là kết quả của sự cố gắng, nỗ lực với tinh thần, trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị, đưa Bắc Ninh về đích trước 1 năm so chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX.
(CLO) Một nhóm các nhà khảo cổ học vừa phát hiện thành phố kiên cố 4.000 năm tuổi tại Saudi Arabia, có thể giúp hé lộ những thay đổi trong cuộc sống từ lối sống du cư sang lối sống đô thị.
(CLO) Dù Ấn Độ đang nỗ lực phát triển máy bay không người lái tầm trung và có thời gian hoạt động dài, nước này đã quyết định mua 31 máy bay đắt tiền MQ-9B Reaper từ General Atomics của Mỹ.
(CLO) UBND quận Ngô Quyền tổ chức cưỡng chế thu hồi 6.462,5m² đất của Công ty May Hải Phòng (nay là Công ty Cổ phần May Hai) tại phường Lạch Tray, Quận Ngô Quyền do hết thời hạn sử dụng đất và người sử dụng đất không được gia hạn sử dụng đất theo quy định tại điềm d khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai năm 2013.
(CLO) Cơ quan điều hành của Liên minh châu Âu (EU) muốn đảm bảo hàng hóa của nền tảng mua sắm trực tuyến Temu “đáp ứng các tiêu chuẩn của EU và không gây hại cho người tiêu dùng”.
(CLO) Sáng nay (01/11), Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Tọa đàm và Trưng bày chuyên đề "Nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu: Một tấm lòng son sắt". Sự kiện nhằm hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), 75 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950 – 21/4/2025) và đúng vào dịp 100 năm ngày sinh Nhà báo Lý Văn Sáu (5/11/1924 – 5/11/2024).
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, Việt Nam coi Hoa Kỳ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược và mong muốn cùng Hoa Kỳ tiếp tục đưa khuôn khổ quan hệ mới đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị của nhau, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước và đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và thế giới.
(CLO) Ngày 31/10, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh phối hợp Trung tâm Truyền thông Tài nguyên-Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức Hội nghị “Truyền thông phổ biến chính sách giảm thiểu nhựa cho ngành hàng thực phẩm tươi sống, đông lạnh”.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Qatar Sheikh Mohamed bin Abdurahman Al Thani cùng thống nhất quan hệ Việt Nam-Qatar đã bước vào một giai đoạn mới sâu sắc và toàn diện hơn. Để đáp ứng nhu cầu và khai thác tiềm năng hợp tác giữa hai nước, hai Thủ tướng đã trao đổi và nhất trí sớm nâng quan hệ song phương lên tầm cao mới.
(CLO) Sau 17 mùa tổ chức thành công rực rỡ, chiều 31/10 tại Hà Nội, Ban tổ chức Aquafina Vietnam International Fashion Week tổ chức sự kiện họp báo, thông tin về chương trình Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam 2024, với sự tham dự của 16 nhà thiết kế cùng nhiều người mẫu nổi tiếng trong nước.
(CLO) Chỉ số VN-Index tăng 5,85 điểm (0,46%), lên 1.264,48 điểm phiên ngày 31/10. Sau khi loạt ngân hàng công bố báo cáo tài chính quý 3/2024 ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt, nhóm cổ phiếu “vua” đã hút mạnh dòng tiền từ các nhà đầu tư.
(CLO) Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm cho thấy CTCP Tập đoàn Thiên Long (Mã: TLG) đã vượt kế hoạch kinh doanh cả năm 11% chỉ sau 9 tháng. Cổ phiếu TLG cũng tăng giá 22% so với vùng đáy hồi tháng 2/2024.
(CLO) Doanh thu sụt giảm, chi phí lãi vay cao, EVNGENCO 3 (PGV) phải báo lỗ 459 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm. Tổng nợ vay hơn 32.500 tỷ vẫn đang đè nặng lên kết quả kinh doanh của đơn vị.
(CLO) Hoạt động vận tải cảng biển khởi sắc, CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (Mã: HAH) vừa công bố lợi nhuận Quý 3/2024 tăng 146% so với cùng kỳ, đạt 277 tỷ đồng.
(CLO) CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai - HAGL Agrico (Mã: HNG) vừa lỗ thêm 182 tỷ đồng trong Quý 3/2024. Nguyên nhân do lỗ chênh lệch tỷ giá, sản lượng chuối giảm và khai thác cao su chưa hiệu quả.
(CLO) Hoạt động cảng biển có diễn biến thuận lợi cùng các khoản đầu tư công ty liên doanh liên kết có lãi, Gemadept (Mã: GMD) ghi nhận lợi nhuận Quý 3/2024 tăng 26,7%.
(CLO) Tổng Công ty Phát Điện 3 - CTCP (EVNGENCO 3 - Mã: PGV) đang trải qua giai đoạn sụt giảm doanh thu. Gánh nặng chi phí tài chính tăng gấp đôi lên 2.447 tỷ đồng khiến công ty phải báo lỗ 946 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm