Thị trường Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021: Siêu thị giảm giá, chợ truyền thống “tung chiêu” thu hút khách

Thứ năm, 28/01/2021 10:04 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Chỉ còn khoảng hai tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Sửu. Không khí mua sắm ở khắp các siêu thị cũng như chợ truyền thống sôi động hẳn lên.

Siêu thị đua nhau giảm giá thu hút khách hàng

Theo ghi nhận của PV Báo Nhà báo & Công luận thì một số siêu thị lớn như Vinmart, Big C, Aeon đều có những chính sách khuyến mại dành cho khách hàng. Các mặt hàng chính như bánh kẹo, mứt Tết, các loại đồ khô đều giảm từ 5-10%. Đơn cử như ở siêu thị Big C Hà Nội khuyến mãi mừng xuân Tân Sửu “Sale Tết chấn động”. Rất nhiều deal bánh kẹo Tết với mức giảm cực sâu được đưa ra như Bánh OMELI 12 gói chocopie matcha/rắc dừa 300g chỉ còn 36.700VND (giá gốc 49.000VND); Hộp quà An 1,637.8g chỉ còn 217.900VND (giá gốc 242.900VND)….

Báo Công luận

Ông Lê Mạnh Phong - Giám đốc điều hành khối cửa hàng khu vực Hà Nội GO! & Big C cho biết:  “Siêu thị đã làm việc với các nhà cung cấp từ sớm, cam kết giá mua vào cạnh tranh và giá bán ra không lợi nhuận. Hệ thống siêu thị Big C đã chuẩn bị lượng hàng hóa lớn để đảm bảo lượng cung ứng ra thị trường nên người tiêu dùng không lo thiếu hàng hóa, nhất là thời gian trước Tết Nguyên Đán”.

Chị Nguyễn Thị Lan ở phường Khương Đình, quận Thanh Xuân chia sẻ: “Năm nay Tết đến muộn so với mọi năm. Đây cũng là năm khó khăn chung vì Covid-19 nên mua sắm cũng cần phải hợp lý. Vừa hôm qua tôi nhận được tiền thưởng Tết nên tranh thủ đi siêu thị để lựa những đồ cần thiết cho dịp Tết năm nay. Tiêu chí là đủ dùng và thật sự tiết kiệm”.

Còn tại siêu thị Aeon Mall Hà Đông, lượng khách đổ về vào mỗi buổi tối đếu rất đông. Các quầy hàng Tết thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân. Chia sẻ với PV, chị Hoàng Thị Ly ở phường Minh Khai – quận Nam Từ Liêm cho biết: “Ở đây đang có nhiều đồ Tết giảm giá nên tôi tranh thủ sang để mua sắm. Về cơ bản tôi thấy mặt hàng năm nay có nhiều sự đa dạng về chủng loại cũng như giá cả khá hợp lý”.

Chợ truyền thống “tung chiêu” hút khách

Tại các chợ truyền thống, giá cả những mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm, hoa quả cũng đang tăng theo từng ngày. Đối với người Việt, mâm ngũ quả là đồ lễ không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền, bởi vậy, các quầy bán hai loại quả chủ chốt trong mâm ngũ quả là chuối xanh và bưởi thờ lúc nào cũng đông đúc hơn cả.

Giá của hai loại quả này cũng không cố định mà tùy theo mẫu mã, ưng mắt người mua và tùy khách. Thay vì việc “hét giá” như mọi năm thì năm nay các tiểu thương bán mặt hàng này lại đưa ra giá bán rất mềm. Khảo sát tại một số chợ truyền thống ở các vùng quê ngoại thành Hà Nội giá bưởi thờ đang dao động từ 70.000-90.000 đồng/quả. Chuối nải cong đẹp, số quả lẻ thì được chào bán từ 100-150.000/1 nải.

Báo Công luận

Trái ngược với thị trường các mặt hàng bánh, kẹo, hoa quả và thực phẩm, thị trường hoa cây cảnh năm nay có vẻ trầm lắng hơn hẳn. Mặc dù cận Tết sức mua có tăng lên, nhưng lượng khách mua vẫn còn khá thưa thớt. Hiện giá bán đào đã giảm khoảng 25% so với những năm trước. Một gốc đào đẹp có giá từ 1 – 4 triệu đồng; cành đào có giá bán rẻ hơn: cành to, còn nhiều nụ giá khoảng 300.000 đến 350.000 đồng, cành nhỏ có giá từ 70.000 đồng – 150.000 đồng…

Năm nay, do có thêm một tháng nhuận, cùng với thời tiết nắng ấm, nên đào nở rộ, khiến cho việc ép ra hoa đúng dịp Tết Nguyên đán của nhà vườn gặp nhiều khó khăn. Bởi thế, tâm lý người tiêu dùng đang chờ đến gần ngày Tết để mua.

Trái với sự nở rộ sớm và được mùa của các nhà vườn trồng đào, thị trường quất cảnh Tết năm nay lại đang rơi vào tình trạng “khan hàng” hơn so với mọi năm. Theo các chủ vườn, năm nay, giá quất cảnh có tăng nhẹ khoảng 10%, chủ yếu do thời tiết không thuận lợi, mưa nhiều khiến cây bị chết, hỏng.

Khảo sát thị trường, hiện giá cây quất cảnh nhỏ dao động từ 200 nghìn đến 300 nghìn đồng/cây, cây quất trung bình, có tán lá rộng dao động từ 700 nghìn đến 800 nghìn đồng/cây. Các cây quất lớn, dáng đẹp, nhiều chồi, lộc… có giá cao hơn, từ 1,2 triệu đồng đến 4 triệu đồng/cây.

Thị trường quất năm nay cũng chứng kiến nhiều cây quất được trồng trong các bình gốm với các dáng, thế đẹp mắt thu hút người dân. Giá của các bình quất này dao động từ 300.000-600.000 đồng.

Theo báo cáo của Sở Công Thương một số địa phương, mặc dù dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề tới sản xuất và kinh doanh hàng hóa của các doanh nghiệp, người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu nhưng thị trường hàng hóa giai đoạn cuối năm và Tết Nguyên đán sẽ vẫn sôi động. Nhu cầu hàng hóa được dự báo sẽ tăng nên công tác dự trữ chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán vẫn được các địa phương, doanh nghiệp nghiêm túc triển khai.

UBND một số tỉnh, thành phố đã có chủ trương huy động tối đa nguồn lực để dự trữ hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, nhất là ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo với những chính sách thiết thực như tổ chức Hội chợ Xuân, các điểm bán hàng bình ổn, Hội chợ hàng nhu yếu phẩm thiết yếu (Yên Bái, Đồng Tháp), cung ứng/vận chuyển hàng Tết miễn phí cho người dân ở các vùng hải đảo, miền núi (như tại Kiên Giang, Bình Thuận)…

Bên cạnh việc khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chủ động thực hiện chương trình bình ổn thị trường, UBND các địa phương tiếp tục thực hiện các phương thức hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện bình ổn giá như hỗ trợ lãi suất vốn vay tại các ngân hàng thương mại/tổ chức tín dụng; vay vốn với lãi suất 0% hoặc có thể hỗ trợ chi phí một số hạng mục trong chương trình như chi phí thuê mặt bằng, chi phí quảng cáo trên các phương tiện truyền thông tại địa phương hoặc chi phí vận chuyển, cấp phát logo miễn phí…

Đến nay, đã có 20/63 tỉnh, thành phố có báo cáo/kế hoạch dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu, trong đó có 6 địa phương thực hiện chương trình BOTT, bao gồm: Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, Kiên Giang, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Để bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường dịp tết, Bộ Công Thương vừa qua đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-BCT về việc bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường dịp Tết. Theo đó, Bộ này yêu cầu Sở Công Thương địa phương theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là hàng thiết yếu, chủ động có phương án hoặc đề xuất các biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường.

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi có dấu hiệu quay trở lại, Bộ Công Thương yêu cầu các Sở Công Thương phối hợp với các đơn vị chức năng theo dõi sát tình hình sản xuất, diễn biến dịch bệnh. Đánh giá năng lực cung ứng nguồn hàng thịt lợn và các mặt hàng thực phẩm thiết yếu khác cho thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Bộ Công Thương cũng đã đề nghị Sở Công Thương chỉ đạo các DN phân phối thực phẩm trên địa bàn phối hợp với các DN chăn nuôi tập trung có phương án bảo đảm nguồn cung cấp lợn thịt cho thị trường và thực hiện việc giảm giá thành phẩm tương ứng cho người tiêu dùng. Trong trường hợp cần thiết, cần có phương án nhập khẩu các mặt hàng thịt gia súc từ nước ngoài để bình ổn thị trường.

Dương Lâm

Tin khác

Giá vàng hôm nay: Biến động trái chiều, nơi tăng, nơi giảm

Giá vàng hôm nay: Biến động trái chiều, nơi tăng, nơi giảm

(CLO) Trong phiên giao dịch ngày (20/4), giá vàng trong nước có nhiều biến động trái chiều giữa các “nhà vàng”.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vào hè, thợ sửa điều hoà đắt “sô”, bỏ túi bạc triệu mỗi ngày

Vào hè, thợ sửa điều hoà đắt “sô”, bỏ túi bạc triệu mỗi ngày

(CLO) Dù làm việc dưới thời tiết nắng nóng cùng cường độ công việc cao nhưng thợ lắp điều hòa phấn khởi bởi có thể “cá kiếm” hàng triệu đồng mỗi ngày.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đồng euro chạm mức thấp lịch sử trong giao dịch SWIFT

Đồng euro chạm mức thấp lịch sử trong giao dịch SWIFT

(CLO) Dữ liệu giao dịch do dịch vụ tài chính toàn cầu tổng hợp cho thấy tỷ trọng của đồng euro trong các hoạt động thanh toán xuyên biên giới toàn cầu thông qua hệ thống SWIFT vào tháng trước đã giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

(CLO) Chiều 19/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có thông báo về việc đấu thầu vàng miếng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

(CLO) Nhà Trắng đã khôi phục các lệnh trừng phạt đối với ngành năng lượng của Venezuela. Động thái này diễn ra khi Venezuela đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống.

Thị trường - Doanh nghiệp