Thiên lệch về giới trong SGK?

Thứ sáu, 03/04/2015 23:52 PM - 0 Trả lời

Thiên lệch về giới trong SGK?

Báo Công luận

Ảnh minh họa

Trong khoa học xã hội, việc tìm hiểu các vấn đề xã hội từ góc độ giới đang ngày càng trở nên phổ biến. Nhân sinh quan và thế giới quan của con người được hình thành từ môi trường gia đình, nhà trường và xã hội. Trong định chế nhà trường, “sách giáo khoa không chỉ là người tổ chức các kiến thức cho trẻ em... mà còn xây dựng và chuyển tải một cách rõ ràng hình ảnh của tổ chức xã hội tạo ra nó, nói rộng hơn là hình ảnh của thế giới. Nó phổ biến các chuẩn mực, hình mẫu ứng xử xã hội, đóng góp vào việc tạo ra tính cách cá nhân và tập thể”. Vì thế, các nghiên cứu và khảo sát sách giáo khoa dưới góc độ giới nhằm tìm hiểu công cụ này có gieo mầm những định kiến về giới trong việc hình thành nhân sinh quan của con người hay không.

Ở Việt Nam, một số nhóm nghiên cứu đã lên tiếng về “những dấu hiệu định kiến với giới nữ” trong sách giáo khoa tiểu học. Nhưng nhìn chung, các nghiên cứu này chỉ ở mức độ rà soát, đánh giá lại, chưa đi vào khảo sát một cách hệ thống toàn bộ sách giáo khoa trong nền giáo dục phổ thông hiện nay.

Nam giới xuất hiện nhiều hơn

Nhóm nghiên cứu của Viện Phát triển bền vững vùng Nam bộ (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) đã mã hóa và thống kê tất cả nhân vật xuất hiện trong văn bản và hình ảnh theo giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, hoạt động... trong các quyển sách giáo khoa của sáu môn học chính ở ba cấp (tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông). Bao gồm tiếng Việt (từ lớp 1-5), ngữ văn (lớp 6-12); toán (lớp 1-9), hình học (lớp 10-12), đại số lớp 10, đại số và giải tích lớp 11, 12; đạo đức (lớp 1-5), giáo dục công dân (lớp 6-12); khoa học tự nhiên và xã hội (lớp 1-3), khoa học (lớp 4-5); lịch sử, địa lý (lớp 4-12) và tiếng Anh (lớp 6-12).

Kết quả phân tích cho thấy các nhân vật nam giới xuất hiện nhiều hơn nữ giới cả trong văn bản lẫn hình ảnh. Trong tổng số 8.276 nhân vật xuất hiện trong nội dung văn bản, nam giới chiếm đến 69%. Về hình ảnh, nam giới chiếm 58% trong tổng số 7.987 nhân vật. Sự chênh lệnh giữa nhân vật nam và nữ cũng có sự khác biệt theo các cấp học, càng lên cấp học cao sự chênh lệch càng lớn.

Vai trò mà các nhân vật đảm nhiệm trong gia đình sẽ cho thấy những hình ảnh về giới rõ ràng hơn. Trong cả văn bản lẫn hình ảnh, số nhân vật xuất hiện trong vai trò làm mẹ/làm bà nhiều hơn so với sự xuất hiện của nam giới trong vai trò làm cha/làm ông. Và hình ảnh của phụ nữ luôn xuất hiện trong vai trò “nội tướng”: chăm sóc gia đình, nấu nướng, dạy dỗ và đưa đón con/cháu.

Ngoài những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử hoặc đương đại, nhóm nghiên cứu cũng quan tâm đến các nhân vật đời thường để xem loại nhân vật này được mô tả và trình bày như thế nào trong sách giáo khoa, đặc biệt về mặt cơ cấu nghề nghiệp và không gian hoạt động của các nhân vật.

Xét về mặt cơ cấu nghề nghiệp của nam/nữ, nếu chỉ tính lứa tuổi đã thành niên thì kết quả thống kê cho biết 80% nhân vật nam giới trong sách giáo khoa có nghề nghiệp cụ thể, trong khi tỉ lệ này nơi nữ giới chỉ đạt 66%, trong đó nữ làm nội trợ chiếm đến 25%. Nữ giới có hai nghề chiếm tỉ lệ cao nhất là giáo viên và nhân viên văn phòng, trong khi đó nam giới có nhiều nghề đa dạng hơn. Điều này bộc lộ một quan niệm đã nằm sẵn trong tiềm thức của văn hóa Việt Nam: phụ nữ luôn làm các công việc gia đình, những loại nghề có tính chất nhẹ nhàng, không đòi hỏi nhiều kỹ năng như nam giới. Phụ nữ xuất hiện nhiều hơn trong không gian gia đình và ngược lại, nam giới xuất hiện nhiều hơn trong không gian công cộng, không gian lao động, sản xuất.

Cần mô tả nữ giới công bằng

Kết quả phân tích nội dung sách giáo khoa của nền giáo dục phổ thông Việt Nam đã cung cấp những dữ kiện và bằng chứng cho thấy có những xu hướng thiên lệch về giới khá rõ rệt. Trong số các nhân vật xuất hiện trong 76 quyển sách giáo khoa của sáu môn học, thấy rõ xu hướng thiên lệch về số lượng nhân vật nam cả trong văn bản lẫn trong hình ảnh. Không chỉ xuất hiện ít hơn nam giới, nữ giới chủ yếu xuất hiện trong hình ảnh người mẹ, người bà, cho thấy những nhà biên soạn sách đã khuôn hẹp “thế giới của người phụ nữ” vào “không gian gia đình”.

Tình hình này bộc lộ một nhu cầu xem xét lại một cách có hệ thống nội dung các quyển sách giáo khoa trên bình diện quan điểm giới. Nhóm nghiên cứu cho rằng Bộ Giáo dục - đào tạo cần lưu tâm hơn đến chiều kích này nhằm làm các nhân vật nữ xuất hiện nhiều hơn trên các trang sách giáo khoa và việc trình bày, mô tả nữ giới công bằng, phù hợp hơn với thực tiễn đang diễn ra trong xã hội Việt Nam.

Theo TTO

Tin khác

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

(NB&CL) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), bắt đầu từ số báo này, chuyên trang Tư liệu Báo Nhà báo và Công luận có chuyên đề mang tên: “Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi”, cùng nhìn lại những dấu ấn không thể quên của chiến thắng vĩ đại này.

Góc nhìn
Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

(NB&CL) Có thể nói, chưa bao giờ, NHNN lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Góc nhìn
Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

(NB&CL) Tuần qua, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Phiên họp tháng 3/2024) đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao sự công khai, dân chủ, trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội và ngày càng gần dân hơn.

Góc nhìn
Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn