Thiếu điện ở Trung Quốc cho thấy mục tiêu giảm phát thải là thách thức lớn

Thứ tư, 13/10/2021 16:27 PM - 0 Trả lời

(CLO) Khi Liên Hợp Quốc chuẩn bị thảo luận về việc cắt giảm mạnh hơn lượng khí thải carbon tại hội nghị COP26 ở Glasgow, thì cuộc khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc đã chỉ ra: việc giải quyết các bài toán khí hậu không hề đơn giản, khi nó xung đột quá nhiều với nền kinh tế.

Trung Quốc phải thay đổi cam kết

Trung Quốc vừa phải nới lỏng các hạn chế đối với việc khai thác than trong 3 tháng cuối năm, để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng tại quốc gia rộng lớn này. Tình trạng mất điện trên toàn quốc dẫn đến nhiều nhà sản xuất đóng cửa khiến nước này buộc phải thay đổi cam kết giảm khí thải carbon.

thieu dien o trung quoc cho thay muc tieu giam phat thai la thach thuc lon hinh 1

Trung Quốc đã cho phép các nhà máy điện than tăng công xuất trở lại trong 3 tháng cuối năm 2021 - Ảnh: Reuters

Trung Quốc từng đặt ra mục tiêu kép để bảo vệ môi trường. Đó là cắt giảm cả mức tiêu thụ năng lượng lẫn cường độ sử dụng năng lượng - tức kiểm soát mức sử dụng năng lượng cho mỗi đơn vị GDP.

Sau khi đã đạt được những bước tiến ấn tượng trong giai đoạn 2015-2020, Trung Quốc đặt mục tiêu cắt giảm 13,5% cường độ năng lượng vào năm 2025 và giảm 18% lượng khí thải carbon vào năm 2030.

Bởi vậy, Trung Quốc đã sớm rơi vào tình trạng thiếu hụt than đá, loại than vẫn tạo ra khoảng 2/3 sản lượng điện của nước này. Họ từng đóng cửa các mỏ nhỏ và kém hiệu quả, cũng như đặt ra các hạn chế đối với sản xuất than. Do đó, sản lượng than đã giảm nhiều trong năm 2021, trong khi nhập khẩu cũng ở mức thấp.

Điều đó đã làm tăng giá than, trong khi các công ty điện không thể chuyển chi phí cho người tiêu dùng do quy định trong nước. Và khi sản xuất điện bị thua lỗ, các công ty điện đơn giản buộc phải ngừng sản xuất.

Tệ hơn nữa, Trung Quốc vừa có một mùa hè đặc biệt nóng nực, bản thân nó chính là do sự biến đổi khí hậu. Thời tiết khô hạn và không có gió cũng có nghĩa năng lượng gió và thủy điện của Trung Quốc tạo ra ít điện hơn bình thường.

Kết quả là sự cố mất điện khiến nhiều gia đình phải ăn tối dưới ánh nến. Thậm chí, đèn giao thông không hoạt động và nhiều người còn bị mắc kẹt trong thang máy.

thieu dien o trung quoc cho thay muc tieu giam phat thai la thach thuc lon hinh 2

Cuộc khủng hoảng năng lượng của Trung Quốc cho thấy khó khăn như thế nào để đạt được mức phát thải ròng bằng không - Ảnh: Getty

Chọn khí hậu hay kinh tế, khó có cả hai?

Các tỉnh tại Trung Quốc vốn được giao chỉ tiêu và thời hạn cụ thể để đạt được các mục tiêu về phát thải. Để hoàn thành nhiệm vụ, một số tỉnh đã áp dụng các hạn chế sử dụng điện, đặc biệt đối với các công ty trong các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng như thép, in ấn, dệt may, gỗ, hóa chất, nhựa...

Mọi thứ lại diễn ra đúng vào thời điểm nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất tăng mạnh sau đại dịch Covid-19. Bởi vậy, một cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu là khó tránh khỏi và thậm chí còn diễn ra dai dẳng.

Hiện, các nhà sản xuất trên thế giới đang rơi vào tình trạng khan hiếm nguyên liệu và cả công cụ sản xuất, như chất bán dẫn, công nhân, container và tàu biển... Ví như, Apple, Tesla, Microsoft và Dell đều cho biết chuỗi cung ứng của họ hiện đang bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng năng lượng tại Trung Quốc.

Trung Quốc sẽ không chỉ nới lỏng các hạn chế đối với sản xuất than trong thời gian còn lại của năm 2021, mà còn cung cấp các khoản vay ngân hàng đặc biệt cho các công ty khai thác và thậm chí cho phép các quy tắc an toàn trong các mỏ được nới lỏng.

Kết quả đã đến như mong muốn: Vào ngày 8/10, sau một tuần thị trường đóng cửa nghỉ lễ, giá than trong nước đã nhanh chóng giảm 5%. Song điều này liệu có thể thực sự giải quyết được vấn đề, khi mùa đông đến gần và Trung Quốc sẽ phải bước vào hội nghị COP26 tới đây?

Lời khuyên cho các doanh nghiệp

Rõ ràng, chừng nào nền kinh tế Trung Quốc, cũng như nhiều quốc gia khác, còn phụ thuộc vào nhiệt điện than, sẽ còn có những xung đột trực tiếp giữa việc cắt giảm carbon và duy trì chuỗi cung ứng hoạt động. Khủng hoảng có thể được giải quyết nhất thời, song sớm hay muộn nó cũng sẽ trở lại!

Ở Trung Quốc, việc giá điện được nhà nước quy định đồng nghĩa việc sản xuất điện bị thua lỗ khi giá than tăng. Tình trạng thiếu điện đã khiến một số nhà sản xuất lớn thậm chí phải sử dụng cả máy phát điện, qua đó còn tạo ra nhiều khí thải carbon hơn và tất nhiên sẽ làm tăng giá cả các mặt hàng. Trong khi đó, những công ty nhỏ, nếu không kham nổi chi phí phát điện, sẽ không thể đáp ứng được các đơn đặt hàng và sẽ phải phá sản.

Tóm lại, thế giới đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng thực sự. Hệ quả từ biến đổi khí hậu đang xuất hiện nhiều hơn. Song, thế giới nói chung lại chưa có cách nào để cắt giảm lượng khí thải carbon mà không làm suy yếu nền kinh tế, như trường hợp vừa rồi của Trung Quốc là ví dụ điển hình.

Cuối cùng, có thể dự báo, những doanh nghiệp tồn tại và phát triển được sẽ là những doanh nghiệp chuẩn bị tốt cho thực tế nói trên!

Hoàng Hải

Bình Luận

Tin khác

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

(CLO) Các quan chức Israel và Mỹ cho biết hầu hết tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV) mà Iran phóng vào Israel hôm 13/4 đều bị đánh chặn, cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa đa lớp đáng gờm của hai đối tác đồng minh.

Tiêu điểm Quốc tế
Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

(CLO) Ghép tạng có thể cứu được mạng sống, nhưng cũng có thể gây ra những thay đổi sâu sắc về tính cách, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy.

Tiêu điểm Quốc tế
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

(NB&CL) Thụy Sĩ và Ukraine đang mong đợi 80 - 100 quốc gia sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên dự kiến diễn ra tại thành phố Lucerne, Thụy Sĩ, vào ngày 16 và 17/6 tới. Nhưng giữa mong đợi và hiện thực luôn là khoảng cách, nhất là với một vấn đề nan giải như cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Phát hiện mới về lão hóa và sự bất tử của nhà khoa học từng đoạt giải Nobel

Phát hiện mới về lão hóa và sự bất tử của nhà khoa học từng đoạt giải Nobel

(CLO) Kể từ thời xa xưa, con người đã cố gắng hết sức để tránh xa cái chết. Ngày nay, khi những tiến bộ khoa học biến những thứ tưởng chừng viễn tưởng thành hiện thực, chúng ta có tiến gần hơn đến việc kéo dài tuổi thọ hay thậm chí là sự bất tử không?

Tiêu điểm Quốc tế