(NB&CL) “Khắc phục ngay tình trạng thiếu thuốc, thiết bị, vật tư y tế” - “thông điệp” đã được Chính phủ đưa ra từ cả tháng nay, phải được các bên liên quan nhận diện như một vấn đề hết sức cấp bách cần phải có những giải pháp hết sức mạnh mẽ và quyết liệt.
Quyết liệt khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân với trách nhiệm cao nhất - đó là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về các giải pháp bảo đảm cung ứng thuốc, vật tư y tế và bảo đảm nguồn nhân lực cho ngành y tế ngày 23/6.
Tuy nhiên, hơn một tháng sau đó, trong tờ trình được Bộ Y tế trình Thủ tướng lần đầu hôm 1/8, Bộ Y tế thừa nhận tình trạng thiếu thuốc, thiết bị, vật tư y tế vẫn đang diễn ra tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh, ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Người dân mua thuốc có bảo hiểm y tế tại Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM - Ảnh: Duyên Phan
1. Theo ghi nhận của PV Báo Lao Động, trong một bài viết được đăng tải ngày 9/8/2022, tình trạng thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế hiện đã “lan” ra các phòng khám nha khoa, thẩm mỹ… Bài viết dẫn lời một bác sĩ nha khoa tại Hà Nội cho biết, “thuốc tê trước kia 600 nghìn đồng/hộp, nay 800 nghìn đồng/hộp cũng không có mà mua”. Không chỉ có vậy, theo vị bác sĩ này, không chỉ thiếu thuốc tê mà chỉ khâu, dao mổ cũng khan hiếm… “Thiếu nhiều nhất là thuốc tê và chỉ khâu. Nếu trước kia bệnh nhân rất sợ đau, bác sĩ có thể tiêm với liều thuốc tê nhiều hơn vẫn nằm trong mức cho phép thì nay chỉ dám tiêm vừa khít, vừa đủ, vì thuốc tê giờ khan hiếm. Muốn mua chỉ khâu cũng không có mà mua” – một bác sĩ chia sẻ.
Theo tờ trình hồi đầu tháng 8 vừa qua của Bộ Y tế gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất ban hành nghị quyết về việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, Bộ Y tế cho biết, qua báo cáo của các địa phương, đơn vị, tình trạng thiếu thuốc, thiết bị, vật tư y tế đang diễn ra tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh, ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Cụ thể, có 28/34 sở y tế và 12/21 bệnh viện tuyến Trung ương báo cáo có tình trạng thiếu thuốc. Các loại thuốc thiếu gồm thuốc kháng sinh dự trữ dùng để điều trị bệnh nhân nặng, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, một số thuốc tim mạch, điều trị tăng huyết áp, thuốc điều trị sốt xuất huyết, thuốc nhãn khoa, vị thuốc cổ truyền. 26/34 sở y tế và 15/21 bệnh viện tuyến Trung ương báo cáo có tình trạng thiếu vật tư tiêu hao, hóa chất. 14/34 sở y tế và 8/21 bệnh viện tuyến Trung ương báo cáo có tình trạng thiếu trang thiết bị y tế.
Như vậy, là có đến hơn 50% cơ sở y tế từ Trung ương đến địa phương đều đang trong tình trạng thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế nghiêm trọng. Điều đáng nói là thực trạng này đã “manh nha” từ lâu nhưng phải đến đầu năm 2022, mới trở thành “vấn nạn” lan rộng khắp các cơ sở y tế trong cả nước, và đến thời gian qua, thực trạng này đã khiến ngành y tế, như cảnh báo của nhiều chuyên gia trong ngành, đứng trước nguy cơ tê liệt.
“Bệnh nhân tăng, nhu cầu điều trị và phẫu thuật cũng tăng nhưng thuốc điều trị và nhiều loại vật tư y tế lại đang cạn nguồn, thậm chí phải điều trị cầm chừng vì không đủ dùng. Với bệnh nhân cấp cứu, BV vẫn cố gắng đáp ứng nhưng bệnh nhân mổ phiên, mổ dịch vụ thì phải trì hoãn hoặc liên hệ các BV khác để hỗ trợ” - một lãnh đạo BV tiết lộ với báo chí.
Những câu chuyện như bệnh nhân phải đợi tới 2 tháng mới được mổ xương đùi chỉ bởi vì thiếu… một dụng cụ khớp nối để ghép xương… những tưởng là một câu chuyện phiếm nhưng đã là thực tế đang hiện hữu tại ngay cả những tuyến y tế lớn nhất cả nước. Trước thực tế đó, các cơ sở y tế cũng không biết làm gì hơn ngoài lời đề nghị bệnh nhân… chờ.
“Thiếu vật tư y tế, chúng tôi liên tục phải xin lỗi bệnh nhân dù họ đã chuẩn bị lên bàn mổ vì vật tư đã được sử dụng cho các ca cấp cứu. Nhiều người bệnh chúng tôi phải tư vấn để họ đưa ra lựa chọn, hoặc chờ khi có vật tư thay thế để được thanh toán bảo hiểm y tế, hoặc họ phải chấp nhận mua ngoài, hoặc tới cơ sở y tế khác để được can thiệp”, một bác sĩ ở bệnh viện tuyến Trung ương phân trần với báo chí.
Một bác sĩ tại khoa cấp cứu ở bệnh viện tuyến Trung ương cũng bày tỏ, thời gian qua, những vật tư nhỏ thì có thể chỉ định mua sắm trực tiếp được, nhưng những cái lớn thì bắt buộc phải chờ. Thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị, vật tư y tế, người bệnh thiếu đi một chiếc phao để bấu víu còn các y, bác sĩ thiếu vũ khí để điều trị bệnh.
Dược sĩ sắp xếp cấp phát thuốc cho người bệnh tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội. Ảnh: Nam Trần
2. “Nhịn đói không chết, chứ thiếu thuốc là nguy to!” - lời cảm thán ấy của một bệnh nhân hoàn toàn có thể hiểu được. Không có gì cực hình hơn là một người bệnh phải nằm chờ thuốc, chờ được điều trị. Bởi ngoài nỗi lo bệnh tật còn là nỗi âu lo về chi phí, tiền bạc, thời gian điều trị…
Nhưng nếu với những người bệnh có thể chờ, sự chờ đợi ấy đã là cực hình thì với những người bệnh không thể chờ, những người bệnh đang cần cấp cứu, đang ngấp nghé bên cửa tử, họ sẽ ra sao? PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, trước vấn nạn thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế đã từng bức xúc: Hầu hết bệnh viện đang loay hoay chưa tìm được đường bởi đi đâu cũng “vướng”. Không thể vì những vi phạm xảy ra mà để cả một hệ thống tê liệt. Những khó khăn trước đây như thu nhập nhân viên y tế, mua sắm, đấu thầu trang thiết bị, vật tư thuốc men không được cải thiện mà thậm chí còn tệ hơn bao giờ hết.
Nhưng khi vấn nạn này không được cải thiện, thì câu chuyện tê liệt ngành y tế mới chỉ là một mặt của vấn đề. Vấn đề đau đớn nhất, xót xa nhất, cũng là hệ quả tồi tệ nhất mà có lẽ không một ai muốn nghĩ đến, đó là câu chuyện: sinh mạng người bệnh sẽ được đảm bảo ra sao?. Và khi nếu có một người bệnh không may mất đi sự sống chỉ vì chuyện… thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế, thì đó không còn là câu chuyện của riêng ngành y, nó còn là câu chuyện của toàn xã hội, câu chuyện của lương tri.
Vì thế, “khắc phục ngay tình trạng thiếu thuốc, thiết bị, vật tư y tế” - “thông điệp” đã được Chính phủ đưa ra từ cả tháng nay, phải được các bên liên quan nhận diện như một vấn đề hết sức cấp bách cần phải có những giải pháp hết sức mạnh mẽ và quyết liệt. Chưa kể, dịch chồng dịch với những diễn biến ngày càng phức tạp vẫn đang rình rập, đe dọa ngoài kia…
Tất cả sẽ trở thành thực tế hết sức đáng báo động nếu mọi việc không được nhanh chóng có giải pháp cải thiện tích cực. Nên nhớ, bệnh tật không chờ không đợi bất cứ một ai và với nhiều người bệnh, họ không thể chờ, không còn thời gian hay cơ hội để chờ đợi…
(CLO) Ngày 2/4, tại xã Ngư Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Quân khu 4, các đơn vị đồng hành và chính quyền địa phương tổ chức chương trình tri ân 72 cựu dân quân Đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
(CLO) Những ngày qua, người dân tại Quảng Bình liên tục phát hiện nhiều xác cá voi trôi dạt vào bờ biển Bảo Ninh và Nhật Lệ, thuộc thành phố Đồng Hới. Sự việc này gây xôn xao trong dư luận khi cá voi là loài cá linh thiêng đối với tín ngưỡng của ngư dân ven biển.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng chức năng tập trung khắc phục hậu quả, khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy tại xóm Củi, Quận 8 và xử lý nghiêm vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.
(CLO) Giải Leo núi “Bước chân trên mây” lần thứ II chinh phục Tà Xùa 2025 quy tụ 100 nhà báo, hứa hẹn hành trình thử thách và trải nghiệm thiên nhiên hùng vĩ.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu TP Hà Nội đưa kết quả giải ngân thành tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ để kiểm điểm, khen thưởng, xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời.
(CLO) Các giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI đang từng bước đổi mới cách thức vận hành của các khu công nghiệp và nhà máy thông minh, đồng thời đảm bảo tăng trưởng kinh tế đi đôi với trách nhiệm môi trường. Do đó, AI được đánh giá là yếu tố thiết yếu trong tương lai của thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp.
(CLO) Từng được kỳ vọng là “Disneyland của Trung Đông” với vốn đầu tư 64 tỷ USD, Dubailand sau 22 năm vẫn dang dở, phản chiếu tham vọng và thách thức của Dubai.
(CLO) Dịp đầu tháng 4 hàng năm, cây gạo đỏ ở chùa Thầy (huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại đua nhau bung nở khoe sắc đỏ sáng rực cả một vùng trời, thu hút nhiều người dân và du khách tới tham quan, chụp hình.
(CLO) Ngày 2/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa chủ trì, phối hợp các lực lượng nghiệp vụ triệt phá thành công Chuyên án, thu giữ gần 30.000 viên ma tuý tổng hợp, bắt giữ 03 đối tượng cùng nhiều tang vật có liên quan.
(CLO) Công an thành phố Hà Nội cùng Cục Cảnh sát giao thông phát hiện, bắt giữ tàu hút cát trái phép trên sông Hồng đoan qua xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
(CLO) Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố Nga không thể chấp nhận đề xuất ngừng bắn của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc chiến tại Ukraine.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.
(NB&CL) Ồn ào những ngày qua là sự việc liên quan tới việc nhà thơ Nguyễn Quang Thiều lên tiếng nhờ cơ quan chức năng vào cuộc sau khi những câu thơ của ông bị xuyên tạc, bịa đặt trên mạng xã hội. Điều đáng nói là mạng xã hội đang ngày càng trở thành nơi bùng phát các hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự người khác, bất chấp mức hình phạt gia tăng.
(NB&CL) Trong Kết luận 126 về một số nội dung tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Các chuyên gia cho rằng việc sáp nhập các tỉnh thành sẽ giảm bớt gánh nặng quản lý Nhà nước, mở ra không gian sáng tạo và phát triển cho các địa phương.