(CLO) Việc phe đối lập do Ankara hậu thuẫn lật đổ chế độ Assad và xây dựng chính phủ chuyển tiếp cho phép Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu nâng cao vị thế và tầm ảnh hưởng địa chính trị của mình trong khu vực. Tuy nhiên, không dễ cho Thổ Nhĩ Kỳ gặt hái "chiến lợi phẩm".
Tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ
“Chiến lợi phẩm” ở đây có thể là các vùng lãnh thổ phía bắc Syria (với Aleppo là trung tâm kinh tế của đất nước), giải quyết vấn đề người Kurd, củng cố vị thế ở Trung Đông, và tất nhiên là việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Qatar qua Ả Rập Xê Út, Jordan, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ tới châu Âu.
Thực tế, việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Qatar qua Ả Rập Xê Út, Jordan, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ tới châu Âu được Chính quyền Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan ấp ủ từ lâu, kể từ những năm 2000, có thể làm giảm đáng kể sự phụ thuộc của Liên minh châu Âu (EU) vào khí đốt Nga, đồng thời là một bước đi nghiêm túc về địa chính trị và kinh tế.
Bởi lẽ, đối với Ankara, đây sẽ là một nguồn thu nhập lớn khi họ đang giành được ưu thế trước Brussels; đồng thời, có thể sử dụng đòn bẩy này hiệu quả hơn nhiều so với Ukraine. Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ lấy được tiền từ trong túi các nước châu Âu, mà còn có thể “mặc cả” với các nước này về việc gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của Thổ Nhĩ Kỳ. Hay thậm chí là cả vấn đề bảo vệ cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ ở Đức và các quốc gia châu Âu khác.
Tuy nhiên, vào những năm 2000, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã cản trở tham vọng địa chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ. Chính quyền Damascus từ chối cho phép đường ống đi qua lãnh thổ của mình, bởi giới phân tích cho rằng, quyết định của ông Assad là dễ hiểu khi bảo vệ lợi ích của Nga (vốn là nhà cung cấp khí đốt chính cho châu Âu và giảm sự cạnh tranh từ đường ống dẫn khí đốt từ Qatar) và Iran (vốn cũng muốn gửi khí đốt của mình tới châu Âu).
Cũng có ý kiến khác cho rằng, sự từ chối của chính quyền cũ ở Damascus là một trong những lý do khiến Thổ Nhĩ Kỳ đẩy mạnh cuộc chiến ủy nhiệm nhằm lật đổ Tổng thống Assad, tăng cường hậu thuẫn cho Lực lượng Quốc gia Syria (SNA).
Hiện nay, khi các nhóm đối lập, trong đó có lực lượng SNA do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, đã lật đổ được chế độ Assad, thúc đẩy tiến trình chuyển tiếp chính trị, tạo thời cơ thuận lợi để Ankara có thể khai thác “chiến lợi phẩm” tại Syria.
Những rào cản không dễ vượt qua
Tuy nhiên, theo Phó Giáo sư Gevorg Mirzayan, Khoa Khoa học chính trị, Đại học Tài chính trực thuộc Chính phủ Nga cho rằng, sẽ không dễ để Chính quyền Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan hiện thực hóa kế hoạch xây dựng đường ống dẫn khí đốt qua Syria. Điều này xuất phát từ mấy nguyên nhân sau:
Thứ nhất, vấn đề ổn định Syria để tiến hành việc xây dựng đường ống là trở ngại lớn nhất. Bất đồng quan điểm và xung đột lợi ích quyền lực giữa các lực lượng tuyên bố tham gia vào việc phân chia di sản của chính quyền Assad là rất lớn - giữa người Sunni và người Shiite, người Kurd và người Thổ Nhĩ Kỳ, người Alawite và người Druze, các chính trị gia thế tục và những người theo trào lưu chính thống Hồi giáo, giữa những người ôn hòa và những người cấp tiến.
Liên minh hỗn tạp chống lại chính quyền Assad sẽ rất khó duy trì sau khi ông bị lật đổ. Do đó, không một lực lượng nào có thể bảo đảm an toàn cho việc xây dựng và quan trọng nhất là hoạt động của đường ống, tương tự như bài học ở Libya. Trong điều kiện như vậy, sẽ không có ai đầu tư hàng tỷ USD vào việc xây dựng đường ống.
Thứ hai, Qatar hiện xuất khẩu khí đốt bằng tàu chở dầu tới Đông Á và các thị trường đối tác khác - và nước này đã đầu tư rất nhiều vào việc mở rộng hoạt động xuất khẩu này, đặc biệt là trong việc xây dựng các thiết bị hóa lỏng.
Gửi khí đốt qua đường ống (mặc dù có chi phí rẻ hơn) đến châu Âu đồng nghĩa với việc tước đi một phần xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và nói chung sẽ làm giảm giá khí đốt toàn cầu. Do đó, khoản lợi nhuận chênh lệch của Qatar cũng không đáng là bao.
Về mặt lý thuyết, Qatar có thể chấp nhận những tổn thất trên, nếu Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra những điều khoản phù hợp. Và việc đa dạng hóa các tuyến cung cấp khí đốt cũng đang được một số lãnh đạo Qatar quan tâm. Nhưng điều này làm nảy sinh trở ngại khác, đó là từ Ả Rập Xê Út, nơi mà chiều dài đường ống đi qua là lớn nhất.
Thực tế, mối quan hệ giữa Ả Rập Xê Út và Qatar luôn đối mặt với những khó khăn, thách thức. Xung đột địa chính trị, mối quan hệ cá nhân phức tạp giữa giới lãnh đạo hai nước, quan điểm khác biệt về hồi giáo và các nhóm khủng bố ở Trung Đông, đã dẫn đến những mâu thuẫn, bất đồng, mà cao trào là cuộc khủng hoảng vùng Vịnh từ năm 2017 đến năm 2021.
Mặc dù, cuộc khủng hoảng ngoại giao đã được giải quyết, song không có gì bảo đảm rằng, Ả Rập Xê Út sẽ không lặp lại cách tiếp cận cũ khi mà những mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên vẫn còn tồn tại. Kết quả là, sẽ rất khó để vận hành một đường ống dẫn khí đốt quan trọng, thậm chí mang tính chiến lược giữa Qatar và Ả Rập Xê Út.
Thứ ba, người Mỹ cũng không hài lòng với kế hoạch này của Thổ Nhĩ Kỳ. Vào những năm 2000, Mỹ đã tích cực ủng hộ mọi kế hoạch “đa dạng hóa” nguồn cung cấp khí đốt của Nga sang châu Âu với chi phí của các nhà cung cấp khác.
Tuy nhiên, cục diện hiện nay đã khác. Mỹ chắc hẳn sẽ không muốn các nguồn cung cấp khác đe dọa đến vai trò “chiếm lĩnh” của các công ty Mỹ đối với thị trường châu Âu đối với LNG. Và Qatar cũng sẽ phải để ý đến thái độ của Mỹ. Xét cho cùng, vai trò của Mỹ đối với môi trường an ninh ở quốc gia này lớn hơn nhiều so với Thổ Nhĩ Kỳ.
Rõ ràng, với những trở ngại trên, không dễ để chính quyền Tổng thống Erdogan có thể hiện thực hóa kế hoạch xây dựng đường ống dẫn khí đốt qua Syria, qua đó thực hiện tham vọng địa chính trị, kinh tế của mình.
(CLO) Một người phụ nữ vô tội đang đứng trên tàu thì bị thiêu sống trong một vụ tấn công kinh hoàng. Thế nhưng, đã không có phản ứng của những người xung quanh: không ai giúp đỡ, thay vào đó, họ chỉ chăm chú quay phim. Cảnh sát đi ngang qua người phụ nữ đang bốc cháy cũng không có bất kỳ hành động cứu giúp nào.
(CLO) Giáo hoàng Francis đã mở đầu Năm Thánh "Hy vọng" mang tính lịch sử của Giáo hội Công giáo và kêu gọi cải thiện thế giới, khi ngài dẫn đầu những người Công giáo La Mã trên toàn thế giới đón Giáng sinh vào đêm thứ Ba (24/12).
(CLO) Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, các công ty Trung Quốc đã tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cho kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Giáng sinh sang Nga theo giá trị hàng năm lên tới 4 triệu đô la vào tháng 11/2024.
(CLO) Chính phủ Nga đã phê duyệt danh sách các khu vực sẽ bị hạn chế hoặc cấm hoàn toàn hoạt động khai thác tiền điện tử bắt đầu từ ngày 1/1/2025 đến ngày 15/3/2031, TASS đưa tin vào thứ Ba (24/12), trích dẫn một tài liệu của chính phủ.
(CLO) Mùa Giáng sinh là cơ hội để nhiều người kiếm thêm thu nhập nhờ nghề đóng giả ông già Noel. Đây là công việc thời vụ được phổ biến vào tháng cuối năm, mang lại khoản thu nhập không nhỏ, đặc biệt là với các bạn trẻ.
(CLO) Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chính thức đưa vào khai thác đoàn tàu La Reine (hoàng hậu) phục vụ hành khách trên tuyến Đà Lạt - Trại Mát để mang đến trải nghiệm mới và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hành khách đi tàu.
(CLO) Chiều 24/12, tại hội nghị thông tin báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo tỉnh Quảng Ninh tổ chức, Trưởng ban Quản lý Vịnh Hạ Long Vũ Kiên Cường đã thông tin đến báo chí về việc Vịnh Hạ Long có nguy cơ bị loại khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới đang làm xôn xao mạng xã hội từ hôm qua đến nay.
(CLO) Theo báo cáo mới nhất, nạn đói ở Sudan đã bao trùm 5 khu vực và dự kiến sẽ lan rộng ra thêm 5 khu vực nữa vào tháng 5. Trong khi đó, các hoạt động quân sự đang cản trở việc cung cấp viện trợ nhân đạo, khiến hàng triệu người dân rơi vào cảnh thiếu lương thực trầm trọng.
(CLO) Ngày 25/12, theo thông tin từ Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh vừa phát hiện, xử lý nhóm đối tượng sử dụng ma túy trong căn hộ chung cư cao cấp tại TP Hạ Long.
(CLO) Trailer đầu của Anh hùng xạ điêu 2025 gây tranh cãi kịch liệt, đa số khán giả thất vọng. Các từ khóa liên quan tới bộ phim và nam chính Tiêu Chiến đạt tới hơn 120 triệu lượt đọc.
(CLO) Ban tổ chức cho biết, vé trận đấu giữa Việt Nam – Singapore ở bán kết lượt về AFF Cup 2024 sẽ được mở bán trực tiếp tại Nhà thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Phú Thọ.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình khẳng định: Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, không ai khác, chính doanh nhân, doanh nghiệp mới là chủ thể làm cho đất nước thịnh vượng, giàu mạnh, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
(CLO) Theo đánh giá của các chuyên gia, sự việc Trung tướng Igor Kirillov của Nga bị sát hại trong vụ đánh bom ngay trên vỉa hè phủ đầy tuyết của một con phố dân cư tĩnh lặng ở Moscow có thể châm ngòi cho giai đoạn mới đầy nguy hiểm trong cuộc khủng hoảng Ukraine.
(CLO) Sự sụp đổ của Chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad dẫn đến việc hình thành một chính phủ chuyển tiếp, mang lại tương lai mới cho người dân Syria. Hiện nay, cộng đồng quốc tế quan tâm đến việc các lực lượng chiến thắng sẽ chia sẻ quyền lực như thế nào, trong đó không thể bỏ qua vai trò của người Kurd ở Syria.
(NB&CL) Đến hẹn lại lên, đúng như mong chờ của độc giả toàn cầu, ngày 9/12, tạp chí Time đã công bố 10 ứng viên nằm trong danh sách rút gọn “Nhân vật của năm 2024”. Trong số 10 ứng viên này, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, Tỷ phú công nghệ Elon Musk được xem là những cái tên sáng giá nhất cho danh hiệu “Nhân vật của năm 2024”. Nhà báo và Công luận xin được giới thiệu một số gương mặt nổi bật nhất.
(CLO) Hiện nay, quân đội Israel vẫn đang duy trì hoạt động quân sự ở Syria và chiếm được phần lớn vùng đệm ở Cao nguyên Golan. Giới phân tích lo ngại rằng, điều này có thể dẫn đến một cuộc xung đột mới ở Syria.
(CLO) Các cuộc ném bom đã xảy ra tại nhiều địa điểm trên khắp Syria khi các bên liên quan ở Trung Đông cố gắng bảo vệ lợi ích của họ sau khi phe nổi dậy lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad.
(CLO) Sau gần 14 năm nội chiến dai dẳng, chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad bất ngờ sụp đổ chỉ sau cuộc tấn công 11 ngày của quân nổi dậy. Vì đâu lại có kết cục gây sốc như vậy?
(CLO) Tổng thống mới đắc cử Donald Trump mới đây đã đe dọa áp mức thuế lên tới 100% đối với các nước BRICS nếu khối tìm cách “thay thế đồng đô la”. Cuộc chiến thuế quan này đang gây ra mối lo ngại tác động tiêu cực đối với thị trường tiền tệ và toàn bộ nền kinh tế thế giới.
(CLO) Ngoài nhóm Hayat Tahrir al-Sham và Quân đội Syria Tự do, chiến sự tại Syria thời gian gần đây cũng chứng kiến sự tham gia của Quân đội quốc gia Syria (SNA), vốn được xem là nhóm được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn.