(NB&CL) Ngày 18/10, Bộ Ngoại giao ra Thông cáo cho biết: Nhận lời mời của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) António Guterres sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 21/10 đến ngày 22/10/2022.
Người đứng đầu LHQ cho rằng, chuyến thăm sẽ thể hiện thông điệp mạnh mẽ về sự coi trọng của LHQ đối với quan hệ đối tác Việt Nam - LHQ trong 45 năm qua, khẳng định Việt Nam là một trong những thành viên không thể thiếu của LHQ.
1. Điều rất đặc biệt là thông tin về chuyến thăm được chính Tổng Thư ký LHQ chia sẻ ngày 13/10, tại trụ sở Liên Hợp Quốc, New York, Mỹ, trong cuộc tiếp Đại sứ Đặng Hoàng Giang - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ ngay sau sự kiện Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023 - 2025. Tại cuộc tiếp, Tổng thư ký Guterres đã chúc mừng Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023 - 2025, đồng thời vui mừng khẳng định sẽ thăm chính thức Việt Nam trong năm nay.
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.
Trước đó, nhân dịp kỷ niệm 45 năm Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc (20/9/1977 - 20/9/2022), Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã gửi thông điệp chúc mừng Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Trong thông điệp chúc mừng, Tổng thư ký LHQ cảm ơn sự hợp tác và ủng hộ của Việt Nam với các nỗ lực của LHQ trong xử lý các thách thức toàn cầu trong 45 năm qua.
Tổng thư ký Antonio Guterres khẳng định Việt Nam là một đối tác quan trọng của LHQ, đã có nhiều đóng góp thực chất và hiệu quả vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. Đồng thời, ông Guterres bày tỏ mong muốn tăng cường hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp này trong thời gian tới, để thúc đẩy hòa bình, phát triển bền vững và quyền con người trên thế giới.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ nhấn mạnh chuyến thăm của Tổng thư ký đúng dịp kỷ niệm 45 năm Việt Nam trở thành thành viên của LHQ có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần tăng cường hơn nửa quan hệ của Việt Nam với LHQ, là minh chứng cho các cam kết và nỗ lực của Việt Nam đóng góp tích cực cho công việc chung của LHQ, trong đó có thúc đẩy các Mục tiêu Phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu và duy trì hoà bình, an ninh quốc tế.
Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo thế giới trong khuôn khổ Hội nghị COP26 ở Glasgow, Scotland, Anh. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
2. Năm 2022 này là dấu mốc đánh dấu 45 năm quan hệ Việt Nam - LHQ. 45 năm qua, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và LHQ đã có những bước tiến rất dài, từ giai đoạn tái thiết đất nước sau chiến tranh đến thời kỳ phá thế bao vây cấm vận và từng bước hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Cho đến nay, hợp tác Việt Nam - LHQ đạt kết quả tốt và có tác dụng tích cực, vừa đáp ứng được yêu cầu, lợi ích của Việt Nam trong từng giai đoạn, vừa góp phần tăng cường vai trò, tiếng nói và “dấu ấn” đóng góp của Việt Nam tại LHQ. Với sự chung tay giúp đỡ, hỗ trợ của LHQ và bạn bè quốc tế, từ một đất nước nghèo nàn, lạc hậu sau chiến tranh, Việt Nam đã từng bước khắc phục khó khăn, phục hồi và chuyển mình mạnh mẽ.
Cùng với đó, Việt Nam chủ động triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, vì lợi ích quốc gia - dân tộc. Với phương châm “sẵn sàng là bạn và đối tác tin cậy”, Việt Nam nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng quốc tế.
Từ chỗ bị bao vây cấm vận kinh tế, chưa có tiếng nói trên các diễn đàn đa phương, Việt Nam đã có một vị thế quan trọng trên trường quốc tế thông qua việc đảm nhiệm nhiều vai trò trong các cơ chế của Liên hợp quốc như: hai lần đảm nhiệm thành công vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2008-2009 và nhiệm kỳ 2020-2021; giữ chức Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1997, tham gia Hội đồng Kinh tế Xã hội của LHQ (ECOSOC) (1998-2000), hoàn thành trước hạn 5/8 Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG); là thành viên Hội đồng Nhân quyền (nhiệm kỳ 2014-2016) và thành viên của ECOSOC (nhiệm kỳ 2016-2018).
Từ năm 2014, Việt Nam bắt đầu cử lực lượng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. Và mới đây nhất, việc Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền tiếp tục là sự công nhận của LHQ và cộng đồng quốc tế về vị thế của Việt Nam, đồng thời khẳng định và ghi nhận nỗ lực của Việt Nam trong thúc đẩy bảo vệ quyền con người suốt thời gian vừa qua.
Cán bộ, chiến sĩ Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 1 thuộc Lực lượng Gìn giữ hòa bình LHQ trở về Việt Nam sau một năm làm nhiệm vụ tại Nam Sudan, vào tháng 11/2019. Ảnh: TTXVN
Đánh giá về quá trình tham gia LHQ của Việt Nam, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres khẳng định, Việt Nam là đối tác tin cậy vững chắc của Liên hợp quốc. Ông cũng đánh giá cao năng lực của Việt Nam trong việc đảm đương các vị trí quan trọng tại các cơ quan của LHQ, trong đó có vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 và sự tham gia của Việt Nam trong các hoạt động gìn giữ hòa bình.
Còn bà Kanni Wignaraja - Giám đốc Khu vực châu Á - TBD, Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) thì nhìn nhận về mối quan hệ Việt Nam - LHQ: “Đó là một mối quan hệ, theo tôi, là quý giá nhất giữa một quốc gia với UNDP. Chủ yếu bởi chúng ta cùng lớn mạnh và học hỏi lẫn nhau. Chúng ta có lòng tin và sự tôn trọng lớn dành cho nhau”.
(CLO) Giữa phố thị tấp nập, làng Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn giữ cho mình nét trầm mặc với nghề đậu bạc truyền thống – một trong bốn nghề tinh hoa từng làm nên tên tuổi đất Thăng Long xưa. Những người thợ nơi đây, qua bao thế hệ, vẫn miệt mài bên bàn nguội, hun đúc niềm đam mê và chung tay giữ lấy một phần hồn cốt của làng nghề Việt.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội thảo quốc tế về “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư” đã khai mạc.
(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,
(CLO) Bằng những kinh nghiệm nhiều năm "tác chiến", những cơ duyên được học hỏi từ các chuyên gia trên thế giới cùng thực tiễn đào tạo các phóng viên ảnh, nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn - Phó Ban Thư ký toà soạn, Trưởng khối nội dung Media - Báo Dân trí- đã đưa ra nhiều quan điểm, nhiều câu chuyện thực tế hữu ích xung quanh chủ đề này trong bài viết gửi báo Nhà báo và Công luận.
(CLO) Năm 2025, Bộ Xây dựng đã bố trí 69,187 tỉ đồng trong kế hoạch bảo trì hệ thống Quốc lộ năm 2025 cho tuyến Quốc lộ 3C để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.
(CLO) Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế nhập khẩu trên diện rộng, thị trường chứng khoán toàn cầu đã lao dốc trong hai ngày liên tiếp.
(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao Châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.
(CLO) Với quỹ đất phụ cận 18.450 ha dọc tuyến Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Hà Nội tìm hướng khai thác hiệu quả 8.725,5 ha tiềm năng. Các chuyên gia nhấn mạnh, việc này cần đảm bảo lợi ích kinh tế tối ưu, tuân thủ pháp lý, không tổn hại môi trường và đời sống dân cư, đồng thời đòi hỏi quản lý nguồn thu minh bạch, giám sát chặt chẽ để tránh thất thoát.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại Trung tâm Phát triển và quảng bá sách văn học Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, đã diễn ra buổi lễ ra mắt trang trọng các tác phẩm mới, đánh dấu những đóng góp đầy tâm huyết cho văn đàn Việt Nam của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn.
(CLO) Ngày cuối tuần, rất đông người dân được các cán bộ, chiến sĩ Công an TP HCM hỗ trợ làm căn cước, tài khoản định danh điện tử tại nhà ga Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Mọi công tác diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5-7 phút.
(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 51% so với báo cáo tự lập. Dù không còn lỗ như năm 2023, doanh nghiệp vẫn đối mặt với khoản lỗ lũy kế khổng lồ hơn 3.240 tỷ đồng.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đề cập đến thâm hụt thương mại hàng hóa, nhưng lại bỏ qua thặng dư khổng lồ từ ngành dịch vụ - gồm doanh thu từ phim ảnh, Google, Amazon hay Facebook - nơi Mỹ đang thắng đậm trên toàn cầu.
(CLO) Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận việc sa thải Tướng Không quân bốn sao Timothy Haugh, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ.
(CLO) Cổ phiếu công nghệ lao dốc mạnh vào thứ Năm, trong đó Apple dẫn đầu khi chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng sau thông báo thuế quan đối ứng từ Tổng thống Donald Trump một ngày trước đó.
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.