“Tình yêu là thứ năng lượng vĩ đại nhất thế gian” Đó là câu nói mà nhà vật lý thiên tài đã nhắn nhủ cho cô con gái tên Lieserl trong một bức thư ông gửi cô. Và có lẽ cũng chính từ những bức thư ông gửi cô mà công chúng mới biết rằng ông có một cô con gái tên Lieserl. Cá tính đào hoa đã khiến nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ 20 trong suốt cuộc đời mình đã trải qua 2 cuộc hôn nhân và một số mối tình ngoài giá thú. Con gái đầu của Einstein và bà Maric mang tên Lieserl ra đời vào khoảng năm 1902, một năm trước khi hai người lấy nhau. eo tạp chí Discover Magazine, trong một thời gian dài, thế giới không hề biết đến sự tồn tại của Lieserl cho đến khi các chuyên gia phát hiện nhiều bức thư của Einstein vào năm 1986. Trong đó, một vài thư gửi cho bà Maric có nhắc đến người con này. Tuy nhiên, đến nay, số phận Lieserl vẫn là một bí ẩn lớn. Một số chuyên gia cho rằng cô bé chỉ sống được một năm, trong khi có ý kiến khẳng định Lieserl được giao cho một người bạn của bà Maric tên là Helene Savic nuôi nấng và sống đến thập niên 1990. Trở lại bức thư. Thế giới được biết đến những bức thư đầy những triết lý về cuộc sống này vào cuối những năm 80 của thế kỷ 20, khi Lieserl gửi 1.400 bức thư được viết bởi cha mình cho Đại học Hebrew. Điều kiện được cô đưa ra là những bức thư này chỉ được công bố 20 năm sau khi cha cô qua đời. Trong đó, có một bức thư đầy cảm động, ông kể cho con gái về một thứ năng lượng vĩ đại nhất thế gian này: tình yêu. Ông viết: Có một loại lực vô cùng mạnh mẽ, loại lực mà tới tận bây giờ khoa học cũng chưa thể tìm ra định nghĩa chính xác nào cho nó. Lực này bao gồm và chi phối mọi loại lực khác, thậm chí còn đứng sau vô vàn hiện tượng do vũ trụ vận hành mà chúng ta vẫn chưa thể lý giải. Đó chính là TÌNH YÊU. Khi các nhà khoa học tìm kiếm một học thuyết chung cho vũ trụ, họ đã bỏ qua lực vô hình nhưng mạnh mẽ nhất này. Tình yêu là ánh sáng soi chiếu tâm hồn những người biết trao và nhận nó. Tình yêu là lực hấp dẫn, bởi nó khiến người ta cuốn hút lẫn nhau. Tình yêu là sức mạnh, bởi nó phát triển bản tính tốt đẹp nhất trong ta, giúp nhân loại không bị che mắt bởi sự ích kỷ mù quáng. Tình yêu hé lộ và gợi mở. Tình yêu có thể khiến chúng ta sống và chết. Tình yêu là Chúa và Chúa cũng chính là tình yêu. Loại lực này giải thích mọi điều và thổi ý nghĩa vào cuộc sống. Tuy nhiên chúng ta đã bỏ qua nó quá lâu. Có lẽ là do chúng ta vẫn duy trì nỗi sợ trước một thứ con người không thể nào hiểu và kiểm soát được. Để giúp khái niệm tình yêu trở nên dễ hình dung hơn, cha đã thực hiện một sự thay thế đơn giản trong phương trình nổi tiếng nhất của mình. Thay vì sử dụng công thức E = mc2, ta chấp nhận rằng, năng lượng hàn gắn thế giới có thể tạo ra từ tình yêu nhân với tốc độ ảnh sáng bình phương. Chúng ta hoàn toàn có thể kết luận rằng: tình yêu chính là năng lượng bất khả chiến bại, bởi nó là vô hạn. Sau những thất bại liên tiếp của nhân loại trong nỗ lực điều khiển các nguồn lực của vũ trụ, đã đến lúc chúng ta phải nuôi dưỡng mình bằng một loại năng lượng khác... [caption id="attachment_168086" align="aligncenter" width="630"]
Albert Einstein và các con gái.[/caption] Nếu loài người muốn tồn tại, nếu ta muốn tìm ý nghĩa của sự sống, nếu ta muốn bảo vệ thế giới và tất cả những giống loài khác, tình yêu chính là câu trả lời đầu tiên và duy nhất. Có thể chúng ta chưa sẵn sàng để tạo ra một quả bom tình yêu, một thiết bị đủ mạnh để hoàn toàn phá huỷ sự ghét bỏ, ích kỷ và tham lam đang tàn phá hành tinh này. Dù vậy, mỗi con người vẫn luôn mang trong mình một chiếc máy phát tình yêu vô cùng mạnh mẽ và luôn sẵn sàng để được giải phóng. Khi chúng ta học cách cho và nhận nguồn năng lượng vũ trụ này, Lieserl ạ, chúng ta phải thừa nhận rằng tình yêu có thể chinh phục tất cả, vượt qua bất kỳ chướng ngại nào, bởi tình yêu chính là nguyên tố quan trọng nhất của sự sống...”.
“Miệng nói tai nghe, hãy để họ tự nghe những chuyện thêu dệt xấu xí phát ra từ chính cái miệng xấu xa của mình” Đó là “thông điệp” mà nhà vật lý thiên tài gửi cho người phụ nữ ông xem là “đàn chị” (Einstein kém 12 tuổi) mà ông vô cùng quý trọng- nhà khoa học Marie Curie, người phụ nữ đầu tiên nhận giải thưởng Nobel danh giá. Cội nguồn của bức thư này xuất phát từ sự kiện năm 1911, Marie Curie tiếp tục ẵm giải Nobel hóa học cho công trình nghiên cứu thành công phân tách được Radi kim loại và xác định được tính chất hoá lý của Radi. Cũng thời điểm đó, Marie Curie đang phải đối mặt với sự chỉ trích của dư luận về vụ bê bối tình ái với nhà vật lý Langevin. Khi đó, chồng của bà đã qua đời được 5 năm, còn Langevin đã ly thân với vợ. Tuy nhiên, vợ của Langevin vẫn tiếp tục làm om sòm mối quan hệ của chồng và Curie, công khai những bức thư mùi mẫn họ dành cho nhau lên các mặt báo khiến dư luận chĩa mũi nhọn về phía hai người. Dư luận cũng đồn thổi vụ bê bối này đã khiến Marie Curie bị mất ghế trong Viện Hàn lâm Khoa học Pháp. Mùa thu năm 1911, bà và người tình Langevin bị triệu tập tới một hội nghị gồm 20 nhà khoa học tại Brussels. Khi Marie Curie đang phải đối mặt với sự chỉ trích của dư luận, Albert Einstein đã viết cho bà một bức thư ngắn gọn để ủng hộ, động viên tinh thần bà. Lá thư được viết vào ngày 23 tháng 11 năm 1911 tại Prague. Lá thư có đoạn: "Mong chị đừng cười khi tôi viết cho chị những điều này. Nhưng quả thực tôi vô cùng bực tức với cái cách mà dư luận đang soi mói, tọc mạch vào đời sống của chị. Tôi không thể kìm nén được sự khinh bỉ, phải nói ra để nhẹ lòng. Mặt khác, tôi tin rằng chị đang cùng tâm trạng bực dọc ấy với những kẻ thích thêu dệt hòng kiếm chuyện giật gân giống tâm trạng của tôi. Tận đáy lòng mình, tôi vô cùng kính phục tài năng, nghị lực và sự trung thực của chị. Bất cứ ai không nằm trong đám những kẻ tọc mạch kia hẳn đều cảm thấy thật hạnh phúc vì được tiếp xúc với những người vĩ đại như chị và Langevin. Tôi chỉ muốn nhắn với chị rằng làm ơn đừng quan tâm tới những chuyện vớ vẩn của mấy kẻ xấu xa đó. Nếu những kẻ thấp hèn vẫn tiếp tục bàn tán soi mói, vậy thì đơn giản là đừng đọc những thứ nhảm nhí đó nữa. Miệng nói tai nghe, hãy để họ tự nghe những chuyện thêu dệt xấu xí phát ra từ chính cái miệng xấu xa của mình”.
Hà Anh (TH)