(NB&CL) Thả diều là một thú chơi dân dã, thanh tao của người Việt. Hình ảnh chú bé ngồi trên lưng trâu với cánh diều đã được coi là biểu tượng của sự thanh bình. Bây giờ, khi không gian cho những cánh diều đã bị thu hẹp bởi cơn lốc đô thị hóa, thì thả diều vẫn là hoạt động đầy cuốn hút…
Hơn cả một thú chơi
Theo ông Lê Thanh Bình - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa diều Việt Nam, hiện chưa có câu trả lời chính xác về thời điểm ra đời của diều sáo Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động chơi diều, thả diều từ lâu đã phổ biến trên hầu khắp các địa phương trên cả nước và con diều mang bản sắc đặc trưng của người Việt là diều sáo ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nhiều lễ hội thả diều truyền thống được tổ chức hằng năm như: Bá Dương Nội (Hà Nội), Sáo Đền (Thái Bình), Hòa Hậu (Hà Nam)…
“Với người Việt, thả diều hàm chứa ý nghĩa tâm linh, khát vọng về tự do, no ấm và cầu mong may mắn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tục thả diều ở một số lễ hội ở Việt Nam cũng là nghi lễ cầu mùa của cư dân nông nghiệp xưa”, ông Bình nói.
Theo ông Bình, thả diều không chỉ riêng có ở Việt Nam mà phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, tạo nên bản sắc văn hoá mỗi dân tộc. Nhưng kiểu chơi diều sâu sắc đến mức thành lễ tục, thành nghi lễ, lễ hội thì chỉ có ở Việt Nam. Đồng thời, mỗi lễ hội lại có những nét đặc sắc riêng.
Chẳng hạn ở lễ hội Sáo Đền, tục thi độc đáo nhất là thi thả diều qua câu liêm. Cuộc thi diễn ra ở bãi đất trống đã được chuẩn bị từ trước, người ta chôn hai cột tre cao 4 - 5 m, mỗi đầu cột gắn một chiếc câu liêm mài rất sắc. Khoảng cách giữa hai lưỡi câu liêm chỉ khoảng 0,2 - 0,3m và chủ diều phải cho diều bay lên trong khoảng cách này, làm sao không để dây diều chạm vào câu liêm, bởi chạm vào là dây đứt, diều sẽ rơi xuống đất. Luật thi này đã có từ hàng trăm năm nay và không hề thay đổi.
Còn ở làng Bá Dương Nội, lễ hội thả diều được cho là đã có lịch sử hơn nghìn năm, từ thời Đinh Tiên Hoàng. Vào ngày rằm tháng Ba hằng năm, buổi sáng làng làm lễ tế Thánh, buổi chiều là thi thả diều. Thi diều có 3 tiêu chí là độ cao, độ đứng và tiếng sáo. Những năm có gió tốt, diều bay cao đến 1.000m, nhiều khi lẩn trong mây, nên khi chấm điểm, có khi phải chờ trời quang mây mới nhìn thấy diều.
“Lễ hội thi diều sáo làng Bá Dương Nội và lễ hội thi diều sáo vượt câu liêm ở Đền Mẫu Sáo Đền bảo lưu gần như nguyên vẹn giá trị văn hóa cổ truyền, là những lễ hội nông nghiệp tiêu biểu nhất của cư dân nông nghiệp lúa nước vùng châu thổ sông Hồng. Đây không chỉ là sân chơi cho những người đam mê mà còn là điểm đến hấp dẫn trong chương trình du xuân của đông đảo du khách”, ông Bình chia sẻ.
Đặc biệt, diều Bá Dương Nội được làm khá kỳ công. Theo nghệ nhân ưu tú Nguyễn Hữu Kiêm - Chủ nhiệm CLB diều truyền thống làng Bá Dương Nội, để có con diều tốt nhất dự thi vào tháng 3, ngay từ tháng 8 năm trước, người trong làng đã bắt tay vào chuẩn bị. Đầu tiên là “xương” diều, được làm bằng tre, nhưng phải chọn được loại tre già, tre gai mọc ở đồng bằng, tốt nhất là cây tre “chết dóc”. Thời điểm chặt tre cũng rất quan trọng, tre phải chặt vào mùa đông, phơi khô trong râm, làm vậy mới cho diều bộ khung cứng, dẻo, bền và nhẹ. Vật liệu làm diều cũng phải đảm bảo tinh khiết, sạch sẽ; khi vót “xương” diều, phụ nữ và trẻ em không được bước qua.
Ông Kiêm cho biết thêm, giấy làm diều xưa thường là giấy dó, chất kết dính là nhựa quả cây cậy. Quả cậy đem giã nhỏ, hòa với nước, chắt bỏ bã, thành loại nước sền sệt như nước vo gạo đem phết lên giấy bản. Khi khô, giấy chuyển sang màu nâu, cứng chắc và không thấm nước. Còn làm dây diều cũng là cả một nghệ thuật và sự kỳ công. Khác với bây giờ dùng dây dù, dây diều xưa được tuốt từ tre. Cứ vào khoảng tháng 3 âm lịch, người làng diều tìm những cây tre non thân vẫn còn lớp phấn trắng, đem trẻ thành sợi mỏng rồi cho vào luộc với muối có bỏ lẫn hạt quả thầu dầu. Đun chừng 6 tiếng thì vớt ra, nối lại với nhau. Loại dây diều này đảm bảo dẻo, dai, khi gặp gió dây căng và nhẹ.
Đặc sắc diều sáo Việt
Một điểm rất đặc sắc, đó là thú chơi diều có ở nhiều nước nhưng Việt Nam là nước duy nhất có sáo diều đúng nghĩa. Theo ông Lê Thanh Bình, một vài nước cũng có con diều được gắn bộ phận phát ra âm thanh nhưng đó là chỉ là những tiếng kêu đơn giản, thô và không có cảm xúc, khác hẳn tiếng sáo diều du dương của Việt Nam. Chính vì vậy, mỗi khi tham gia các Festival diều quốc tế, Việt Nam thường được nhắc đến với chữ “diều sáo” và điều đặc biệt là chữ này không cần dịch mà ai cũng hiểu.
Năm 2010, Festival diều quốc tế tổ chức tại Pháp, Việt Nam tham dự với con diều mang hình ảnh chú Tễu, cũng là lần đầu tiên khách quốc tế được nghe thấy tiếng sáo diều Việt Nam. Tiếng sáo diều cuốn hút tới độ ban đêm, người ta mở cửa ban công chỉ để ngước lên bầu trời, nghe âm phát ra từ đâu đó như tiếng gọi của đất trời. Còn trong Festival, cùng với tiếng sáo diều vi vu, con diều của Việt Nam nổi bật trên nền trời xanh khiến tất cả du khách và người dân nhìn thấy không khỏi ngẩn ngơ.
Cũng là người có gần chục lần tham gia các Festival diều quốc tế ở châu Âu, ASEAN, Nhật Bản…, ông Nguyễn Hữu Kiêm cho biết, diều Việt Nam có thể không thể sánh được với diều các nước bạn về độ “khủng”, về độ “hoành tráng” nhưng sự tinh tế trong tiếng sáo thì không đâu sánh được. Ông Kiêm “khoe” rằng, trong lần sang Pháp năm 2012, nhiều khách quốc tế mê quá, nằn nì trả giá tới 500-600 EUR cho một bộ sáo diều nhưng ông nhất quyết không bán.
Hiếm hoi người “chơi diều”
Mặc dù diều Việt đã “xuất ngoại”, khiến bạn bè quốc tế rất ấn tượng về văn hóa diều Việt Nam nhưng những người chơi diều vẫn chưa hết âu lo. Theo ông Bình, hiện nay ai cũng có thể dễ dàng bỏ ra vài trăm nghìn hay vài triệu đồng mua một con diều thả chơi. Những nghệ nhân ở các làng xã có thể làm diều, làm sáo diều truyền thống ngày một cao tuổi, khuất núi trong khi lớp trẻ chưa thể kế tục. Vì thế, người “thả diều” có thể có tới hàng ngàn, hàng vạn người nhưng người “chơi diều”, hiểu về văn hóa diều ngày càng ít.
Ông Bình buồn bã thống kê rằng, số người “chơi diều” đúng nghĩa trên cả nước hiện chỉ còn chưa đầy hai bàn tay xòe. Ngay như tại làng Bá Dương Nội, Câu Lạc bộ có 25 thành viên thì không phải ai cũng làm được những con diều tốt và đặc biệt số người làm được những chiếc sáo diều thì lại càng hiếm hoi. “Làm diều đã khó rồi, làm sáo còn khó hơn nhiều. Có người chơi diều cả đời không có bộ sáo hay. Những người làm được bộ sáo diều nổi tiếng hiện nay chỉ đếm trên đầu ngón tay”, ông Kiêm chia sẻ.
Đặc biệt, theo ông Kiêm, hoạt động chơi diều chưa được quan tâm đúng mức. Ở nước ngoài, trong các kỳ Festival diều, quan chức nước chủ nhà như thị trưởng, thậm chí là nhà vua xuống tận sân bãi giao lưu với các nghệ nhân. Còn ở ta, vì… không bán vé, không có nguồn thu nên các địa phương không mấy mặn mà với việc đăng cai tổ chức Festival diều. Song cả ông Bình và ông Kiêm đều cho rằng, thực tế là Festival diều luôn thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động du lịch, bằng chứng là mỗi kỳ Festival diều tại Vũng Tàu, các khách sạn đều chật kín khách.
“Khác với đa số các trò chơi dân gian khác cần ít diện tích không gian, chơi diều cần một khoảng không gian lớn. Ngày nay, ngoài yếu tố khách quan là không gian dành cho người chơi diều bị thu hẹp vì quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ thì cũng có yếu tố chủ quan từ chính tâm lý e ngại từ một số địa phương. Bởi vậy, cho đến nay, Liên hoan diều toàn quốc mới tổ chức được 2 lần. Thiếu đi những sân chơi tầm cỡ, việc bảo tồn thú chơi thả diều trong xã hội hiện đại vốn đã khó, phát huy nó lại càng khó hơn”, ông Bình trăn trở.
(CLO) Do có mâu thuẫn với hàng xóm nên Triệu Thị Ton đã đổ thuốc trừ sâu vào đầu nguồn nước được gia đình anh N dẫn về nhà để sử dụng trong sinh hoạt nhằm mục đích đầu độc các thành viên trong gia đình anh N.
(CLO) Tại phòng khám đầu tiên chuyên điều trị các bệnh do ô nhiễm ở Delhi (Ấn Độ), ông Deepak Rajak 64 tuổi đang vật lộn với cơn hen suyễn ngày càng nặng. Con gái ông đã đưa ông đến đây trong tình trạng vô cùng lo lắng khi thấy sức khỏe của cha mình xấu đi nhanh chóng.
(CLO) Quốc hội Ukraine đã hoãn phiên họp dự kiến diễn ra vào ngày 22/11 và có thể sẽ kéo dài vì lo ngại về an ninh, trong bối cảnh chiến sự với Nga đang leo thang nguy hiểm.
(CLO) Các cuộc không kích của Israel đã khiến 82 chiến binh thiệt mạng tại thành phố Palmyra, Syria, bao gồm các tay súng đến từ Iraq và Lebanon, theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) thông báo vào thứ Năm (21/11).
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
(CLO) Giới chức Hồng Kông (Trung Quốc) mới đây cho biết, một tổ chức ở đặc khu này đã điều hành đường dây mại dâm thông qua các nền tảng mạng xã hội, quảng bá các diễn viên phim người lớn Nhật Bản để thu hút khách hàng.
(CLO) Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã chỉ trích Mỹ vì làm gia tăng căng thẳng, cho rằng Bán đảo Triều Tiên đang đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân cao chưa từng có khi đến thăm triển lãm quốc phòng Triều Tiên.
(CLO) Tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc lũy kế 10 tháng năm 2024 đạt xấp xỉ 3 tỷ USD. Trong đó, xe nhập khẩu từ Trung Quốc tăng bằng lần, xe Thái Lan và Indonesia nhích nhẹ.
(CLO) Còn hơn 1 tháng nữa mới tới giáng sinh, nhưng những ngày này phố Hàng Mã đã “thay áo mới” lung linh sắc màu của những đồ chơi, phụ kiện trang trí bắt mắt
(CLO) CTCP Kỹ thuật và Ô tô Trường Long (Mã: HTL) ghi nhận doanh thu sụt giảm 7,8% so với cùng kỳ năm trước nhưng lợi nhuận vẫn được cải thiện do cắt giảm các chi phí. Công ty vừa chốt tạm ứng cổ tức tiền mặt tỷ lệ 35% cho cổ đông.
(CLO) Mới đây, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đan Phượng (TP Hà Nội) đã mở thầu gói thầu số 07: Thi công xây dựng công trình và đảm bảo an toàn giao thông, thuộc Dự án "Xây dựng tuyến đường Tây Thăng Long".
(CLO) Theo thông báo của công tố viên Mỹ, tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani, một trong những người giàu nhất thế giới, bị truy tố ở New York với cáo buộc hối lộ hơn 250 triệu USD cho giới chức Ấn Độ.
(CLO) Lực lượng Hệ thống Không người lái của Ukraine vào ngày 21/11 đã công bố đoạn video cho thấy một cuộc tấn công vào một sở chỉ huy của Nga gần làng Maryino ở Tỉnh Kursk.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
(CLO) Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau là nơi các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu nhằm bảo tồn, phát triển phong trào đờn ca tài tử tại mỗi địa phương.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
(CLO) Ngày 21/11, tại Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (Sở VH-TT) chỉ đạo các đơn vị phối hợp sắp xếp lại cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức các chương trình nghệ thuật, phục vụ chính trị và nhu cầu giải trí của người dân.
(CLO) Trưng bày “Câu chuyện từ những huy hiệu phản chiến” mang đến cho công chúng cái nhìn chân thực về “cuộc chiến” trong lòng nước Mỹ để phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.
(CLO) Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (Bình Định) có niên đại cuối thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 12 làm bằng đá sa thạch, vừa được công nhận là bảo vật quốc gia.