(CLO) Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2025 đang được tích cực triển khai, từng bước thực hiện mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào DTTS so với bình quân chung của tỉnh Phú Thọ.
Tỉnh Phú Thọ có 50 thành phần dân tộc với tổng số trên 1,4 triệu người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 17,15% (đông nhất là dân tộc Mường, chiếm 14,92%). Những năm qua, vùng đồng bào DTTS&MN trên địa bàn tỉnh (tập trung ở các huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng, Thanh Thủy) luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh. Các chương trình, dự án, chính sách đầu tư, hỗ trợ đã giúp vùng DTTS&MN ngày càng hoàn thiện hạ tầng, văn hóa - xã hội thiết yếu.
Đồng bào được tiếp cận các nguồn lực, nhất là cây, con giống, vật tư phân bón, tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhờ vậy năng suất cây trồng, vật nuôi, thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS ngày một nâng cao, thu hẹp dần khoảng cách giữa vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn với các vùng khác trên địa bàn tỉnh.
Ông Cầm Hà Chung - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Để đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo nhanh, bền vững; quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa... thời gian qua, việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn được tỉnh quan tâm chỉ đạo, thực hiện quyết liệt. UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình MTQG của tỉnh, giai đoạn 2021-2025; Tổ công tác về Chương trình MTQG 1719 với 26 thành viên thuộc các sở, ban, ngành có liên quan. Đến nay, hệ thống cơ chế các văn bản tổ chức triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh cơ bản đã hoàn thành.
Ban Dân tộc và các sở, ngành được giao làm chủ dự án, tiểu dự án đã bám sát các quy định theo phân cấp của các bộ, ngành liên quan để ban hành hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát, kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện, chỉ đạo UBND cấp huyện thực hiện điều chỉnh các nội dung đảm bảo đúng theo quy định, kịp thời có giải pháp tháo gỡ đối với những khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện Chương trình.
Đơn vị trực tiếp triển khai một số dự án của chương trình, trong đó, có dự án thúc đẩy khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, thu hút đầu tư vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2022 - 2025. Để triển khai dự án, Ban tích cực phối hợp ngành, địa phương thông tin, tuyên truyền để người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi nắm bắt, tiếp cận thông tin chính sách hỗ trợ; thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có sản phẩm tiêu biểu tham gia sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc tổ chức tại thành phố Hà Nội; tổ chức nhiều lớp tập huấn trang bị kỹ năng xác định nhu cầu, tìm kiếm thị trường, xây dựng chiến lược sản phẩm, xúc tiến thương mại, quản lý bán hàng cho các doanh nghiệp, HTX, cá nhân người DTTS, hộ nghèo dân tộc Kinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có nhu cầu...
Huyện miền núi Thanh Sơn có 32 dân tộc sinh sống, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm hơn 61%, chủ yếu là dân tộc Mường, Dao. Bà Đỗ Thị Phương Hoa - Trưởng phòng Dân tộc huyện cho biết: Giai đoạn 2022 và 2023, Thanh Sơn được phân bổ 219 tỉ đồng triển khai chương trình, trong đó, vốn ngân sách Trung ương hơn 189 tỉ đồng; vốn ngân sách địa phương 28,36 tỉ đồng. Huyện đã cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, triển khai phù hợp với hướng dẫn của tỉnh và đặc thù của địa phương; được nhân dân đồng tình ủng hộ. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 6%, giảm 17% so với năm 2012.
Với sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh, vào cuộc khẩn trương của các cấp, ngành, địa phương, Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được thực hiện đảm bảo các nội dung, chỉ tiêu cơ bản so với kế hoạch đề ra. Năm 2022, mức giảm tỉ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 1,38%, góp phần giảm mức tỉ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đạt 0,69%, vượt 38% so với kế hoạch. Dự kiến, hết năm 2023, mức giảm tỉ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt 1,3%.
Công tác huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực đầu tư được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao đáp ứng nhu cầu của chương trình, tập trung vào các công trình cấp thiết đối với cộng đồng. Tổng số vốn bố trí thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2023 là trên 784,3 tỉ đồng. Đến nay đã giải ngân trên 331,3 tỉ đồng (trong đó: vốn đầu tư phát triển gần 299 tỉ đồng; vốn sự nghiệp trên 32,6 tỉ đồng).
Tuy nhiên, việc triển khai nội dung trong Chương trình trên địa bàn cũng gặp một số khó khăn do vướng mắc về cơ chế, chính sách chưa thực sự rõ ràng, cụ thể; xây dựng, ban hành các văn bản thực hiện, hướng dẫn ở một số nội dung đôi khi chưa kịp thời; tiến độ giải ngân, nhất là nguồn vốn sự nghiệp còn chậm.
Ông Cầm Hà Chung - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Phú Thọ, thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục huy động tối đa mọi nguồn lực để tập trung hỗ trợ cho vùng DTTS&MN, phát huy sức mạnh nội lực trong đồng bào, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; tập trung bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ trong hoạt động sản xuất và đời sống. Đồng thời, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong triển khai thực hiện các dự án của Chương trình. Ban Dân tộc nghiên cứu, kịp thời ban hành kế hoạch, văn bản hướng dẫn gắn với kiến nghị cấp có thẩm quyền tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong triển khai thựchiện. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thu hút, vận động đồng bào các dân tộc tham gia vào các quá trình triển khai thực hiện các dự án thuộc Chương trình...
(CLO) Ngày 21/11, chính quyền Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiện Joe Biden đã xóa 4,7 tỷ đô la khoản vay của Mỹ cho Ukraine, theo thông báo của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller.
(CLO) Trở thành mái ấm của biết bao trẻ khuyết tật, thiểu năng trí tuệ, trung tâm Phúc Tuệ (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) đã hoạt động hơn 20 năm qua. Đây là nơi để các bạn kém may mắn được chăm sóc, dạy dỗ, thắp lên ước mơ và khát vọng.
(CLO) Đoàn công tác của Cục Quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y tế đã có buổi làm việc với Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, nhằm đánh giá công tác triển khai tăng trưởng xanh và xây dựng nền y tế xanh, bền vững.
(CLO) Chưa từng trượt thầu kể từ khi được phê duyệt lên Mạng đấu thầu Quốc gia, Công ty TNHH An Khánh là một trong những nhà thầu được nhắc tên trong hàng loạt những gói thầu lớn trên địa bàn tỉnh Nam Định. Tuy nhiên, nhiều gói thầu có sự tham gia của công ty này đang có tỷ lệ tiết kiệm được ghi nhận ở mức thấp hoặc rất thấp.
(CLO) Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt mới đây được đánh giá là giải pháp mang tính bền vững, lâu dài.
(CLO) Ngày 22/11, chính quyền Tổng thống Joe Biden thông báo sẽ cung cấp mìn sát thương cho Ukraine khi chiến sự với Nga đang leo thang và được dự báo sẽ rất ác liệt trên chiến trường sắp tới.
(NB&CL) Giải Vô địch Bóng bàn Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ 17 - Tranh cúp Sao Vàng 2024 sẽ diễn ra từ ngày 01 đến ngày 03 tháng 12 năm 2024 tại Nhà thi đấu Cầu Giấy tới đây. Giải đấu hứa hẹn những trận đấu hấp dẫn, những màn tranh tài đỉnh cao xen lẫn sự cổ vũ nhiệt thành từ khán giả… hứa hẹn sẽ tạo nên bầu không khí sôi nổi, thực sự là ngày hội thể thao của người làm báo.
(CLO) Thực phẩm chức năng, thuốc giảm cân là một mặt hàng nóng trên thị trường sau khi bị lực lượng chức năng phát hiện các chất cấm có trong sản phẩm. Dù các chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo, nhưng không ít người đã phải nhập viện với tình trạng nguy kịch sau khi sử dụng các loại sản phẩm này.
(CLO) Mỏ dầu khổng lồ Johan Sverdrup đã trở lại hoạt động ở công suất tối đa sau sự cố mất điện hôm thứ hai, theo thông tin từ đại diện của tập đoàn Equinor cung cấp cho Reuters.
(CLO) Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) Phạm Tuấn Long vừa có văn bản yêu cầu chấn chỉnh công tác giải quyết, xử lý vi phạm trật tự đô thị, trật tự giao thông, trật tự công cộng; phòng ngừa sai phạm đối với lực lượng làm nhiệm vụ ở khu vực hồ Hoàn Kiếm.
(CLO) Chỉ trong 3 tháng, lực lượng Cảnh sát giao thông TP Hồ Chí Minh đã phát hiện và xử lý 45.557 trường hợp người tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn.
(CLO) Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China), tổ chức tài chính lớn thứ tư của Trung Quốc về tổng tài sản, ngày càng gia tăng việc chặn các giao dịch chuyển đồng nhân dân tệ từ các quốc gia mà Nga sử dụng để nhập khẩu hàng hóa.
(CLO) Cú đánh đầu dũng mãnh của Hugo Gomes, pha đệm bóng của Alan và bàn đầu tiên của Đình Bắc đã làm nên thắng lợi 3 sao của CAHN trước Bình Định, qua đó tìm lại thói quen chiến thắng và tiến vào tốp 5 BXH LPBank V.League 2024/25.
(CLO) UBND tỉnh Bắc Ninh vừa tổ chức Hội nghị rà soát công tác triển khai tổ chức Lễ Kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
(CLO) Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển Hải Phòng tới năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045 ra đời là kim chỉ nam cho sự phát triển của Hải Phòng với những định hướng rất rõ ràng, cụ thể, những cơ chế, chính sách đủ mạnh để thành phố Hải Phòng phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, bứt phá mạnh mẽ.
(CLO) UBND tỉnh Bắc Ninh vừa tổ chức Hội nghị rà soát công tác triển khai tổ chức Lễ Kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
(CLO) Nghị quyết số 45-NQ/TW, ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là sự tiếp nối hoàn hảo sau Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị Khóa IX về xây dựng, phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
(CLO) Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức chương trình Lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”, giảm giá sâu, nhằm gia tăng sức cạnh tranh và tăng cường thu hút du khách đến với miền di sản vào dịp cuối năm 2024.
(CLO) Ngày 20/11, tại Khu Hội chợ triển lãm giao dịch kinh tế và thương mại (Hà Nội), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 24 (AgroViet 2024).
(CLO) Công an thành phố Hải Phòng khuyến cáo người dân hết sức cảnh giác khi nhận số điện thoại lạ, không chuyển khoản khi chưa trực tiếp nhận hàng đã đặt và cần xác minh thật kỹ các thông tin trước khi chuyển khoản.
(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố Cà Mau đẩy mạnh triển khai thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát.
(CLO) Lực lượng cứu nạn, cứu hộ tỉnh Phú Thọ đã tìm được 3 thi thể nghi là nạn nhân trong số 5 học sinh lớp 8 Trường THCS Hiền Quan bị đuối nước trên sông Hồng.
(CLO) Với tinh thần tiên phong, Công an tỉnh Thanh Hóa đã ghi dấu ấn mạnh mẽ, đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác chuyển đổi số. Những bước tiến này không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngành mà còn tạo dựng niềm tin vững chắc trong cộng đồng, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của tỉnh nhà.
(CLO) Ở Vườn quốc gia Bến En (Thanh Hóa) có một cây lim xanh gần 700 năm tuổi mọc sừng sững giữa đại ngàn, được người dân địa phương xem là báu vật mang lại may mắn.