Thu NSNN đạt 775 nghìn tỷ đồng trong 7 tháng đầu năm 2018

Thứ ba, 14/08/2018 18:05 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Bộ Tài chính, tổng thu NSNN luỹ kế 7 tháng ước đạt 775 nghìn tỷ đồng, bằng 58,7% dự toán, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó: thu nội địa đạt 56,5% dự toán, tăng 14,3%; thu về dầu thô đạt 98,5% dự toán, tăng 34,3%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 61% dự toán, tăng 3,4% so cùng kỳ năm 2017.

Bộ Tài chính vừa cho biết, 7 tháng đầu năm 2018, tình hình kinh tế - xã hội có chuyển biến tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế 6 tháng ước tăng 7,08% so cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất 6 tháng kể từ năm 2011; chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 7 tháng tăng 10,9% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng 7,1% của cùng kỳ năm 2017; lạm phát được kiểm soát (chỉ số giá tiêu dùng bình quân 7 tháng tăng 3,45%, lạm phát cơ bản bình quân 7 tháng tăng 1,36% so so bình quân cùng kỳ); xuất khẩu vẫn duy trì đà tăng cao (15,3% so cùng kỳ), an sinh xã hội và phúc lợi xã hội được đảm bảo; an ninh chính trị và trật tự xã hội ổn định...

Báo Công luận
 Tổng thu NSNN 7 tháng bằng 58,7% dự toán, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2017. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Tuy nhiên, tình hình cũng còn tiềm ẩn khó khăn, thách thức, đáng chú ý là áp lực lạm phát, ổn định tỷ giá; nguy cơ tác động từ chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn; giải ngân vốn đầu tư chậm; sản xuất - kinh doanh của một số ngành, lĩnh vực có đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước (NSNN) tăng trưởng chậm; thiên tai diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân... đã ảnh hưởng đến hoạt động thu, chi NSNN 7 tháng năm 2018. 

Tính đến hết tháng 7, tổng thu NSNN luỹ kế 7 tháng ước đạt 775 nghìn tỷ đồng, bằng 58,7% dự toán, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó: thu nội địa đạt 56,5% dự toán, tăng 14,3%; thu về dầu thô đạt 98,5% dự toán, tăng 34,3%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 61% dự toán, tăng 3,4% so cùng kỳ năm 2017.

Ngoài ra, có 6/12 (50%) khoản thu nội địa đạt tiến độ khá so dự toán và tăng mạnh so cùng kỳ năm 2017, như: thuế thu nhập cá nhân đạt 60,3% dự toán, tăng 16,7%; các khoản thu về nhà, đất đạt 82% dự toán, tăng 18,9%; thu từ hoạt động xổ số kiến thiết đạt 72,2% dự toán, tăng 5,9%; thu cấp quyền khai thác khoáng sản đạt 98,7% dự toán, tăng 31,3%....

Tuy nhiên, cũng còn 5/12 khoản thu mặc dù tăng so với cùng kỳ năm trước, nhưng chưa đảm bảo tiến độ dự toán, trong đó: thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 53,9% dự toán, tăng 8,7% so cùng kỳ, chủ yếu do mức tăng trưởng sản xuất - kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đạt thấp so dự kiến, số thu nộp ngân sách đạt thấp; đáng chú ý là thuế thu nhập doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại nhà nước mới đạt 49,3% dự toán, các doanh nghiệp viễn thông đạt 48,3% dự toán, thu ngân sách từ các doanh nghiệp sản xuất bia đạt 52,1% dự toán; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 47,3% dự toán, tăng 4% so cùng kỳ, chủ yếu do hoạt động của các liên doanh sản xuất lắp ráp ô tô sụt giảm, kéo theo thuế tiêu thụ đặt biệt nộp ngân sách mới đạt 44,2% dự toán.

Việc thực hiện cam kết về khu vực kinh tế tự do ASEAN (ATIGA), với trên 90% dòng hàng được cắt giảm thuế suất nhập khẩu về còn 0%, trong đó có một mặt hàng có đóng góp số thu lớn cho ngân sách như ô tô nguyên chiếc và linh kiện, phụ tùng, sắt thép..., đã ảnh hưởng đến số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu.

Về chi NSNN, 6 tháng ước đạt 759,7 nghìn tỷ đồng, bằng 49,9% dự toán, trong đó: chi đầu tư phát triển đạt 37,6% dự toán; chi trả nợ lãi 61,1% dự toán; chi thường xuyên đạt 56,8% dự toán; đảm bảo đáp ứng các nhiệm vụ chi ngân sách theo dự toán được giao và tiến độ triển khai thực hiện của các chủ đầu tư, đơn vị sử dụng ngân sách. Thực hiện nghị quyết của Quốc hội, Nghị định số 72/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ, từ ngày 01/7/2018 đã tăng lương tối thiểu cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN (từ 1.300.000 đồng/tháng lên 1.390.000 đồng/tháng).

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư XDCB tuy có được cải thiện trong những tháng gần đây, nhưng nhìn chung vẫn chậm. Số vốn giải ngân 7 tháng ước đạt 36,8% dự toán, tăng so cùng kỳ năm 2017 (đạt 33,4% dự toán). Cơ quan tài chính các cấp, Kho bạc nhà nước đã thực hiện tốt công tác kiểm soát chi ngân sách đảm bảo đúng chính sách, chế độ thúc đẩy tiết kiệm, chống lãng phí. Cân đối ngân sách trung ương và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo. Đến hết tháng 7/2018 đã thực hiện phát hành 105 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, đáp ứng đủ nguồn để bù đắp bội chi và trả nợ gốc tiền vay của NSTW theo dự toán.

PV

Tin khác

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm
Nhà Đà Nẵng (NDN) sa đà đầu tư chứng khoán, lãi Quý 1/2024 sụt giảm gần 70%

Nhà Đà Nẵng (NDN) sa đà đầu tư chứng khoán, lãi Quý 1/2024 sụt giảm gần 70%

(CLO) CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (NDN) ghi nhận lợi nhuận Quý 1/2024 sụt giảm tới gần 70%. Công ty đang mang tới 30% tổng tài sản đi đầu tư chứng khoán.

Tài chính - Bảo hiểm
Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

(CLO) Các ý kiến đánh giá, xác suất nâng hạng của thị trường Việt Nam là rất lớn, nhưng vấn đề là thời gian hoàn thiện khung pháp lý.

Tài chính - Bảo hiểm
BHXH Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến về chính sách

BHXH Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến về chính sách

(CLO) Ngày 17/4, BHXH Việt Nam tổ chức Giao lưu trực tuyến về chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên Cổng TTĐT BHXH Việt Nam. Theo đó, Chương trình đã kịp thời cung cấp thông tin, giải đáp khoảng 100 câu hỏi, ý kiến của các tổ chức, cá nhân trên cả nước về chính sách BHXH, BHYT và BHTN.

Tài chính - Bảo hiểm
Nhiều ngân hàng lọt top đổi mới, sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm 2024

Nhiều ngân hàng lọt top đổi mới, sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm 2024

(CLO) Theo nghiên cứu, gần 80% đại diện các ngân hàng xem đổi mới, sáng tạo là động lực tăng trưởng quan trọng nhất của ngân hàng trong giai đoạn 10 năm tới, trong đó chú trọng vào đổi mới sáng tạo về công nghệ, quy trình và con người.

Tài chính - Bảo hiểm