Thủ Thiêm (TP HCM): Thách thức và cơ hội

Thứ ba, 28/08/2018 21:27 PM - 0 Trả lời

( CLO) Tại buổi tọa đàm: Quy hoạch và phát triển khu trung tâm mới Thủ Thiêm: "Thách thức và cơ hội", TS, KTS Ngô Viết Nam Sơn - người có hơn 30 năm kinh nghiệm trong quy hoạch và kiến trúc tại Việt Nam đề xuất TP.HCM cần mạnh dạn thay đổi và điều chỉnh quy hoạch Thủ Thiêm nói riêng và hai bờ Đông - Tây nói chung của TP.HCM… để Thủ Thiêm phát triển bền vững và xứng tầm khu đô thị tầm cỡ thế giới như mong muốn ban đầu.

 Cao tầng hóa bờ Tây triệt tiêu sự phát triển của Thủ Thiêm

Theo TS Nam Sơn, nhìn vào quy hoạch Thủ Thiêm (bờ Đông) và bờ Tây (đối diện bên kia sông Sài Gòn) hiện nay chưa phù hợp. Đáng lẽ năm 2003, TP. nên quy hoạch hai bờ Đông - Tây đồng bộ, nhưng TP. chia thành hai dự án độc lập, một tư duy không đúng. Trong khi bờ Đông thì khống chế cao tầng, còn bờ Tây thì mọc lên những khu cao tầng dày đặc theo bờ sông; làm như vậy vô tình bờ Tây đã triệt tiêu sự phát triển của bờ Đông (mà cụ thể là Thủ Thiêm)”, TS Nam Sơn tiếc nuối.

Báo Công luận
KTS Ngô Viết Nam Sơn  

Theo TS Nam Sơn, TP đã bỏ lỡ một cơ hội lớn, tôi nói thật cả trong nước, ngoài nước… dù các nhà tư vấn, thiết kế có giỏi mấy mà TP chúng ta đưa ra đề bài không đúng thì họ cũng cho ra một đáp án không đúng.Vì thế, cho đến nay, Thủ thiêm vẫn chưa phát triển. Hiện Thủ Thiêm chỉ thấy những dự án của các nhà đầu tư tư nhân, họ chủ yếu xây nhà dự án để bán. Trong khi Thủ Thiêm ban đầu là mong muốn thu hút các tập đoàn lớn về xây dựng thành khu trung tâm kinh tế, tài chính… tầm cỡ khu vực”, TS Nam Sơn chỉ ra sai sót của Thủ Thiêm.

Từng tham gia tư vấn, quy hoạch hai bờ Đông-Tây Thượng Hải, TS Nam Sơn chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa bờ Đông Thượng Hải và bờ Đông Sài Gòn ( tức Thủ Thiêm ): Ở Thượng Hải  họ quy hoạch lại khu bờ đông khi giải tỏa trắng và làm lại, và rất thành công. Trong khi Thủ Thiêm bây giờ cũng không học được bài học phố Đông của Thượng Hải.

Ngay ở TP.HCM, khu Nam Sài Gòn sau hai thập niên rất phát triển, dù xuất phát điểm kém hơn Thủ Thiêm. Nhưng Thủ Thiêm lại không chịu học bài học Nam Sài Gòn. “Nam Sài Gòn có chiến lược phát triển nhất quán, công tư liên doanh cả trong nước và ngoài nước. Thủ Thiêm có làm thế không, không có.

Nam Sài Gòn, khi xây dựng họ đồng thời xây dựng công trình công cộng song song. Ngay cả việc mời chuyên gia thực hiện như phố Đông Thượng Hải và Nam Sài Gòn về tư vấn thì Ban quản lý Thủ Thiêm cũng không làm".

Cơ hội vẫn còn nhưng chưa thấy ai đặt ra?

TS Nam Sơn đặt ra vấn đề, tại sao không làm cầu Hàm Nghi, làm cầu này sẽ thu hút rất nhiều nhà đầu tư vì họ nhìn thấy cơ hội rất rõ ràng, vì nếu xây cầu Hàm Nghi nối Thủ Thiêm chỉ có 400m thôi, nó nối trung tâm Quận 1 qua Thủ Thiêm- một tiềm năng lớn thu hút nhà đầu tư. Trong khi hiện nhiều cây cầu xây rất xa trung tâm cả Thủ Thiêm lẫn Quận 1.

Việc phát triển các tòa nhà cao tầng dọc sông Sài Gòn ở bờ Tây đã lấy mất cơ hội phát triển của Thủ Thiêm, vì tiền đầu tư địa ốc cũng có hạn. Và khi cao ốc bờ Tây bán chưa hết thì không ai sang để xây dựng bờ Đông (tức Thủ Thiêm).  Vì nhìn vào hiện nay, Khu Tân Cảng 43ha, khu Ba Son 30ha và khu Khánh Hội 50ha cộng lại bằng 105ha của Thủ Thiêm (từ phân khu 1-4), ba khu bờ Tây đã đầu tư rồi thì nhà đầu tư nào qua Thủ Thiêm đầu tư nữa.

Giá như chúng ta bỏ hầm mà xây nhiều cầu kết nối Thủ Thiêm với bờ Tây thì đã khác, Hầm vô tình đẩy Thủ Thiêm ra xa trung tâm, lại chi phí nhiều tiền. Hiện TP đang quy hoạch khu đô thị sáng tạo tại phía Đông, Thủ Thiêm cũng là vị trí quan trọng trong quy hoạch, nhưng sự kết nối hiện nay đang hạn chế sự phát triển của Thủ Thiêm. Tuy nhiên, cơ hội vẫn còn nếu chúng ta chịu thay đổi tư duy và tìm hướng khác cho thủ Thiêm.

Thủ Thiêm được quy hoạch khi nào?

Theo TS Ngô Viết Nam Sơn, quy hoạch Thủ Thiêm đã được để ý từ năm 1965 với đồ án DA  được phê duyệt năm 1968 của Công ty tư vấn Doxiadis Assocciates (Hy Lạp). Khi đó, dự án thí điểm xây dựng 1.000 căn nhà trên diện tích 800ha đất; Kéo dài đại lộ Hàm Nghi qua bờ bên kia sông Sài Gòn rồi hướng thẳng về phía Biên Hòa- hướng phát triển chủ đạo của TP, tạo thành trục chính Đông – Tây của khu đô thị mới.

Xây dựng mô hình ô-phố cực lớn để tách rời giao thông cơ giới và đường đi bộ. Mỗi ô phố là một khu dân cư hình chữ nhật được mô phỏng những cụm dân cư vùng sông nước Nam bộ với hệ thống kênh rạch thay vì những tuyến phố tạo nên trục công cộng chính.

Báo Công luận
Bản  đồ quy hoạch Thủ Thiêm 1972 

Đến năm 1972, Thủ Thiêm  đã được một công ty nước ngoài khác quy hoạch thành một trung tâm Thủ Thiêm đa chức năng. Trong đó, Thủ Thiêm được nối với quận I thông qua xây cầu nối với đại lộ Hàm Nghi và đường Nguyễn Bỉnh Khiêm –hai trục lộ cùng với bờ sông Sài Gòn tạo thành một tam giác phát triển để xây dựng một trung tâm mới cho đô thành Sài Gòn. Trung tâm là khu hành chính, nhà ở được bố trí hai bên vành đai giao thông, trong khi đó công nghiệp được bố trí ở bờ Tây bán đảo- đối diện với Tân Thuận - Khu Chế xuất. Quảng trường nối dài từ bờ sông Sài Gòn, đối diện công trường Mê Linh tới khu hành chính nằm ở lõi trung tâm. Tuyến đường huyết mạch vòng cung được thiết kế như một đường cao tốc…

Theo TS Nam Sơn, quy hoạch trên là rất tiềm năng nhưng cũng chỉ nằm trên giấy vì chiến tranh không cho phép triển khai.Tôi nói về hai quy hoạch trên để thấy rằng họ luôn thống nhất một điểm chung là xây cầu nối đại lộ Hàm Nghi qua bờ sông với bán đảo Thủ Thiêm - một tầm nhìn rất chiến lược. Trong khi hiện nay TP lại xây dựng cầu Thủ Thiêm nằm xa trung tâm, xây hầm Thủ Thiêm vô tình đẩy bán đảo ra xa khỏi trung tâm TP hiện hữu là một sai lầm trong quy hoạch”, TS Nam Sơn nói.

Tại buổi tọa đàm, một đại biểu đặt câu hỏi khi cho rằng Thủ Thiêm không phát triển như mong muốn thì trách nhiệm Ban quản lý Thủ Thiêm tới đâu?

Trả lời vấn đề này, TS Nam Sơn cho rằng: Hiện nếu quy trách nhiệm cho Ban quản lý Thủ Thiêm thì không công bằng, bởi Ban này không thật sự quản lý mà như là một đơn vị thừa hành. Họ đứng dưới sự chỉ đạo của UBNDTP, theo tôi cơ cấu này không hiệu quả, hãy học bài học của phố Đông Thượng Hải, Nam Sài Gòn.

Ban quản lý họ ít nhất phải có trách nhiệm tương đương với một phó chủ tịch TP hay một lãnh đạo có tầm khi nói chuyện với các nhà đầu tư tầm cỡ quốc tế. Còn ông Lê Hồng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho biết: Hiện Ban quản lý Thủ Thiêm được quyền trình bày thẳng lên UBND TP, nhưng Ban chưa sử dụng quyền này.Tôi băn khoăn ở Thủ Thiêm hiện nay các dự án công cộng hiện nay ai làm, ai xây dựng, tiền đâu…

Khuất Đại Nam



Tin mới

Dính 'lùm xùm' vụ kẹo rau, Hoa hậu Thuỳ Tiên liệu có bị thu hồi vương miện?

Dính 'lùm xùm' vụ kẹo rau, Hoa hậu Thuỳ Tiên liệu có bị thu hồi vương miện?

(CLO) Dính “lùm xùm” vụ kẹo rau khiến Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, sự việc đang gây xôn xao dư luận Thái Lan – nơi cô đăng quang Miss Grand International 2021.

Giải trí
Truyền thuyết và dấu ấn lịch sử của 18 đời Vua Hùng

Truyền thuyết và dấu ấn lịch sử của 18 đời Vua Hùng

(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.

Đời sống văn hóa
Mở thông tuyến từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, Quảng Ninh kỳ vọng thu hút thêm nửa triệu du khách

Mở thông tuyến từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, Quảng Ninh kỳ vọng thu hút thêm nửa triệu du khách

(CLO) Trong năm 2025, Quảng Ninh sẽ mở thông tuyến du lịch từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, góp phần gia tăng trải nghiệm, góp phần thu hút thêm khoảng 500.000 lượt khách trong năm nay.

Du lịch
Mỹ hủy bỏ thị thực với công dân Nam Sudan sau khi bị từ chối tiếp nhận người nhập cư

Mỹ hủy bỏ thị thực với công dân Nam Sudan sau khi bị từ chối tiếp nhận người nhập cư

(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.

Thế giới 24h
Những cách để giữ xe mát, tránh bị sốc nhiệt trong mùa hè

Những cách để giữ xe mát, tránh bị sốc nhiệt trong mùa hè

(CLO) Nhiệt độ trong xe hơi có thể vượt ngưỡng 60°C giữa mùa hè, nhưng chỉ với vài mẹo đơn giản, bạn hoàn toàn có thể xóa tan sức nóng.

Xe
Vì sao Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch?

Vì sao Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch?

(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.

Đời sống văn hóa
Bảo hộ bằng thuế quan và những bài học của một số quốc gia

Bảo hộ bằng thuế quan và những bài học của một số quốc gia

(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?

Tiêu điểm Quốc tế
CPI quý I/2025 tăng 3,22%, giá thịt lợn tăng mạnh

CPI quý I/2025 tăng 3,22%, giá thịt lợn tăng mạnh

(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.

Kinh tế vĩ mô
Phụ nữ Hà Tĩnh gói bánh chưng dâng Quốc Tổ Hùng Vương, lan tỏa giá trị truyền thống

Phụ nữ Hà Tĩnh gói bánh chưng dâng Quốc Tổ Hùng Vương, lan tỏa giá trị truyền thống

(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.

Đời sống văn hóa
Lục địa nào của Trái đất di chuyển nhanh nhất? Và nó di chuyển về đâu?

Lục địa nào của Trái đất di chuyển nhanh nhất? Và nó di chuyển về đâu?

(CLO) Tất cả các mảng kiến tạo trên Trái đất đều không ngừng chuyển động, tuy nhiên, một số mảng di chuyển nhanh hơn những mảng khác.

Thế giới 24h
Khánh Hòa: Khởi tố đối tượng trong clip tông CSGT rồi bỏ chạy

Khánh Hòa: Khởi tố đối tượng trong clip tông CSGT rồi bỏ chạy

(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lâm Đặng Thanh Quân - người tông CSGT rồi bỏ chạy, về tội "Chống người thi hành công vụ".

Công luận 24H
Meta công bố mô hình AI tiên tiến nhất mang tên Llama 4

Meta công bố mô hình AI tiên tiến nhất mang tên Llama 4

(CLO) Meta vừa công bố phiên bản mới nhất của mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) mang tên Llama 4, bao gồm hai biến thể: Llama 4 Scout và Llama 4 Maverick.

Báo chí - Công nghệ
Mưa làm phức tạp công tác cứu trợ ở Myanmar, số người chết lên tới 3.471

Mưa làm phức tạp công tác cứu trợ ở Myanmar, số người chết lên tới 3.471

(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Thế giới 24h
Có nên đổ dầu vào động cơ nóng không?

Có nên đổ dầu vào động cơ nóng không?

(CLO) Việc đổ thêm dầu khi động cơ đang nóng có thể an toàn, nhưng chỉ khi người dùng hiểu rõ nguyên tắc và rủi ro nhiệt hơn 93°C.

Xe
Chương trình nghệ thuật vì môi trường 'Hoa và rác' đến với khán giả Thủ đô

Chương trình nghệ thuật vì môi trường 'Hoa và rác' đến với khán giả Thủ đô

(CLO) Chương trình nghệ thuật “Hoa và rác” với thông điệp mạnh mẽ về bảo vệ môi trường sẽ lần đầu tiên đến với khán giả Thủ đô.

Đời sống văn hóa
Những quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới

Những quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới

(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.

Thế giới 24h
Bình Luận

Tin khác

Nhiều hạng mục cảng hàng không Long Thành bước vào giai đoạn nước rút

Nhiều hạng mục cảng hàng không Long Thành bước vào giai đoạn nước rút

(CLO) Theo Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều hạng mục dự án đang bước vào giai đoạn nước rút với một số công trình cán đích trước ngày 30/4 và một số hạng mục khác dự kiến hoàn thành trong năm 2025.

Giao thông
Hai xe máy va chạm trên Quốc lộ, 3 người thương vong ở Quảng Bình

Hai xe máy va chạm trên Quốc lộ, 3 người thương vong ở Quảng Bình

(CLO) Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 2 xe máy xảy ra vào đêm 5/4 trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình khiến 2 người thiệt mạng và 1 người khác bị thương nặng.

Giao thông
Bảo đảm an ninh trật tự tại các trạm thu phí dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Bảo đảm an ninh trật tự tại các trạm thu phí dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(CLO) Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi các đơn vị liên quan yêu cầu bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025.

Giao thông
Gần 2.000 lao động ngày đêm nỗ lực thông tuyến phân đoạn đầu cao tốc Bắc – Nam

Gần 2.000 lao động ngày đêm nỗ lực thông tuyến phân đoạn đầu cao tốc Bắc – Nam

Gần 2.000 công nhân cùng hàng trăm thiết bị máy móc đang ngày đêm thi công trên toàn tuyến cao tốc Hữu Nghị – Chi Lăng (Lạng Sơn), nỗ lực vì mục tiêu thông tuyến vào cuối năm 2025, hoàn thành toàn dự án trong năm 2026.

Giao thông
Gần 70 tỷ đồng duy tu, bảo dưỡng Quốc lộ 3C trong năm 2025

Gần 70 tỷ đồng duy tu, bảo dưỡng Quốc lộ 3C trong năm 2025

(CLO) Năm 2025, Bộ Xây dựng đã bố trí 69,187 tỉ đồng trong kế hoạch bảo trì hệ thống Quốc lộ năm 2025 cho tuyến Quốc lộ 3C để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.

Giao thông
Hà Nội: Tổ chức lại giao thông trong thời gian phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập

Hà Nội: Tổ chức lại giao thông trong thời gian phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập

(CLO) Sở Xây dựng Hà Nội sẽ tổ chức lại giao thông để phục vụ phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập và đảm bảo trật tự, chống ùn tắc tại khu vực quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục trong thời gian từ ngày 7 - 30/4.

Giao thông
Xây dựng cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Kết nối rừng và biển

Xây dựng cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Kết nối rừng và biển

(CLO) Cao tốc Quy Nhơn – Pleiku dài 125 km, dự kiến được đầu tư hơn 43.500 tỷ đồng sẽ khởi công năm 2025 và đưa vào khai thác năm 2029. Dự án khi hoàn thành sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, phát triển du lịch kết nối tour lên rừng - xuống biển, đảm bảo an ninh quốc phòng.

Giao thông
Công khai, minh bạch giá cước vận tải dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5

Công khai, minh bạch giá cước vận tải dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5

(CLO) Các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe thực hiện công khai, minh bạch và đúng quy định về giá cước vận tải; phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5.

Giao thông
Chính thức tăng phí cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây

Chính thức tăng phí cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây

(CLO) Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có thông báo việc điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.

Giao thông
Khoảng 443.000 tỷ đồng đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam

Khoảng 443.000 tỷ đồng đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam

(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Giao thông