(CLO) Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT là công việc khó khăn, phức tạp, nhạy cảm và công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp độ ở tất cả khác khâu.
Ngày 31/10, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi và thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
Báo cáo tổng kết công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết: Năm học 2019-2020, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT quyết định tổ chức hai đợt thi của Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa bảo đảm an toàn phòng chống dịch COVID-19 vừa tổ chức thi nghiêm túc, khách quan, công bằng.
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu (ảnh nguồn Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Năm học 2020-2021, trên cơ sở đánh giá tác động của dịch bệnh COVID-19 đối với GDĐT, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 cũng được tổ chức theo hai đợt thi và tiếp tục tổ chức tốt Kỳ thi trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong các năm 2022, 2023 và 2024 đã được tổ chức thành công nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự chủ động của Bộ GD&ĐT và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, sự phối kết hợp chặt chẽ của các bộ, ban ngành và sự đồng thuận, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương, nhất là nỗ lực cao của toàn ngành Giáo dục.
Cùng với công tác tổ chức thi, giai đoạn 2020-2024 công tác thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT cũng đã có những đổi mới về nội dung, mô hình, góp phần vào thành công chung trong công tác tổ chức Kỳ thi.
Theo ông Nguyễn Đức Cường, Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT, giai đoạn 2020-2024, Bộ GD&ĐT ban hành 5 văn bản hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT, 5 quyết định phê duyệt phương án kế hoạch tổ chức thanh tra, kiểm tra thi THPT, 4 kế hoạch tổ chức tập huấn, thanh tra, kiểm tra thi THPT và ban hành các quyết định thanh tra/kiểm tra các khâu của kỳ thi bảo đảm theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Quy chế thi và quy định hiện hành của pháp luật.
Riêng trong năm 2020 và 2021, để ứng phó với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản phối hợp, hướng dẫn, chỉ đạo, phương án tổ chức thanh tra, kiểm tra góp phần để Kỳ thi được an toàn, nghiêm túc, khách quan.
Thanh tra Bộ phối hợp với Trường Đại học Mở Hà Nội, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao xây dựng kịch bản, biên tập và hoàn thiện bộ tài liệu điện tử hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra Kỳ thi ở các khâu với 6 video.
Qua hoạt động thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT đã kịp thời tham mưu lãnh đạo Bộ GD&ĐT có những giải pháp điều chỉnh, tăng cường chỉ đạo góp phần bảo đảm Kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc. Kết thúc thanh tra, kiểm tra, Thanh tra Bộ GD&ĐT đã rà soát, ban hành các kết luận thanh tra, thông báo kết quả kiểm tra các khâu kỳ thi theo quy định.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là năm đầu tiên thực hiện đổi mới nên các địa phương đã chuẩn bị tâm thế, cơ sở vật chất, huy động các nguồn lực để sẵn sàng đáp ứng khi có Quy chế, hướng dẫn tổ chức thi từ Bộ GD&ĐT.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh: Tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT là công việc khó khăn, phức tạp, nhạy cảm nhưng tựu chung lại giai đoạn vừa qua đã đạt được kết quả đáng ghi nhận.
Nhìn nhận một số kết quả cụ thể, Thứ trưởng đề cập tới 5 kết quả. Đó là, công tác lãnh đạo chỉ đạo sâu sát, toàn diện; công tác phối hợp thông suốt, nhịp nhàng, hiệu quả; công tác chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng; quá trình thực hiện đảm bảo đúng quy trình, quy chế; công tác truyền thông chủ động, kịp thời.
“Chúng ta đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh tham gia Kỳ thi, không để thí sinh nào vì điều kiện kinh tế hay đi lại không thể dự thi. Càng ở các địa phương khó khăn, càng cho thấy sự chăm lo của toàn xã hội cho kỳ thi” - Thứ trưởng nói, đồng thời khẳng định, cả giai đoạn vừa qua, các thầy cô giáo, tất cả các lực lượng đã vì học sinh mà tạo các điều kiện thuận lợi nhất.
Thứ trưởng cũng nhấn mạnh tới việc 2 năm gần đây Kỳ thi tốt nghiệp THPT đã thực hiện khá tốt yêu cầu, nguyên tắc 4 đúng - 3 không. “4 đúng” là: đúng quy chế và hướng dẫn thi; đúng đủ quy trình; đúng vị trí chức trách nhiệm vụ được giao; đúng thời điểm, kịp thời xử lý các tình huống bất thường. “3 không” là: không lơ là chủ quan; không tự ý xử lý tình huống bất thường; không căng thẳng áp lực quá mức.
Thẳng thắn đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024 ở các khâu ra đề, in sao đề thi, coi thi…, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp độ ở tất cả khác khâu.
“Năm nay cả xã hội quan tâm hơn rất nhiều tới Kỳ thi tốt nghiệp THPT vì là năm đầu thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Học sinh, giáo viên, phụ huynh, cả xã hội chờ đợi. Chúng ta đang làm việc chăm lo cho kỳ thi cũng là nhiệm vụ nặng nề, quan trọng của ngành trong năm 2025”, chia sẻ điều này, Thứ trưởng đề nghị: Mọi năm đã chu đáo rồi năm nay phải chu đáo hơn, mọi năm đã chuẩn bị kỹ lưỡng rồi năm nay phải kỹ lưỡng hơn. Tất cả các công tác phải nâng cấp độ lên, từ chỉ đạo, chuyên môn đến kiểm tra, thanh tra tước, trong, sau kỳ thi.
Đặt ra yêu cầu cụ thể cho từng đơn vị của Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng cũng mong muốn các Bộ, ngành, cơ quan trung ương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong tổ chức kỳ thi, các địa phương tiếp tục vào cuộc hiệu quả, trách nhiệm.
Các Sở GD&ĐT chỉ đạo tổ chức hoạt động chuyên môn ở các nhà trường bám sát yêu cầu kiểm tra, đánh giá thường xuyên; đồng thời quan tâm lựa chọn giáo viên có trình độ, năng lực tham gia xây dựng ngân hàng câu hỏi, ra đề không chỉ đề thi mà cả đề kiểm tra, đánh giá.
(CLO) Liên minh Tự do Dân sự Mới (NCLA) - một nhóm luật sư bảo thủ tại Mỹ - đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn việc Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với hàng nhập khẩu, với lý do ông đã vượt quá thẩm quyền của mình.
(CLO) Taliban đang điều tra lời khẳng định của một cụ ông người Afghanistan rằng cụ đã… 140 tuổi. Nếu được xác minh, cụ sẽ trở thành người già nhất thế giới.
(CLO) Việt Nam vẫn chưa có chính sách bảo vệ người thuê nhà. Đa số các hợp đồng thuê ở Việt Nam đều có thời hạn ngắn (6-12 tháng) và không có ràng buộc về điều kiện và mức tăng giá.
(CLO) Dragon Capital cho rằng: Việc các mức thuế 46% có được duy trì hay không có thể phụ thuộc vào khả năng của Việt Nam trong việc giảm thiểu hiệu quả các vấn đề trung chuyển hàng hoá.
(CLO) Một YouTuber người Mỹ vừa bị bắt ở Ấn Độ vì cố tình đột nhập để quay video về nơi sinh sống của một trong những bộ tộc biệt lập nhất thế giới trên đảo Bắc Sentinel.
(CLO) Sau 90 phút thi đấu đầy kịch tính và hấp dẫn, đội tuyển U17 Việt Nam có kết quả hoà với tỷ số 1-1 trước U17 Australia ở trận ra quân tại vòng chung kết (VCK) U17 châu Á 2025.
(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay nghỉ dài 5 ngày nên tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật và vui chơi giải trí phục vụ du khách tới thăm địa phương trong dịp này.
(CLO) Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và 3 người khác đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam do có dấu hiệu tội phạm sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng. Vậy khung hình phạt tối đa mà các đối tượng có thể đối diện là gì?
(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Quyết định về việc cho thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đối với ông Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs), người Việt Nam ở Angola.
(CLO) Các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe thực hiện công khai, minh bạch và đúng quy định về giá cước vận tải; phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5.
(CLO) Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có thông báo việc điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Ngày 4/4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) đã đón tiếp trọng thị đoàn đại diện Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM, Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ (IIE) và các lãnh đạo cấp cao của 20 trường đại học Hoa Kỳ, trong khuôn khổ chương trình “Hợp tác Học thuật Quốc tế Việt Nam” (IAPP Vietnam), nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ.
(NB&CL) Dạy thêm học thêm có nguyên nhân từ việc giáo dục chạy theo điểm số, kiến thức mà không coi trọng đến hình thành năng lực, phẩm chất người học.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản về việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong tổ chức, hoạt động dạy thêm, học thêm (DTHT).
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết thúc và những thành viên xuất sắc nhất đã được lựa chọn đại diện cho Việt Nam.
(CLO) Một trong những thay đổi trong tuyển sinh đại học của năm 2024 so với các năm trước đây chính là sự tăng lên gần 20 nghìn thí sinh theo học các ngành STEM so với năm 2023 và được đánh giá là xu thế rất tích cực.
Hơn 5 nghìn cơ hội việc làm được gần 70 doanh nghiệp trong và ngoài nước mang tới Ngày hội việc làm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) năm 2025, phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp vào năng lực của sinh viên HaUI, cũng như nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.
Chiều 29/3, tại Trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) phối hợp cùng Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4) - Đài Truyền hình Việt Nam chính thức ra mắt chương trình truyền hình “Tiếng Việt diệu kì”, hướng tới cộng đồng trẻ em người Việt sinh sống tại nước ngoài.
(CLO) Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: “Chấm dứt dạy thêm học thêm, bây giờ không còn là dự lệnh nữa, mà phải trở thành mệnh lệnh của toàn ngành chúng ta”.