Thủ tướng chỉ đạo xử lý một số vấn đề báo chí phản ánh

Thứ năm, 13/06/2019 08:25 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có chỉ đạo một số bộ, ngành, địa phương liên quan xử lý vấn đề nổi cộm mà báo chí đã phản ánh trong thời gian gần đây.

Báo chí phản ánh, Hà Nội chưa biết tận dụng hết các ưu điểm để phát triển du lịch, sản phẩm du lịch của Hà Nội còn nghèo nàn. Ảnh minh họa

Báo chí phản ánh, Hà Nội chưa biết tận dụng hết các ưu điểm để phát triển du lịch, sản phẩm du lịch của Hà Nội còn nghèo nàn. Ảnh minh họa

Báo chí nêu: "Hà Nội không coi trọng ngành du lịch"

Theo phản ánh của Báo VTC điện tử: Ngành du lịch của Hà Nội đang đối mặt với rất nhiều thách thức. Nổi cộm nhất là vấn đề số lượng du khách quay trở lại thấp, mức chi tiêu không cao và thời gian lưu lại ngắn ngày. Lý do quan trọng nhất là những nhà làm công tác quản lý du lịch của Hà Nội không coi trọng ngành du lịch.

Cũng theo Báo VTC điện tử phản ánh, Hà Nội chưa biết tận dụng hết các ưu điểm, ngoài di tích, không có gì để khách chơi và chi tiêu, một đô thị gắn liền với mua sắm nhưng không có trung tâm lưu niệm đồ Việt nào tin cậy để mua.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND thành phố Hà Nội nghiên cứu, xử lý vấn đề nêu trên.

Cũng liên quan vấn đề thiếu hụt cơ sở hạ tầng du lịch, Thời báo Quản trị điện tử (The LEADER.vn) số ra ngày 20/5/2019 đưa tin: Theo báo cáo khảo sát về du lịch ASEAN của Tập đoàn  tài chính Maybank King Eng, thiếu hụt về cơ sở hạ tầng đang tạo ra khoảng cách giữa du lịch Việt Nam và các thị trường khác trong khu vực.

Việt Nam đang thiếu khách sạn chất lượng, vì có tới 80% số lượng phòng khách sạn ở tiêu chuẩn dưới 3 sao; hầu hết các chuỗi khách sạn đều phát triển theo hướng tự phát, quy mô nhỏ và mức thâm nhập của các thương hiệu khách sạn quốc tế chỉ là 1,4%, thấp nhất trong số các thị trường lớn ở ASEAN. Trong khi đó, tỷ lệ phòng khách sạn thương hiệu quốc tế ở Thái Lan là 6,6%, Indonesia là 6,5%, Malaysia 10,2% và của Singapore lên tới 54,8%.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo chức năng, nhiệm vụ được giao nghiên cứu, xử lý về vấn đề trên.

Chính sách phát triển kinh tế số của Việt Nam chậm

Báo Bnews điện tử thông tin: Một số chuyên gia cho rằng, chính sách phát triển kinh tế số của Việt Nam đang chậm so với các nước trong khu vực và hạ tầng kinh tế số không phát triển tác động tới nền tảng phát triển kinh tế trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

Cụ thể, Báo Bnews điện tử số ra ngày 29/5/2019 thông tin: Theo nghiên cứu của Google và Temasek, kinh tế số của Việt Nam đạt 9 tỷ USD năm 2018 và tăng lên 30 tỷ USD vào năm 2025. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, chính sách phát triển kinh tế số của Việt Nam đang chậm so với các nước trong khu vực và hạ tầng kinh tế số không phát triển tác động tới nền tảng phát triển kinh tế trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

Về vấn đề trên, Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao nghiên cứu, đề xuất.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong cách mạng công nghiệp 4.0

Bài viết về “Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức của Việt Nam” trên báo Bnews điện tử số ra ngày 29/5/2019 phản ánh: Theo Trường nghiên cứu quốc tế RSIS Singapore, thách thức trong Công nghiệp 4.0 của Việt Nam là nguồn nhân lực đang tụt hậu so với các nước ASEAN khác; không có chính sách hay ưu tiên rõ ràng định hướng cho khoa học, công nghệ. Việt Nam cần có tầm nhìn rõ ràng cho Công nghiệp 4.0 và chiến lược hiện thực hóa; cung cấp đủ nguồn lực và tài chính đầu tư cho các cơ sở nghiên cứu, tạo môi trường khuyến khích đổi mới, tận dụng các học viện quốc tế, tổ chức đa phương để chuyển giao kiến thức tiên tiến.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao nghiên cứu, đề xuất về vấn đề báo chí phản ánh: Thách thức trong Công nghiệp 4.0 của Việt Nam là nguồn nhân lực đang tụt hậu so với các nước ASEAN khác.

PV

Tin khác

Đoàn công tác Hội Nhà báo Indonesia tham quan mô hình hoạt động của Báo Lao Động

Đoàn công tác Hội Nhà báo Indonesia tham quan mô hình hoạt động của Báo Lao Động

(CLO) Ngày 23/4 tại Hà Nội, Báo Lao Động đã có buổi tiếp đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia gồm 5 thành viên do ông Sihono – Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Nghề báo
65 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn năm 2024

65 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn năm 2024

(CLO) Trên cơ sở kết quả chấm của Ban sơ khảo và tờ trình của Hội Nhà báo tỉnh, ngày 23/4, Hội đồng Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn lần thứ IV năm 2024 đã công nhận kết quả chấm của Ban giám khảo vòng sơ khảo đối với các tác phẩm, đồng ý đưa 65 tác phẩm có kết quả tốt vào chấm vòng chung khảo.

Nghề báo
Báo Lao động Thủ đô tổ chức giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

Báo Lao động Thủ đô tổ chức giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

(CLO) Ngày 23/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.

Nghề báo
Các cơ quan báo chí cùng nhau chia sẻ những cách làm hay về chuyển đổi số

Các cơ quan báo chí cùng nhau chia sẻ những cách làm hay về chuyển đổi số

(CLO) Chiều 23/4 đã diễn ra lễ ký kết giao ước thi đua giữa các đơn vị thuộc khối thi cơ quan báo chí, bao gồm: Báo Sài Gòn Giải Phóng, HTV, VOH, Báo Người lao động, Báo Pháp luật TP.HCM, Báo Phụ nữ TP.HCM, Tạp chí Du lịch TP.HCM, Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn, Tạp chí Giáo dục, Tạp chí Khoa học Phổ thông.

Nghề báo
Nâng cao kỹ năng khai thác thông tin từ hội nghị, hội thảo

Nâng cao kỹ năng khai thác thông tin từ hội nghị, hội thảo

(CLO) Ngày 23/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng kỹ năng khai thác thông tin từ hội nghị, hội thảo.

Nghề báo