Đây là nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo Petrovietnam – Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia khi dự Hội nghị Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2025 của Tập đoàn, chiều 28/12.
Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bùi Thanh Sơn, Phó Thủ tướng Chính phủ; Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương; Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, đại diện lãnh đạo các địa phương; cùng các đồng chí nguyên lãnh đạo qua các thời kỳ, lãnh đạo các ban, đơn vị Tập đoàn.
Trước giờ tổng kết, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn và các đồng chí lãnh đạo đã thực hiện nghi thức chuyển đổi Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Petrovietnam - Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia.
Đồng chủ trì Hội nghị có: Đồng chí Lê Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn; đồng chí Lê Ngọc Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Tập đoàn; đồng chí Trần Quang Dũng, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Tập đoàn.
Những dấu ấn nổi bật
Thông tin về kết quả công tác năm 2024, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn cho biết, bên cạnh những thuận lợi, năm qua, Tập đoàn cũng phải đối mặt với các biến động, tác động khó dự báo đến hoạt động sản xuất kinh doanh toàn Tập đoàn.
Thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các ban, bộ, ngành Trung ương, ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2024, toàn Tập đoàn đã khẩn trương, chủ động đưa ra nhiều giải pháp linh hoạt, sáng tạo, thích ứng với biến động của thị trường, với phương châm hành động “Quản trị biến động, Bổ sung động lực mới, Làm mới động lực cũ, Tạo nguồn năng lượng mới, Vươn tới đỉnh cao mới”. Petrovietnam điều hành và triển khai kịp thời, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản trị; điều hành liên thông từ khai thác đến vận chuyển, chế biến; từ tồn kho đến sản xuất và tổ chức kinh doanh...
Công tác thúc đẩy hoàn thiện thể chế, hành lang pháp lý đã tạo tiền đề cho Petrovietnam phát triển ổn định, bền vững; đặc biệt với Kết luận số 76-KL/TW về Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam.
Nhờ đó, Petrovietnam đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu trọng yếu vượt mức kế hoạch năm từ 6 - 24%, về đích trước từ 22 ngày đến 2 tháng 21 ngày. Đặc biệt, chỉ tiêu khai thác dầu thô trong nước đã hoàn thành kế hoạch cả năm 2024 trước 2 tháng 3 ngày. So với năm 2023, có 04 chỉ tiêu sản xuất trọng yếu tăng trưởng gồm: sản xuất urea tăng 4,6%; sản xuất điện tăng 25,8%; sản xuất xăng dầu (bao gồm NSRP) tăng 6,7% và sản xuất NPK tăng 19,5%.
Bên cạnh đó, tất cả các chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn đã hoàn thành vượt mức từ 34% đến 3,4 lần kế hoạch năm, về đích trước từ 3 đến 7 tháng và tăng trưởng cao so với năm 2023. Kết thúc năm 2024, đánh dấu ba năm liên tiếp Petrovietnam phá kỷ lục về tổng doanh thu toàn Tập đoàn khi vượt mốc 1 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 36% so với thời kỳ trước Covid-19 (năm 2019) và tương đương khoảng 9% tổng GDP của cả nước. Nộp NSNN đạt 165 nghìn tỷ đồng, tương đương gần 9% tổng thu ngân sách của cả nước, tăng trưởng 52% so với thời kỳ trước Covid-19 trong bối cảnh tác động bởi chính sách giảm thuế với sản phẩm xăng dầu của Petrovietnam.
Lần đầu tiên đạt kỷ lục toàn diện về các chỉ tiêu tài chính tăng trưởng rất cao so với thời kỳ trước Covid-19, bao gồm: Doanh thu hợp nhất tăng 51%; Doanh thu công ty mẹ - Tập đoàn tăng 27%.
Tập đoàn đã tối đa hiệu quả và tối ưu chi phí. Ngoài ra, giá trị thực hiện đầu tư toàn Tập đoàn năm 2024 tăng 12% so với thực hiện cùng kỳ năm 2023; Giá trị giải ngân đầu tư năm 2024 tăng 49% so với thực hiện năm 2023.
Bên cạnh đó, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn thẳng thắn nhìn nhận, Tập đoàn còn phải đối mặt với một số hạn chế, khó khăn và thách thức trong 2025. Tuy nhiên, toàn Tập đoàn kiên trì mục tiêu tăng trưởng, thông qua 6 nhóm giải pháp về: Cơ chế chính sách; quản trị và quản lý doanh nghiệp; tài chính; đầu tư; khoa học công nghệ, an toàn, môi trường và phát triển bền vững; văn hóa doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội.
“Năm 2025, Tập đoàn đã thống nhất phương châm “Petrovietnam - Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia: Đổi mới từ cốt lõi - Phát triển mô hình vượt trội - Hội nhập chuỗi toàn cầu - Nâng tầm tri thức năng lượng - Bứt phá trong tăng trưởng - Tạo bước chuyển xanh bền vững”, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn nhấn mạnh.
Báo cáo với Thủ tướng về khát vọng chuyển đổi xanh của Petrovietnam, Phó Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Cường cho biết, trong xu hướng dịch chuyển năng lượng, Petrovietnam sẽ hình thành các trung tâm kết hợp năng lượng truyền thống và năng lượng mới (Hub). Để làm được điều này, đồng chí Lê Mạnh Cường kỳ vọng sự ủng hộ của Thủ tướng, các bộ, ngành, địa phương cho Tập đoàn thực hiện thành công các Hub; đưa các dự án xuất khẩu điện sang Malaysia, Singapore vào chương trình làm việc của Nhà nước với các quốc gia; đồng thời, tạo điều kiện cho Petrovietnam và đối tác tiềm năng thực hiện các dự án phát huy vai trò tiên phong của doanh nghiệp nhà nước.
Để hiện thực hóa Petrovietnam - Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia và thực hiện khát vọng chuyển đổi xanh, tại Hội nghị, các đơn vị đã tập trung phân tích, đánh giá về những thuận lợi hiện có và thách thức mà Tập đoàn và các đơn vị phải đối diện. Trong đó, các đơn vị thành viên của Petrovietnam đã xây dựng các kế hoạch hành động: PVEP sẵn sàng chuẩn bị nguồn lực cho kế hoạch 2025 và giai đoạn 2026 – 2030, tập trung cao hơn phát triển chuỗi liên kết đơn vị trong Tập đoàn; Vietsovpetro, Phú Quốc POC tập trung đảm bảo tiến độ các dự án, sản xuất an toàn, tiết kiệm chi phí, làm tốt công tác quản trị rủi ro, thực hiện các hợp đồng mới; PV GAS định hướng tập trung phát triển thị trường, nhập khẩu LNG; PVFCCo phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường; PV Power, PVPGB tập trung cho công tác đầu tư, đảm bảo vận hành tốt các nhà máy điện; BSR, PV Drilling, PVOIL đẩy mạnh công tác liên kết chuỗi…
Petrovietnam đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết qua 4 năm liên tiếp tới dự Hội nghị tổng kết của Petrovietnam, đều nhận thấy những dấu ấn tự hào về sự nỗ lực, phấn đấu, phát triển và trưởng thành hơn của Tập đoàn.
“Nếu năm 2021 phải ổn định tình hình Tập đoàn sau những biến động; năm 2022 là năm hồi phục để khắc phục hậu quả của đại dịch Covid-19; năm 2023 việc hồi phục đạt hiệu quả và là năm tăng tốc; năm 2024, có Kết luận 76 của Bộ Chính trị, là năm chuyển đổi, “ngọn lửa đỏ” chuyển sang “ngọn lửa xanh”, như vậy, 2025 phải là năm bứt phá”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Năm nay, cả nước đạt mức thu ngân sách hơn 1,7 triệu tỷ đồng, vượt thu 300 nghìn tỷ đồng, trong đó, Petrovietnam đóng góp khoảng 10%, góp phần bảo đảm “5 An”: An ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh kinh tế, an sinh xã hội, an ninh chủ quyền biển đảo. Trong những thành tựu chung, điểm sáng của cả nước đều có sự đóng góp rất lớn của Petrovietnam, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao những thành tựu của Petrovietnam đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước.
Từ kết quả đạt được trong năm 2024, Thủ tướng nêu bật 3 kinh nghiệm quý giá của Petrovietnam: Thứ nhất, Tập đoàn đã tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, đổi mới sáng tạo để đạt được thành quả cao nhất có thể. Thứ hai, nắm chắc tình hình, có phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả, bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn khách quan. Thứ ba, sự đoàn kết, thống nhất, tất cả cùng nhìn về một hướng, cầu thị lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác để tự hoàn thiện hơn, vượt qua chính mình.
Với yêu cầu “Kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” của Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng nêu rõ những năm tới, phải đạt mức tăng trưởng “hai con số”, nâng tầm quy mô nền kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, Petrovietnam - Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia không thể đứng ngoài cuộc, do đó phải làm tốt, hiệu quả. Chính phủ đặt niềm tin và hy vọng vào Petrovietnam với tinh thần bứt phá, tiên phong thực hiện tăng trưởng “hai con số”, góp phần cùng đất nước đạt mục tiêu tăng trưởng của năm 2025.
Về giải pháp, Thủ tướng yêu cầu, Petrovietnam tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Kết luận 76-KL/TW của Bộ Chính trị, chuyển đổi hiệu quả thành Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia. Petrovietnam phải phấn đấu trở thành tập đoàn năng lượng hàng đầu, có thương hiệu trong khu vực và thế giới, tham gia sâu, hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu với tinh thần “nói được làm được”, đi đầu trong đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, chuyển đổi số... Tập đoàn cần tái cấu trúc phù hợp với Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia và hoàn thiện thể chế, cơ chế.
Thủ tướng bày tỏ tin tưởng và hy vọng, với "văn hóa dầu khí", truyền thống đoàn kết, bản lĩnh và trí tuệ của những người làm dầu khí được rèn giũa trong thời gian qua, những người đi tìm lửa và truyền lửa, tạo động lực, truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty khác, với sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Đảng và Chính phủ, sự ủng hộ của nhân dân cả nước, cùng với sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ, đảng viên, người lao động, Tập đoàn sẽ hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao trong năm 2025, đột phá hơn nữa, thần tốc bứt phá hơn nữa, đạt nhiều thành tích, kỷ lục mới, năm sau cao hơn năm trước, tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Tiếp thu những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng gửi lời cảm ơn tới Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương đã tới tham dự và chứng kết giây phút lịch sử chuyển từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trở thành Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia của Petrovietnam.
Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng cho biết, việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và xác lập nhiều chỉ tiêu, nhiều kỷ lục mới 2024 tiếp tục đóng góp các thành quả liên tục vào sự phát triển của Tập đoàn và giúp Petrovietnam hoàn thành toàn diện, về đích sớm các chỉ tiêu tài chính Tập đoàn so với kế hoạch 5 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chỉ sau 4 năm 2021-2024. Trong đó, tổng doanh thu toàn Tập đoàn đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 6% kế hoạch 5 năm, đạt mức tăng trưởng trung bình 16,7%/năm; nộp NSNN toàn Tập đoàn đạt 600 nghìn tỷ đồng, vượt 30,4% kế hoạch 5 năm, tăng trưởng 21,2%/năm.
“Có được kết quả đó là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo, quan tâm, tin tưởng, giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cấp, ngành, địa phương đặc biệt là chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ về định hướng, tháo gỡ thể chế chính sách, các khó khăn vướng mắc cho ngành Dầu khí. Sự chỉ đạo của Thủ tướng đã truyền cảm hứng, niềm tin, hy vọng cho Petrovietnam”, đồng chí Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Thay mặt 60.000 người lao động Petrovietnam, Chủ tịch HĐTV Lê Mạnh Hùng bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới Thủ tướng và tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng với 3 bài học, 3 hạn chế, 3 mục tiêu và 6 nhóm giải pháp, để triển khai đồng bộ, đầy đủ trong thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2025 và các năm tiếp theo; hiện thực hóa mục tiêu Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia hùng mạnh, xứng đáng với niềm tin và kỳ vọng của Thủ tướng Chính phủ, cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhân dân với Petrovietnam.
(CLO) Ngày 1/1/2025, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) cho biết, đã bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Thùy Trang (SN 1988, trú huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu; hiện ở phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.
(CLO) Ngày 1/1/2025, Công an tỉnh Lào Cai thông tin, đã thi hành Lệnh khởi tố 2 bị can gồm Lưu Việt Hùng và Sầm Phượng Long về hành vi “Mua bán trái phép hóa đơn”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và Tham ô tài sản” xảy ra tại xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà.
(CLO) Ngày 1/1, Sở Công thương TP HCM đã có văn bản đề nghị các đơn vị liên quan về tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
(CLO) Để thu hút khách du lịch trong dịp Tết Dương lịch, TP HCM đã triển khai hàng loạt các loại hình dịch vụ du lịch hấp dẫn, đa dạng với hơn 100 sản phẩm khác nhau.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ quyết định phân bổ số tiền 6.434.437 triệu đồng từ nguồn dự toán ngân sách trung ương năm 2024 chưa phân bổ theo Nghị quyết số 105/2023/QH15 ngày 10 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội để bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương năm 2024 cho các địa phương.
(CLO) Từ hôm nay (1/1/2025), chủ tài khoản ngân hàng bắt buộc phải xác thực sinh trắc học và cập nhật giấy tờ tùy thân hợp lệ để không bị gián đoạn giao dịch thanh toán.
(CLO) Dù Công ty cổ phần Tài nguyên Môi trường Thành Vinh không đảm bảo năng lực về nhân sự trong việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, song Nghĩa với danh nghĩa Giám đốc đã cùng Sơn và Phi lập giả báo cáo đánh giá tác động môi trường cho một số dự án đầu tư xây dựng.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Kon Tum về việc thực hiện Công điện 142 của Thủ tướng Chính phủ, khắc phục sự cố công trình thủy điện Đắk Mi 1 tại huyện Đắk Glei.
(CLO) Sáng 1/1/2025, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ công bố Nghị quyết số 1283/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và quyết định thành lập Đảng bộ huyện Thạch Hà.
(CLO) Ngày 31/12, tại thành phố Ninh Bình, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (VICAS) tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề "Tham vấn nghiên cứu, đánh giá tiềm năng gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO tại Ninh Bình".
(CLO) Tối 31/12, tại tỉnh Quảng Bình và Nghệ An đã tổ chức chương trình chào đón năm mới 2025, thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch và người dân tham gia.
(CLO) Ngày 1/1/2025, thông tin từ Công ty Cổ phần đầu tư Phúc Thành Hưng (chủ đầu tư) cho biết, vừa ra thông báo về việc triển khai thu phí hoàn vốn Dự án thành phần cao tốc Diễn Châu (Nghệ An) - Bãi Vọt (Hà Tĩnh) theo hình thức BOT.
(CLO) Làng mộc Thái Yên, thuộc xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh, là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời và nổi tiếng ở khu vực này. Vào mỗi dịp cuối năm, làng mộc lại trở nên nhộn nhịp khi các hộ sản xuất tất bật hoàn thiện các đơn hàng để phục vụ nhu cầu Tết Nguyên Đán.
(CLO) Ngày 1/1, nghi lễ thiết đại triều đầu năm dưới triều Nguyễn chào năm mới 2025 và mở màn Năm Du lịch quốc gia 2025 đã diẽn ra tại điện Thái Hòa (Huế).
(CLO) Từ hôm nay (1/1/2025), chủ tài khoản ngân hàng bắt buộc phải xác thực sinh trắc học và cập nhật giấy tờ tùy thân hợp lệ để không bị gián đoạn giao dịch thanh toán.
(CLO) Làng mộc Thái Yên, thuộc xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh, là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời và nổi tiếng ở khu vực này. Vào mỗi dịp cuối năm, làng mộc lại trở nên nhộn nhịp khi các hộ sản xuất tất bật hoàn thiện các đơn hàng để phục vụ nhu cầu Tết Nguyên Đán.
Hướng tới kỷ nguyên mới - kỷ nguyên “vươn mình” của dân tộc, Petrovietnam đã và đang tích cực chuẩn bị hành trang, củng cố đội ngũ và nâng cao năng lực nhằm tăng tốc, bứt phá mạnh mẽ. Với vai trò là Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia, Petrovietnam khẳng định quyết tâm dẫn đầu trong giai đoạn phát triển mới.
(CLO) Chiều ngày 31/12, Công ty CP cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động SXKD năm 2024 và định hướng phát triển cho giai đoạn 2025 – 2027.
(CLO) Sáng ngày 01/01/2025, Vietnam Airlines đã phối hợp với các tỉnh thành trên cả nước tổ chức chương trình chào đón những hành khách đầu tiên của năm 2025.
(CLO) Italy đã công bố khoản đóng góp 13 triệu euro cho Quỹ hỗ trợ năng lượng của Ukraine. Theo Bộ Ngoại giao nước này, khoản viện trợ này nhằm mục đích khôi phục cơ sở hạ tầng năng lượng của quốc gia này, vốn đã bị hư hại do các cuộc tấn công của Nga.
(CLO) Chiều 31/12, tại Hà Nội, hội nghị tổng kết công tác tài chính-ngân sách năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Hội nghị đã ghi nhận kết quả đạt được bao gồm thu ngân sách vượt 2 triệu tỷ đồng. Ngành Hải quan cũng tổng kết mức thặng dư thương mại lên tới 23,75 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.
(CLO) Vàng đã sẵn sàng cho một đợt tăng giá đột biến hàng năm hơn 26%, mức tăng hàng năm lớn nhất kể từ năm 2010, do nhu cầu tài sản trú ẩn an toàn và việc cắt giảm lãi suất của các ngân hàng trung ương, mặc dù tâm lý có thể trở nên thận trọng hơn tùy thuộc vào các thay đổi chính sách dưới thời Tổng thống Trump nhiệm kỳ hai.