Thủ tướng: Không chủ trương lấy đất lúa để làm sân golf

Thứ tư, 15/03/2017 21:25 PM - 0 Trả lời

Sáng 15/3, tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị Giải pháp phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).

(CLO) Sáng 15/3, tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị Giải pháp phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).

[caption id="attachment_154300" align="aligncenter" width="640"]Báo Công luận Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị bàn giải pháp phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo vùng ĐBSCL. Ảnh: VGP[/caption]

Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành và các địa phương liên quan; đại diện các Hiệp hội, cơ sở nghiên cứu và các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân trong vùng.

Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2016, các doanh nghiệp đã xuất khẩu hơn 4,8 triệu tấn gạo, trị giá 2,1 tỷ USD, trong đó vùng ĐBSCL chiếm hơn 50% sản lượng và hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Ước tính 2 tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu gần 800.000 tấn gạo, trị giá hơn 328 triệu USD, giảm 18,5% về lượng và 21,4% về trị giá so với cùng kỳ.

Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, ngành hàng lúa gạo đã và đang đối mặt với những thách thức to lớn, đe dọa tới sự phát triển bền vững và nguồn thu nhập chính của hàng chục triệu người dân. Đặc biệt là tại ĐBSCL, biến đổi khí hậu, khô hạn, nước biển dâng, xâm nhập mặn và sự thay đổi về nguồn nước ở thượng nguồn sông Mekong do hoạt động kinh tế của các quốc gia đầu nguồn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất lúa gạo của Việt Nam.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nêu thực trạng của ngành sản xuất lúa gạo, đề cập các giải pháp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm phát triển bền vững ngành hàng quan trọng này. Trong đó, trọng tâm là vấn đề quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu sản xuất sao cho phù hợp, đẩy mạnh mối liên kết, tạo ra giá trị gia tăng cao, phân chia lại lợi nhuận một cách hợp lý trong chuỗi ngành hàng…

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, vẫn đất đai ấy, vẫn con người ấy nhưng trước Đổi mới, dân ta thiếu đói nghiêm trọng. Nhờ Đổi mới với một loạt chính sách quan trọng như Khoán 10, Chỉ thị 100, tự do lưu thông lương thực, đến nay chúng ta đã bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu hàng triệu tấn gạo mỗi năm.

Tuy vậy, Thủ tướng cũng cho rằng, hiệu quả trồng lúa của nước ta còn thấp, kể cả sản xuất 3 vụ/năm, lãi gộp cao nhất của nông dân cũng chưa đến 30 triệu đồng/ha. Sản xuất lúa sử dụng nhiều lao động, vật tư, sử dụng nhiều tài nguyên đất và nước, nông dân sản xuất quy mô nhỏ, giá thành gạo cao hơn so với thế giới. Lúa gạo Việt Nam chưa qua chế biến sâu, chất lượng không đồng đều, chưa có thương hiệu nổi tiếng…

[caption id="attachment_154301" align="aligncenter" width="640"]Báo Công luận Thủ tướng tham quan các sản phẩm gạo. Ảnh: VGP[/caption]

Nhấn mạnh nông nghiệp Việt Nam luôn là trụ đỡ của nền kinh tế, Thủ tướng nêu rõ: Lúa gạo ở Việt Nam, đặc biệt ĐBSCL tiếp tục được khẳng định trong bảo đảm an ninh lương thực tầm quốc gia và quốc tế. Lúa gạo vẫn là một trong những loại nông sản chiến lược mà Việt Nam có lợi thế; nếu chúng ta sản xuất lớn, áp dụng công nghệ và quản lý phù hợp, kết hợp chế biến sâu, tiếp thị tốt thì hiệu quả kinh tế ngành lúa gạo còn tăng nhiều lần.

Từ phân tích này, Thủ tướng cho rằng, ngành lúa gạo Việt Nam đang đứng trước giờ G của công cuộc đổi mới, đòi hỏi một tư duy kiến tạo toàn diện từ nền tảng thể chế, chính sách, pháp luật đến cấu trúc vận hành, phương thức quản trị và công nghệ sản xuất. Chính vì vậy, ngành lúa gạo Việt Nam cần một tầm nhìn mới, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa để hạt gạo Việt Nam đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở châu Á và thế giới, từ đó đem lại giá trị gia tăng tốt nhất cho người nông dân trồng lúa ở Việt Nam cũng như các doanh nghiệp làm lúa gạo.

Thủ tướng nêu rõ, Việt Nam sẽ không chỉ là một quốc gia xuất khẩu lúa gạo đạt mức kim ngạch hàng đầu thế giới mà chúng ta phải phấn đấu trong 10- 20 năm tới, hạt gạo do người nông dân và doanh nghiệp Việt Nam sản xuất ra sẽ đem lại những giá trị gia tăng tốt nhất dựa trên việc đáp ứng một cách tinh tế các nhu cầu và tiêu chuẩn phổ quát về dinh dưỡng và dược liệu, góp phần củng cố danh tiếng của một trong những nền văn minh nông nghiệp lâu đời nhất của thế giới.

Thủ tướng đề nghị đổi mới ngành sản xuất lúa gạo bằng các giải pháp đột phá về thể chế, chính sách, cả mô hình phát triển. Theo đó, cần tổ chức sản xuất theo hướng hình thành những cánh đồng mẫu lớn, liên kết doanh nghiệp và nông dân, thuê đất lâu dài; tổ chức các mô hình hợp tác xã kiểu mới cùng với các doanh nghiệp; cơ giới hóa nông nghiệp đi liền với vấn đề đột phá là rút lao động ra khỏi nông nghiệp, nông thôn.

Bên cạnh đó, điều chỉnh mục đích sử dụng đất lúa với tinh thần là vẫn giữ đất lúa nhưng xem xét lại mùa vụ, tính toán xen canh cây, con gì trên đất lúa, chứ không chủ trương lấy đất lúa để làm sân golf.

Nêu thực tế lúa gạo từ nông dân đến nhà máy chế biến trước khi xuất khẩu còn qua nhiều khâu trung gian khiến chi phí lớn, Thủ tướng cho rằng, các địa phương cần có biện pháp không để lúa gạo đi lòng vòng qua nhiều “cò lúa”, thương lái rồi mới đến nhà máy chế biến; thay vào đó phải có biện pháp thông qua hợp tác xã để giải quyết khâu phân phối, lưu thông.

Thủ tướng cũng lưu ý đến việc chú trọng khoa học công nghệ, trước hết là khâu giống để có bộ giống ổn định, chống được sâu bệnh, chất lượng cao. Cùng với đó, phải chú trọng hơn nữa thị trường 100 triệu dân của Việt Nam, không để tình trạng “xâm thực” gạo nước ngoài nằm đầy kệ tại các cửa hàng, siêu thị.

Về chi phí lãi vay ngân hàng trong đầu tư, trong thu mua, chế biến lúa gạo còn cao, chưa có cơ cấu tín dụng hợp lý, Thủ tướng yêu cầu ngành ngân hàng cần tính toán để hỗ trợ sản xuất lúa gạo theo hướng tăng tín dụng và tăng hạn mức cho vay.

[caption id="attachment_154302" align="aligncenter" width="640"]Báo Công luận Thủ tướng thăm dây chuyền sản xuất của Công ty cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang. Ảnh: VGP[/caption]

Về thể chế, Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và PTTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm trình Chính phủ và báo cáo Quốc hội xem xét sửa Điều 109 Luật Đất đai, trước hết là có một số chính sách quy định phù hợp để mở rộng hạn điền. Chính sách đó cần lưu ý việc bồi thường thỏa đáng cho người dân khi thu hồi đất trên tinh thần khuyến khích mạnh mẽ hơn cánh đồng mẫu lớn; mở rộng, khuyến khích đầu tư tư nhân vào nông nghiệp; mở rộng quyền sử dụng đất và bảo hộ quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp tư nhân.

Thủ tướng cũng đề nghị không đưa nhiều quy định phức tạp trong xuất khẩu gạo, không quy hoạch thương nhân xuất khẩu gạo, không nên trao cho Hiệp hội Lương thực VFA nhiều quyền không nên có như quy định giá sàn, phân phối hạn ngạch cứng 80% để bảo đảm kinh tế thị trường và chỉnh sửa một số nghị định liên quan đến đất trồng lúa, về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn...

Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm mô hình chế biến, sản xuất tại Công ty cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang tại huyện Châu Phú.

Thế Vũ

Tin khác

Đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam vào những dự án trọng điểm quốc gia

Đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam vào những dự án trọng điểm quốc gia

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam, tập trung vào những dự án trọng điểm quốc gia, quy mô lớn như các dự án về: Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển giao thông chiến lược, đường sắt đô thị, năng lượng tái tạo, truyền tải điện, nông nghiệp thông minh...

Tin tức
Đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, cấp phép sản xuất cho doanh nghiệp

Đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, cấp phép sản xuất cho doanh nghiệp

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, tổng hợp đầy đủ các ý kiến, báo cáo Thủ tướng giải pháp với đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện.

Tin tức
Xác định rõ sản phẩm đầu ra của Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Xác định rõ sản phẩm đầu ra của Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

(CLO) Về Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý cần phải xác định rõ sản phẩm đầu ra của Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ đối với những nội dung vượt thẩm quyền của các Bộ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Tin tức
KEIDANREN và các doanh nghiệp cần tăng cường kết nối kinh tế giữa Việt Nam - Nhật Bản

KEIDANREN và các doanh nghiệp cần tăng cường kết nối kinh tế giữa Việt Nam - Nhật Bản

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị, Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDANREN) và các doanh nghiệp tiếp tục tăng cường kết nối kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản, mở rộng các hoạt động hợp tác đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực ưu tiên.

Tin tức
Phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

Phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

(CLO) Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 – 06/01/2026). Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Vương Đình Huệ dự chỉ đạo buổi Lễ.

Tin tức