(CLO) Theo Thủ tướng, trước thời cơ thuận lợi và khó khăn thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn; chúng ta phải giữ vững bình tĩnh, đánh giá đúng nội lực để tự tin, chủ động, không lơ là, chủ quan, trong điều hành thì chuyển trạng thái không giật cục, không nới lỏng quá cũng không siết chặt
Phát biểu kết luận Hội nghị về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay (chiều 12/9/2022), Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Về dự báo thời gian tới, tình hình thế giới tiếp tục biến động rất nhanh, phức tạp, khó dự báo và tác động, ảnh hưởng sâu sắc trên nhiều phương diện đến kinh tế toàn cầu và từng quốc gia, trong đó có Việt Nam. Thời cơ thuận lợi và khó khăn thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn.
“Chúng ta phải giữ vững bình tĩnh, đánh giá đúng nội lực để tự tin, chủ động, không lơ là, chủ quan, trong điều hành thì chuyển trạng thái không giật cục, không nới lỏng quá cũng không siết chặt; những gì được thực hiện hiệu quả, được thực tế chứng minh là đúng thì tiếp tục thực hiện, kiên định các vấn đề có tính nguyên tắc nhưng linh hoạt trong các vấn đề cụ thể”, Thủ tướng nói.
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh 5 nguyên tắc: Phải giữ vững sự ổn định trong sự bất định; giữ vững thế chủ động trong sự bị động; giữ được kiên định và nhất quán trong bối cảnh chuyển đổi và xáo trộn; thiết lập công cụ quản lý rủi ro trong suy thoái và khủng hoảng là thuộc tính đương nhiên của kinh tế thị trường; xây dựng phòng tuyến hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế trong hội nhập sâu rộng.
Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, Thủ tướng khái quát 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu và yêu cầu các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động tập trung triển khai thực hiện, bao gồm:
1. Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, nhưng bảo đảm thận trọng, chặt chẽ, hiệu quả; phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khoá để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bảo đảm ổn định tỷ giá, thị trường tiền tệ, ngoại hối; tăng trưởng tín dụng hợp lý.
2. Tiếp tục thực hiện chính sách tài khoá mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm hiệu quả, hỗ trợ tích cực, hiệu quả chính sách tiền tệ. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia.
Tiếp tục rà soát, cắt giảm các loại thuế, phí, lệ phí phù hợp. Tăng cường kỷ luật tài chính – ngân sách Nhà nước ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương; tăng thu, tiết kiệm chi. Tăng cường quản lý nợ công và bảo đảm khả năng trả nợ, bảo đảm an toàn nợ công (tỉ lệ nợ công tiếp tục xu hướng giảm từ khoảng 64% GDP năm 2016 còn khoảng 43% hiện nay).
Tăng cường công khai, minh bạch, phát triển ổn định, lành mạnh thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp để tạo kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế, trong đó sớm ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 153 về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.
3. Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát thị trường, giá cả, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất, đời sống như xăng dầu.
4. Đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa, thúc đẩy cầu nội địa (bằng đầu tư hạ tầng chiến lược, thu hút đầu tư, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập người dân), đồng thời đa dạng hóa các thị trường quốc tế, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam, thúc đẩy xuất khẩu và thặng dư thương mại bền vững.
5. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách để khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển bền vững. Phát triển du lịch, dịch vụ, nghiên cứu chính sách visa phù hợp.
6. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, đổi mới công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thích ứng biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng, nâng cao sức cạnh tranh và khả năng chống chịu của nền kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực này. Xây dựng chính sách khuyến khích phát triển ngành công nghiệp chuyển đổi năng lượng.
7. Nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành, sự phối hợp và công tác điều phối chính sách kinh tế vĩ mô nhằm bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả, linh hoạt giữa các công cụ chính sách. Khẩn trương kiện toàn Ban chỉ đạo liên ngành về quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô.
8. Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; qua đó vừa góp phần tạo nền tảng cho phát triển bền vững, vừa góp phần củng cố niềm tin trong nhân dân.
9. Tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương, chính sách về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.
10. Chú trọng hơn nữa đến phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, đời sống nhân dân; tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền. Xác định con người là trung tâm, chủ thể, là mục tiêu, động lực và nguồn lực phát triển; không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội, môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
11. Đẩy mạnh thông tin truyền thông, góp phần tạo đồng thuận xã hội và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp ủng hộ, tham gia tích cực trong thực hiện mục tiêu ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
12. Kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và bảo đảm sức khỏe người dân, coi tính mạng, sức khỏe người dân là trên hết, trước hết; đẩy mạnh tiêm vaccine phòng COVID-19 và bảo đảm đủ thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế.
13. Đẩy mạnh hợp tác công tư để thu hút các nguồn lực cho phát triển hạ tầng chiến lược, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
CLO) Chiều 22/11, Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký quyết định số 1458 giao ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, giữ chức vụ Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, nhiệm kỳ 2021-2026.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) Chiều 22/11, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Lễ trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đinh Thế Huynh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư khóa XII.
(CLO) Quyết định nêu rõ hai phi công được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì "đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc."
(CLO) Đánh giá cao vai trò và tầm ảnh hưởng chính trị ngày càng quan trọng của Đảng Cách mạng hiện đại cầm quyền (PRM) tại Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam mong muốn thúc đẩy, tiến tới thiết lập quan hệ chính thức giữa hai Đảng trong thời gian tới.
(CLO) Từ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Dominica đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.