(CLO) Sáng 20/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Hồng, chủ trì Hội nghị lần thứ nhất của Hội đồng. Đây là 1 trong một trong 2 vùng động lực phát triển hàng đầu và là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng.
Cùng tham dự Hội nghị có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; các đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng: Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; các đồng chí lãnh đạo bộ, ngành, cơ quan Trung ương, lãnh đạo các tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Hồng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Hồng.
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông đã công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH); Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày kế hoạch triển khai hoạt động Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Hồng 6 tháng cuối năm 2023.
Vùng đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng cho rằng, việc Thủ tướng Chính phủ là Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng ĐBSH thể hiện sự quan tâm sâu sắc của người đứng đầu Chính phủ đối với vùng ĐBSH, một trong 2 vùng động lực phát triển hàng đầu và là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước.
Quyết định 826 về thành lập Hội đồng điều phối vùng ĐBSH đã đề ra 12 nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng, trong đó nhấn mạnh việc điều phối phải bảo đảm nguyên tắc đồng thuận, bình đẳng, công khai, minh bạch, phù hợp với quy định của pháp luật. Đồng thời, Quyết định 45 về ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối vùng đã quy định 7 phương thức điều phối về: Lập và tổ chức thực hiện quy hoạch; đầu tư phát triển; đào tạo và sử dụng lao động; xây dựng các cơ chế, chính sách; giải quyết vấn đề liên kết vùng; kế hoạch điều phối liên kết vùng; cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin vùng.
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phát biểu tại Hội nghị.
Bộ KH&ĐT đã dự thảo Kế hoạch hoạt động của Hội đồng vùng trong 6 tháng cuối năm 2023, trong đó phân công cho 10 bộ, ngành và các thành viên Hội đồng điều phối vùng với 21 nhiệm vụ và mỗi địa phương 3 nhiệm vụ.
Hội nghị là cơ hội để các đại biểu cùng nhau thảo luận, bàn bạc và xây dựng Quy hoạch vùng ĐBSH thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với tư duy chiến lược, tầm nhìn dài hạn, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả và bền vững, với trọng tâm là đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ hiện đại và nông nghiệp hiệu quả cao, hữu cơ tuần hoàn trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ; chuyển đổi số, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tại hội nghị, để đạt được các mục tiêu chung cho vùng theo định hướng quy hoạch, từng bước hình thành một thể chế liên kết vùng mạnh, hiệu quả, thực hiện nhiệm vụ Thường trực của Hội đồng vùng, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT đề nghị các thành viên Hội đồng và đại biểu tập trung thảo luận vào một số nội dung chủ yếu.
Một là, thảo luận và cho ý kiến về một số định hướng quy hoạch phát triển vùng ĐBSH đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ KH&ĐT đã dự kiến phát triển vùng ĐBSH với 3 nhóm định hướng lớn: 1. Tổ chức không gian phát triển vùng gắn với 4 hành lang kinh tế, 4 vùng động lực, đô thị và cực tăng trưởng, 2 tiểu vùng kinh tế; 2. phát triển 8 ngành, lĩnh vực chủ yếu với trọng tâm là phát triển công nghiệp hiện đại, có lợi thế cạnh tranh của vùng; các ngành dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao về du lịch, công nghệ thông tin, tài chính-ngân hàng, logistics, giáo dục đào tạo, y tế… gắn với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; (3) phát triển kết cấu hạ tầng vùng, với trọng tâm là phát triển hạ tầng trọng yếu về giao thông kết nối liên vùng, như các tuyến đường bộ cao tốc liên vùng và nội vùng, tuyến đường Vành đai 4, Vành đai 5 vùng Thủ đô, tuyến đường sắt tốc độ cao, hạ tầng cảng biển, cảng hàng không…
Các đại biểu dự Hội nghị.
Hai là, nghiên cứu các cơ chế, chính sách huy động hiệu quả nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng, nhất là hạ tầng giao thông, phân cấp cho các địa phương chủ động thực hiện các dự án liên vùng kết nối...
Ba là, tập trung đầu tư xây dựng phát triển hệ thống cảng biển trên địa bàn vùng gắn với xây dựng hệ thống kho bãi, logistics hiện đại.
Bốn là, tập trung giải quyết căn bản các vấn đề môi trường, nhất là rác thải, khí thải, ô nhiễm tại các dòng sông, tình trạng ngập úng ở Hà Nội, Hải Phòng và các đô thị lớn.
Năm là, nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phát triển tiểu vùng phía Nam vùng ĐBSH, nhất là việc tiếp cận nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng; thu hút đầu tư với định hướng phát triển tiểu vùng Nam ĐBSH, tập trung một số lĩnh vực như: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, tuần hoàn; công nghiệp bảo quản chế biến nông sản, công nghiệp hỗ trợ; năng lượng tái tạo; phát triển các khu công nghiệp sinh thái, khu kinh tế ven biển; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh.
Sáu là, tập trung phát triển vùng ĐBSH trở thành trung tâm khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số hàng đầu của cả nước.
Bảy là, nghiên cứu đề xuất các cơ chế đặc thù cho vùng ĐBSH.
Tám là, thảo luận về các danh mục dự án quan trọng liên vùng để chuẩn bị cho giai đoạn 2026-2030 và nguyên tắc, tiêu chí xác định dự án và cách thức bố trí nguồn lực để triển khai thực hiện.
Chín là, tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Mười là, nghiên cứu xây dựng trung tâm dữ liệu vùng, hoàn thiện và chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu chung của các tỉnh, thành phố trực thuộc vùng, nhất là về lĩnh vực môi trường, quản lý đất đai, thu hút đầu tư, các chỉ số phát triển kinh tế-xã hội để phục vụ công tác điều phối liên kết vùng hiệu quả, chính xác, kịp thời.
(CLO) Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) cho biết: Mức thuế 46% của Mỹ sẽ không áp dụng cho tất cả các mặt hàng của Việt Nam đang xuất khẩu sang Mỹ.
(CLO) Cục Thuế, Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các Chi cục Thuế về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước và gia hạn thời hạn nộp một số loại thuế, phí khác.
(CLO) Ngày 3/4, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.
(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét và trao Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI (giai đoạn 2021-2025), nhằm tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
(CLO) Ngày 3/4, trong không khí trang nghiêm và thành kính hướng về cội nguồn dân tộc, tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân (núi Sim) và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ (núi Vặn), thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
(CLO) Dù vượt mục tiêu trong năm 2024, An Phát Holdings (APH) vẫn tỏ ra thận trọng khi trình kế hoạch kinh doanh 2025 với doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm mạnh. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế dự kiến chỉ đạt 60 tỷ đồng, giảm 50% so với năm trước, còn doanh thu hợp nhất dự kiến giảm tới 35%.
(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.
(CLO) Miền Bắc sẽ có hai ngày 3 - 4/4 nắng ấm trước khi đón không khí lạnh, nền nhiệt cao nhất 25 - 27 độ. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay ít mưa, trời nắng, riêng Đông Nam Bộ nắng nóng trở lại.
(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.
(NB&CL) Theo nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nghiệp xây dựng Việt hiện đã làm chủ hoàn toàn công nghệ, biện pháp và thiết bị thi công hạng mục hầm, cầu, điều mong đợi lúc này là Nhà nước sớm ban hành bộ tiêu chuẩn thiết kế, thi công, nghiệm thu cũng như kiểm tra chất lượng vật liệu và hạng mục thi công.
(CLO) Chính phủ Thụy Sĩ hôm thứ Tư đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế cao hơn đối với quốc gia xuất khẩu này so với Liên minh châu Âu (EU).
(CLO) Ngày 3/4, lực lượng chức năng huyện Củ Chi, TP HCM đang phối hợp điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ va chạm giữa container và người phụ nữ đi xe đạp trên đường Phan Văn Khải, huyện Củ Chi.
(CLO) Hôm 3/4, cổ phiếu các công ty công nghệ như Apple đã giảm mạnh sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế mới đối với các nước được ví như "công xưởng thế giới".
(CLO) Ngày 3/4, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.
(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.
(NB&CL) Chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính, sáp nhập tỉnh đặt mục tiêu cao nhất là phát triển đất nước, mở rộng không gian cho đơn vị hành chính mới, phát huy vai trò dẫn dắt của các vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng. Đại biểu Quốc hội, PGS. TS Nguyễn Chu Hồi đã có chia sẻ xung quanh nội dung này.
(CLO) TP Hà Nội vừa phê duyệt hai dự án quan trọng gồm dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3 đoạn qua địa bàn huyện Đông Anh và dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu.
Báo Nhà báo và Công luận trân trọng giới thiệu bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao: Ngày 3/4/2025, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Khamtai Siphandone tại Vientiane, Lào.
Được tin đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào từ trần ngày 2/4/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có Điện chia buồn.
Theo thông báo đặc biệt tối 2/4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ nước CHDCND Lào và Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước, đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước CHDCND Lào, nhà cách mạng lão thành của đảng Nhân dân cách mạng Lào, đã từ trần vào lúc 10h30 ngày 2/4/2025, hưởng thọ 102 tuổi.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Bình Định tập trung triển khai mạnh mẽ, quyết liệt cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy, bảo đảm tiến độ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và tạo sự đồng thuận trong Đảng, trong các cấp chính quyền, trong nhân dân; đồng thời không để ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng, các nhiệm vụ, công việc khác.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Lavrov nhấn mạnh hai nước cần phát huy hơn nữa vai trò của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á –Âu, tập trung triển khai các dự án trọng điểm và phát triển các dự án mới để sớm đưa hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư trở thành trụ cột trong hợp tác Việt Nam – Nga.