Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi 5 thông điệp tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh ASEAN - EU

Thứ tư, 14/12/2022 11:36 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 13/12 (giờ địa phương), tại Thủ đô Brussels, Vương quốc Bỉ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự và phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh ASEAN - EU bên lề Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm ASEAN - EU với chủ đề: "Tăng cường thương mại ASEAN - EU: Phát triển bền vững cho tất cả mọi người".

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra 5 thông điệp quan trọng. Cụ thể, thứ nhất, Thủ tướng kêu gọi tăng cường đoàn kết quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương, hợp tác chặt chẽ, hiệu quả hơn giữa các nước.

thu tuong pham minh chinh gui 5 thong diep tai hoi nghi thuong dinh kinh doanh asean  eu hinh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra 5 thông điệp quan trọng. Ảnh: TTXVN

Thủ tướng cho rằng các đại biểu có thể tham dự hội nghị một cách an toàn và yên ổn là nhờ sự chung tay, đoàn kết quốc tế để kiểm soát được dịch bệnh COVID-19. Tình hình hiện nay cũng có nhiều vấn đề mang tính toàn cầu mà không một nước nào có thể đứng ngoài cuộc hay có thể xử lý một mình.

"ASEAN và các đối tác chiếm gần một nửa dân số và 2/3 GDP toàn cầu. Trong đó, ASEAN và EU có diện tích tương đối lớn với dân số gần một tỷ người, chúng ta cần đoàn kết, cùng suy nghĩ, hành động, cùng hướng tới tương lai", Thủ tướng phát biểu và nêu rõ, các doanh nghiệp cần tăng cường kết nối, các nhà nước cần hài hòa hóa các quy định trên nguyên tắc lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Trong thông điệp thứ hai, Thủ tướng tập trung phân tích về vấn đề biến đổi khí hậu. Theo Thủ tướng, các nền kinh tế sau khi bị bào mòn bởi dịch bệnh COVID-19 lại tiếp tục đối mặt nhiều vấn đề như lạm phát, đứt gãy chuỗi cung ứng, an ninh năng lượng, lương thực… và biến đổi khí hậu.

Thủ tướng cho rằng, biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu nên phải cách tiếp cận toàn cầu, tăng cường đoàn kết quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương; đồng thời biến đổi khí hậu tác động tới mọi người dân nên phải có cách tiếp cận toàn dân, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, mọi chính sách phải hướng tới người dân, doanh nghiệp và người dân, doanh nghiệp phải tích cực tham gia các chính sách này.

thu tuong pham minh chinh gui 5 thong diep tai hoi nghi thuong dinh kinh doanh asean  eu hinh 2

Thủ tướng cho rằng doanh nghiệp phải có nguồn tài chính xanh, công nghệ xanh, quản lý xanh, nhân lực xanh.

Trả lời câu hỏi "doanh nghiệp phải làm gì và nhà nước phải làm gì", Thủ tướng cho rằng doanh nghiệp phải có nguồn tài chính xanh, công nghệ xanh, quản lý xanh, nhân lực xanh. Nhà nước phải thiết lập thể chế phù hợp, hướng tới phát triển kinh tế xanh, bền vững. Các nước phát triển phải giúp đỡ các nước đang phát triển về tài chính, nhân lực, công nghệ, quản trị và thể chế, bảo đảm công bằng, công lý với các nước nghèo, các nước đang phát triển nhưng phải gánh vác trách nhiệm như các nước phát triển trong ứng phó biến đổi khí hậu.

Thứ ba, Thủ tướng cho rằng quan hệ thương mại giữa EU và ASEAN ngày càng phát triển toàn diện về quy mô, phạm vi và tính chất nên các nước phải hoàn thiện hơn nữa hành lang pháp lý, tạo nền tảng, điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp tiếp tục phát huy năng lực, sáng tạo, trách nhiệm, kết nối mạnh mẽ hơn, phát huy các thành quả đã đạt được.

Các nhà nước phải tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong quá trình này với việc đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do, hiệp định bảo hộ đầu tư, tránh đánh thuế 2 lần, thông quan hàng hóa nhanh chóng. Thủ tướng lấy ví dụ Việt Nam và EU đã thực thi Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và các nước EU đang tiếp tục thông qua Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA).

thu tuong pham minh chinh gui 5 thong diep tai hoi nghi thuong dinh kinh doanh asean  eu hinh 3

Đại biểu tham dự Hội nghị.

Thứ tư, Thủ tướng cho rằng các doanh nghiệp phải tập trung vào một số lĩnh vực: Kinh tế số; kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, ứng phó biến đổi khí hậu; an ninh lương thực; an ninh năng lượng; an ninh mạng.

Trong đó, Thủ tướng cho rằng một xu thế quan trọng hiện nay là phát triển điện gió, điện mặt trời, những nguồn năng lượng không bị mất đi dù chiến tranh có xảy ra hay cạnh tranh chiến lược gay gắt. Đồng thời, các doanh nghiệp phải tham gia bảo đảm an sinh xã hội, quan tâm những người yếu thế, không để ai bị bỏ lại phía sau; đề cao văn hóa, đạo đức kinh doanh.

Thứ năm, Thủ tướng khẳng định Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, là bạn tốt, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Là đất nước trải qua nhiều năm chiến tranh, Việt Nam rất yêu chuộng hòa bình, nhất quán quan điểm giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, "không chọn bên, mà chọn công lý và lẽ phải".

Việt Nam nỗ lực xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và chủ động hội nhập quốc tế tích cực, sâu rộng, thực chất, hiệu quả, lấy nội lực (con người, thiên nhiên, truyền thống văn hóa - lịch sử) là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, ngoại lực (như vốn, công nghệ, quản trị, đào tạo nhân lực…) là quan trọng và đột phá.

"Chúng tôi luôn cởi mở chào đón các doanh nghiệp, nhà đầu tư đến đầu tư kinh doanh lâu dài và thành công tại Việt Nam. Chúng tôi cam kết giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đồng thời ổn định chính sách lâu dài để các nhà đầu tư kinh doanh, bảo toàn vốn, có lãi và phát triển", Thủ tướng nhấn mạnh.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

(CLO) Ngày 20/9/2024, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII bước vào ngày làm việc thứ 3 và họp phiên bế mạc. Trong đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10.

Tin tức
Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(CLO) Chiều 20/9/2024, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII họp phiên bế mạc tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Nhà báo và Công luận trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tin tức
Quy định mới: Thi tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng thi

Quy định mới: Thi tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng thi

(CLO) Theo Nghị định số 116/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, Chính phủ quy định việc thi tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng thi.

Tin tức
Kế hoạch triển khai thi đua cao điểm '500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc'

Kế hoạch triển khai thi đua cao điểm '500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc'

(CLO) Mới đây (ngày 19/9/2024), Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1008/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai Đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”. Đợt thi đua cao điểm được triển khai thực hiện từ tháng 8/2024, sơ kết vào tháng 12/2024; tổng kết vào cuối năm 2025.

Tin tức
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên có thêm nhiệm vụ mới

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên có thêm nhiệm vụ mới

(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên được Thủ tướng Chính phủ giao làm Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ lần thứ 5.

Tin tức