(CLO) Để thực hiện tốt công tác phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu phải chủ động, chuẩn bị từ sớm, từ xa, từ trước; thực hiện tốt phương châm "bốn tại chỗ" kết hợp với chi viện, hỗ trợ của Trung ương, các địa phương và cộng đồng quốc tế.
Xảy ra gần 8.000 vụ thiên tai, sự cố
Chiều 10/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo, đánh giá kết quả công tác năm 2022 và thảo luận nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp.
Các báo cáo và ý kiến tại phiên họp đánh giá, thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực và trong nước diễn biến phức tạp; đại dịch COVID-19 gây hậu quả nghiêm trọng; biến đổi khí hậu, sự cố, thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, gây thiệt hại lớn về người tài sản; kinh tế-xã hội trong nước gặp nhiều khó khăn do tác động kép từ bên ngoài và bên trong; phát sinh nhiều thách thức đối với nhiệm vụ phòng thủ dân sự.
Theo thống kê từ 1/1/2022 đến 28/2/2023, thiên tai, sự cố đã xảy ra gần 8.000 vụ, gây thiệt hại lớn về người; riêng thiệt hại vật chất do thiên tai khoảng 5.065 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so cùng kỳ năm 2021.
Đến nay, đã có 58/63 tỉnh và thành phố kiện toàn Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự-phòng chống thiên tai-tìm kiếm cứu nạn; kiện toàn biên chế lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm; ban hành quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra.
Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia, cơ quan phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn các cấp năm 2022 đã huy động hàng trăm nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ, gần 22.000 lượt phương tiện tham gia ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; xử lý hiệu quả 5.378 vụ, cứu được 5.385 người và 342 phương tiện; hướng dẫn hơn 480.000 lượt tàu thuyền với gần 2,3 triệu lượt người di chuyển tránh trú bão, áp thấp nhiệt đới, tổ chức di dời trên 32.000 hộ dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm.
Đơn cử, trong năm 2022, bão số 4 là cơn bão mạnh, đi nhanh, thời gian đổ bổ vào đất liền vào ban đêm, nhưng cả hệ thống chính trị, các lực lượng và người dân đã vào cuộc khẩn trương, đồng bộ, các cơ quan đã cương quyết, quyết liệt, nhất quán vận động, di dời nhân dân ra khỏi nơi nguy hiểm, nên đã giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do bão gây ra…
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự án Luật Phòng thủ dân sự, trình Quốc hội bảo đảm tiến độ và chất lượng; xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện các văn bản dưới luật quy định cơ chế, chính sách, pháp luật về phòng thủ dân sự.
Hoàn thiện Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao sự tích cực, chủ động vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các địa phương và tính chủ động của nhân dân; sự hỗ trợ kịp thời, hiệu quả của các tổ chức chính trị, xã hội, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế trong công tác phòng thủ dân sự, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, dịch bệnh và tìm kiếm cứu nạn.
Theo Thủ tướng, dự báo tình hình biến đổi khí hậu, diễn biến thiên tai ngày càng cực đoan, bất thường; ô nhiễm môi trường, dịch bệnh còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhiều thách thức đang đặt ra cho công tác phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.
Theo Thủ tướng, mục tiêu của công tác phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn phải góp phần quan trọng bảo vệ an ninh, an toàn, tính mạng, bình yên cuộc sống của nhân dân, tài sản của Nhà nước và cá nhân, góp phần đẩy mạnh hợp tác quốc tế một cách thực chất, hiệu quả theo tinh thần Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu phải chủ động, chuẩn bị từ sớm, từ xa, từ trước; thực hiện tốt phương châm "bốn tại chỗ" kết hợp với chi viện, hỗ trợ của Trung ương, các địa phương và cộng đồng quốc tế.
Thời gian tới, cần hoàn thành việc kiện toàn tổ chức cơ quan chỉ huy phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn các cấp. Xây dựng lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm phòng thủ dân sự đảm bảo tinh gọn, hiệu quả. Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác tham mưu, đáp ứng yêu cầu ứng phó kịp thời, chính xác, hiệu quả.
Đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương rà soát, xây dựng phương án, kế hoạch phòng thủ dân sự, kế hoạch ứng phó với thảm họa, sự cố và nhiệm vụ phòng thủ dân sự năm 2023 sát với thực tiễn, phát huy tốt vai trò, chức năng thường trực phòng thủ dân sự, tìm kiếm cứu nạn của cơ quan quân sự các cấp.
Tập trung hoàn thiện Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự, trong đó lấy phòng ngừa là chính, xác định nhiệm vụ phòng thủ dân sự không chỉ của hệ thống chính trị, cấp ủy, chính quyền các cấp mà phải dựa vào người dân, doanh nghiệp; nâng cao nhận thức cộng đồng về hoạt động phòng thủ dân sự, phòng tránh thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, nâng cao khả năng thích ứng với diễn biến, tình hình thiên tai, sự cố của người dân.
Rà soát, đề xuất bổ sung cơ chế chính sách để huy động nguồn lực tham gia phòng thủ dân sự, thu hút nguồn lực xã hội hóa công tác phòng thủ dân sự. Cùng với đó, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự, tìm kiếm cứu nạn, nhất là với các nước trong khu vực về ứng phó với sự cố, thảm họa, tìm kiếm cứu nạn trên biển.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) quyết định mời trọng tài FIFA người Malaysia điều hành trận đấu giữa CLB Hà Nội và Đông Á Thanh Hóa tại vòng 17 LPBank V.League 2024/25, dù trận đấu này có sự hỗ trợ của công nghệ VAR.
(CLO) Chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” sẽ phát sóng trở lại trên VTV1 vào lúc 20h10 ngày thứ Bảy đầu tiên của mỗi tháng, bắt đầu từ ngày 5/3 tới đây.
(CLO) Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.
(CLO) Ngày 2/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng họp phiên thứ ba. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị.
(CLO) Ngày 2/4, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết đang xây dựng kế hoạch điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Báo chí trên mạng xã hội không chỉ là xu hướng mà đã trở thành điều tất yếu, đòi hỏi cách đưa tin ngắn gọn, trực quan và phù hợp với thói quen người dùng.
(CLO) Ngày 2/4, Israel tuyên bố mở rộng chiến dịch quân sự tại Gaza với kế hoạch chiếm giữ các khu vực rộng lớn hơn và đưa vào vùng an ninh do nước này kiểm soát.
(CLO) Chính quyền Trung Quốc vừa cấp giấy phép đầu tiên cho dịch vụ taxi bay không người lái, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc phát triển giao thông hàng không tầm thấp.
(CLO) Nga đẩy mạnh tuyển quân với đợt nhập ngũ lớn nhất trong nhiều năm, trong khi Đức lần đầu tiên triển khai quân thường trực sát Kaliningrad của Nga, làm gia tăng căng thẳng quân sự ở Đông Âu.
(CLO) Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.
(CLO) Ngày 2/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng họp phiên thứ ba. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị.
(CLO) Ngày 2/4, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười ba, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
(CLO) Ngày 2/4, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Nhà vua Bỉ Philippe cùng Hoàng hậu Mathilde dự lễ khánh thành Tổ hợp Văn phòng dịch vụ hiện đại tại Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong do Tập đoàn Hateco và DEEP C đầu tư. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Nhà vua Bỉ Philippe và Hoàng hậu Mathilde.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng chức năng tập trung khắc phục hậu quả, khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy tại xóm Củi, Quận 8 và xử lý nghiêm vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.
(CLO) Giải Leo núi “Bước chân trên mây” lần thứ II chinh phục Tà Xùa 2025 quy tụ 100 nhà báo, hứa hẹn hành trình thử thách và trải nghiệm thiên nhiên hùng vĩ.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu TP Hà Nội đưa kết quả giải ngân thành tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ để kiểm điểm, khen thưởng, xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời.
Vào 21h ngày 1/4 giờ địa phương (0h ngày 2/4 giờ Hà Nội), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Yerevan, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.
(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 76/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.